Huy động từ phát hành GTCG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh diễn châu (Trang 53 - 62)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-CHI NHÁNH DIỄN

2.2.2.2.Huy động từ phát hành GTCG

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển,nhu cầu về vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất,đổi mới công nghệ,hiện đại hóa sản xuất... ngày càng nhiều.Để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn,các ngân hàng cũng cần có hình thức huy động tương ứng để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu đó.Do vậy,các ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá.Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt giúp ngân hàng có thể chủ động về khối lượng vốn,lãi suất và thời hạn...

Bảng 2.9.Huy động từ phát hành GTCG giai đoạn 2012-2014

(Nguồn: BCTC của ngân hàng giai đoạn 2012-2014)

Biểu đồ 2.7.Huy động từ phát hành GTCG giai đoạn 2012-2014

Phát hành GTCG có sự tăng lên vào năm 2013,tuy nhiên sự tăng lên không đáng kể,chỉ tăng 2,81% so với năm 2012.Tuy nhiên,đến năm 2014 lại có sự giảm mạnh.Cụ thể,giảm 11,167 triệu,tương ứng với 49,84% so với năm 2013.Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm này,việc huy động bằng tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế tăng mạnh.Mặt khác,việc phát hành GTCG có chi phí huy động cao hơn chi phí huy động bằng các hình thức khác nên ngân hàng chưa đẩy mạnh huy động bằng hình thức này.

2.2.2.3.Huy động từ các tổ chức tín dụng khác

Bảng 2.10.Huy động từ tiền gửi và vay các TCTD khác giai đoạn 2012-2014

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: BCTC của ngân hàng giai đoạn 2012-2014)

Biểu đồ 2.8. Huy động từ tiền gửi và vay các TCTD khác giai đoạn 2012-2014

Tuy tiền gửi và vay các TCTD khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng để thực hiện việc thanh toán qua lại giữa các ngân hàng với nhau trên địa bàn thì chi nhánh cũng đã có những nỗ lực trong việc tạo ra mối quan hệ hợp tác với các TCTD khác nhằm gia tăng khoản huy động này.Tuy nhiên,những nỗ lực này chưa đạt kết quả cao.Tiền gửi và vay các TCTD khác giảm dần qua các năm.Năm 2013,khoản mục này giảm 2,236 triệu,tương ứng với 22,57% so với năm 2012.Năm 2014 lại tiếp tục giảm 2,097 triệu,tương ứng với 27,63% so với năm 2013.Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trong những năm

sau khá lớn,rất nhiều ngân hàng đã phát huy tối đa nguồn huy động vốn của mình để đáp ứng nhu cầu này và rút tiền gửi tại các ngân hàng khác.

Tiền gửi và vay các TCTD khác tăng về giá trị nhưng lại giảm về tỷ trọng qua các năm.Nguyên nhân của tình trạng này là do tốc độ tăng của nguồn tiền gửi,tiền vay các TCTD khác thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn huy động.

2.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Việc sử dụng chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn là hết sức quan trọng đối với ngân hàng.Từ những kết quả đó,ngân hàng sẽ biết được thức tế tình hình hoạt động nói chung và tình hình huy động vốn nói riêng của mình để tìm thấy những vấn đề cần quan tâm.Từ đó đề ra những giải pháp khắc phục khó khăn đồng thời nâng cao vốn huy động của ngân hàng,góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.11.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu VHĐ/Vốn tự có:

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng tính trên một đồng vốn tự có.Năm 2012,tỷ số này là 6,42;sang năm 2013 tăng lên là 8,78 nhưng đến năm 2014 lại giảm còn 8,75.Tuy nhiên,tỷ số này giảm đi không đáng kể.Con số này cho thấy khả năng huy động vốn so với vốn tự có của ngân hàng khá tốt.

Chỉ tiêu VHĐ/Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy động được so với tổng nguồn vốn,cho thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ huy động.

Chỉ tiêu này ở cả 3 năm đầu khá cao (trên 80%).Chỉ tiêu này càng cao cho thấy nguồn vốn huy động đang giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.

