SCL và SDA là 2 đường giao xung nhịp và dữ liệu của giao diện I2C mà chúng ta đã tìm hiểu trong bài TWI của AVR.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU MA TRẬN LED (Trang 80 - 94)

ta đã tìm hiểu trong bài TWI của AVR.

Có thể kết nối DS1307 bằng một mạch điện đơn giản như trong hình 2.

Hình 2. Mạch ứng dụng đơn giản của DS1307.

Cấu tạo bên trong DS1307 bao gồm một số thành phần như mạch nguồn, mạch dao động, mạch điều khiển logic, mạch giao điện I2C, con trỏđịa chỉ và các thanh ghi (hay RAM). Do đa số các thành phần bên trong DS1307 là thành phần “cứng” nên chúng ta không có quá nhiều việc khi sử dụng DS1307. Sử dụng DS1307 chủ yếu là ghi và đọc