Chỉ tiêu Dư nợ/VHĐ

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động.Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng so với nguồn vốn huy động được.

Ta thấy vốn huy động của ngân hàng đã đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn ngày càng cao trong điều kiện nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển. Điều này thể hiện qua các năm: Năm 2012 là 75,97% năm 2013 là 74,54% và năm 2014 là 71,58%; qua đó cho thấy trong những năm qua nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt hiệu quả khá tốt, nó đã góp phần đáng kể trong việc gia tăng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.

Chỉ tiêu Tỷ lệ chi phí HĐV/Tổng chi phí:

Chỉ tiêu này đánh giá chi phí của ngân hàng phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn so với tổng chi phí hoạt động.

Năm 2012,tỷ lệ này là 63,48%,sang năm 2014 giảm xuống còn 58,78%.Đến năm 2014 lại tăng lên là 66,55%.Tỷ lệ này qua 3 năm cho thấy chi phí bỏ ra cho hoạt động huy động vốn tương đối cao.Ngân hàng cần có các biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn nhưng vẫn đảm bảo tối thiểu hóa chi phí.

Chỉ tiêu Tỷ lệ doanh số HĐV/Doanh số cho vay:

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Chỉ tiêu này ở cả 3 năm đều lớn hơn 1 cho thấy ngân hàng sử dụng vốn chưa hợp lí,số vốn huy động về còn dư thừa chưa sử dụng hết.Như vậy,ngân hàng cần có các biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Chỉ tiêu Tỷ lệ chênh lệch thu chi/Tổng doanh thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này cho thấy tỷ lệ thu nhập ròng từ hoạt động cho vay và huy động vốn trên tổng doanh thu.

Chỉ tiêu này qua 3 năm chưa cao cho thấy thu nhập từ hoạt động cho vay và huy động vốn trên tổng doanh thu chưa cao.

Vòng quay VHĐ:

Ta thấy vòng quay vốn huy động tăng rồi giảm qua các năm.Cụ thể,năm 2012 là 9,39 vòng,sang năm 2013 là 9,84 vòng nhưng đến năm 2014 giảm còn 9,35 vòng.Tuy nhiên sự biến động tăng giảm không đáng kể.

Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Khi ngân hàng tổ chức tốt công tác huy động vốn thì cũng cần chú ý tới hoạt động sử dụng vốn sao cho hệ số sử dụng vốn càng cao thì ngân hàng càng có lợi.Nhưng bên cạnh đó cũng cần xem xét các khách hàng có đủ điều kiện vay vốn để đảm bảo tính an toàn cho nguồn vốn vay.Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.12.Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn giai đoạn 2012-2014

ĐVT: triệu đồng

Qua bảng ta thấy trong cả 3 năm Chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn. công suất. Năm 2012 dư nợ là 503,125 triệu, nguồn vốn huy động được là 662,249 triệu, hệ số sử dụng nguồn đạt 75,97%. Năm 2013 dư nợ tăng lên 58,983 triệu, nguồn vốn huy động cũng tăng lên 91,882 triệu đồng, hệ số sử dụng nguồn đạt 74,54% giảm 1,88% so với năm 2011. Sang năm 2013 dư nợ tăng lên 53,032 triệu,nguồn vốn huy động tăng 105,185 triệu,hệ số sử dụng nguồn là 71,58%.Bên cạnh đó thì cả 3 năm phần dư của huy động vốn so với sử dụng vốn còn khá lớn.Năm 2012 thừa vốn là 159,124 triệu.Năm 2013 là 192,023 triệu,tăng 20,66% so với năm 2012.Năm 2014 là 52,153 triệu,tăng 27,16% so với năm 2013. Điều này cho thấy Chi nhánh cần phải xem xét chiến lược kinh doanh của mình để tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, Chi nhánh nên tìm các biện pháp khắc phục để đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác sử dụng vốn những năm tới.

Như vậy, tốc độ huy động vốn của Chi nhánh đều tăng, đó là một thành tích đáng khích lệ, điều này đã góp phần nâng cao tính chủ động về nguồn vốn của Chi nhánh

2.3.Đánh giá thực trạng huy động vốn tại ngân hàng

2.3.1.Các kết quả đạt được

Trong những năm qua NHNo & PTNT chi nhánh Diễn Châu đã đạt được những thành công nhất định :

• Các sản phẩm huy động vốn ngày càng được nâng cao về chất lượng và số lượng. Ngoài hình thức huy động truyền thống thì NHNo&PTNT Diễn Châu đã bổ sung thêm nhiều hình thức như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm khuyến mãi, phát hành các giấy tờ có giá với các phương thức trả lãi trước, trong và sau kỳ hạn đa dạng , phong phú.

• Cơ cấu nguồn huy động ngày càng hợp lý. Chi nhánh đã linh hoạt với những thay đổi của nền kinh tế thị trường, hoạt động không chỉ hướng tới khối công thương nghiệp mà đã phát triển theo hướng đa năng, chủ trương liên kết, hợp tác với tất cả các thành phần kinh tế. Do vây, chiến lược huy động cũng có từng bước chuyển dịch. Vốn huy động của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, tiền gửi ngắn hạn với chi phí lãi thấp có tỷ trọng ngăy càng cao, phát hành giấy tờ có giá ngày càng thu hút được nhiều hơn nữa sự quan tâm của khách hàng.

• Ngân hàng đã luôn coi trọng đầu tư tín dụng, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu trong kinh doanh, đảm bảo được dư nợ tăng trưởng an toàn và có hiệu quả. Cán bộ luôn bám sát địa bàn, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đầu tư vốn ngắn hạn, trung và dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của các hộ sản xuất nói riêng một cách hợp lý. Với tác phong giao dịch và thái độ phục vụ văn minh lịch sự, hàng năm số lượng khách hàng của Ngân hàng tăng nhanh.

• Trong thời gian qua, NHNo & PTNT chi nhánh Diễn Châu đã phát huy tốt vai trò của công cụ lãi suất, nắm bắt kịp thời sự biến động lãi suất của thị trường, áp dụng biểu lãi suất linh hoạt trong phạm vi quyền hạn được phép của chi nhánh để

thu hút được khách hàng mới, vừa đảm bảo yêu cầu hiệu quả trong kinh doanh để phát triển ổn định lâu dài.

• Chi nhánh đã luôn làm tốt khâu thanh toán từ ngoại tệ đến nội tệ, công tác thu chi tiền mặt và thanh toán nhanh chóng, an toàn, chính xác theo đúng yêu cầu của các đơn vị kinh tế và dân cư, đa dạng hoá các thể thức thanh toán do đó đã thu hút được các khách hàng có nguồn vốn thanh toán lớn qua Chi nhánh.

• Chi nhánh đã có nhiều biện pháp tích cực cải tiến quy trình nghiệp vụ, đổi mới tác phong giao dịch. Điều đó đã góp phần đưa tốc độ phát triển nguồn vốn huy động của Chi nhánh ngày một tăng cao. Trong công tác huy động vốn Chi nhánh đã có nhiều biện pháp tổ chức thực hiện các mục tiêu chiến lược khách hàng như khuyến khích khách hàng bằng lợi ích vật chất, bằng cách tặng quà cho cho khách hàng đến gửi tiền (tiết kiệm dự thưởng), tham dự các chương trình rút thăm trúng thưởng. Tiếp tục cũng cố và phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền thống, những đơn vị có nguồn vốn lớn, thông qua việc làm công tác thanh toán sao cho nhanh chóng, thuận lợi và chu đáo. Đồng thời mở rộng mối quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức. Với phương châm duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

• Chi nhánh đã có chính sách khuyến khích cán bộ huy động vốn bằng cách giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng CBCNV, có cơ chế khen thưởng kịp thời cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác huy động vốn.

• Chi nhánh đã hiện đại hóa công nghệ thông tin, số liêu được cập nhật theo từng bút toán qua hệ thống phần mềm riêng dẫn đến việc cập nhật số liệu trong công tác thông tin báo cáo một cách kịp thời và chính xác.

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1.Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua thì hoạt động của chi nhánh còn tồn tại một số hạn chế như sau :

- Ngân hàng chưa tận dụng hết khả năng huy động vốn trên địa bàn, ta thấy chi nhánh có thể huy động được nhiều hơn, làm cơ sở cho việc mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh. Hiện tại công cụ huy động của chi nhánh chưa đa dạng, các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh còn đơn điệu, nghèo nàn.

- Lãi suất chưa thực sự cạnh tranh. Ngoài việc đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn chi nhánh chưa có nhiều các biện pháp hỗ trợ đi kèm như khuyến mại, tặng quà cho khách hàng khi họ đến gửi tiền.

- Hiện tại chi nhánh đã thực hiện hiện đại hóa, các công việc đều được xử lý trên máy. Tuy nhiên đôi khi vẫn xảy ra các sự cố kỹ thuật làm chậm trễ quá trình giao dịch, gây ảnh hưởng cho khách hàng. Hơn nữa, trình độ của cán bộ còn chưa thích ứng với các kỹ thuật hiện đại.

- Công tác chăm sóc khách hàng còn yếu, chưa quan tâm đúng mức việc giữ khách hàng với Ngân hàng, chưa có chính sách và giải pháp cụ thể , chỉ dừng lại ở mức đơn lẻ.

- Công tác Marketing, tuyên truyền quảng cáo của chi nhánh còn chưa đem lại hiệu quả cao. Các biển quảng cáo, khẩu hiệu, băng rôn giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng chưa thu hút được sự quan tâm của người dân.

- Về thời gian giao dịch : thời gian giao dịch của Ngân hàng (từ 7h30 đến 11h30 và từ 13h đến 16h30) thường trùng khớp với thời gian làm việc của nhân viên công chức và cũng nghỉ thứ 7, chủ nhật khiến họ rất khó sắp xếp thời gian đến giao dịch tại Ngân hàng. Điều này làm giảm phần nào lượng khách có thu nhập ổn định đến gửi tiền tại Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.2.Nguyên nhân

Có thể rút ra một số nguyên nhân của những tồn tại trên ở chi nhánh như sau :

Nguyên nhân khách quan :

- Do điều kiện không thuận lợi như chỉ số giá tiêu dùng tăng, giá bất động sản và vàng có những biến động bất lợi, ...khiến cho khách hàng không có nhiều nguồn tiền nhàn rỗi để gửi vào Ngân hàng cũng như tình trạng rút vốn khỏi Ngân hàng để đầu tư sang các lĩnh vực khác như mua bất động sản, tích trữ vàng,....

- Do mức thu nhập của người dân trên địa bàn còn thấp cũng như thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Điều kiện môi trường kinh doanh của Ngân hàng trên địa bàn chưa thực sự thuận lợi : cơ cấu kinh tế đã có chuyển dịch tích cực nhưng chưa có sự bứt phá, người dân vẫn chủ yếu làm nông nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch tốc độ phát triển còn thấp, cơ

sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư nhưng tốc độ còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ chế thu hút vốn đầu tư còn hạn chế.

Nguyên nhân chủ quan :

- Thủ thục giấy tờ còn khá phức tạp, chưa thực sự đơn giản. Công nghệ tin học hiện đại đã được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhưng các thủ tục giấy tờ, nhất là trong quy trình gửi và lĩnh tiền của khách hàng chủ yếu vẫn là thủ công, chưa được cải tiến nhiều. Chẳng hạn khi khách hàng cần lĩnh tiền mặt, chỉ cần viết sai

một chi tiết nhỏ trong "Giấy lĩnh tiền mặt" thì phải viết lại từ đầu, điều này gây tâmlý khó chịu cho khách hàng khi đến với Ngân hàng.

- Khung giờ làm việc của Ngân hàng chưa linh động và hợp lý khiến Ngân hàng mất đi một lượng lớn khách hàng là cán bộ công nhân viên chức nhà nước.

- Công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm, hình ảnh, thương hiệu còn chưa được

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh diễn châu (Trang 53 - 62)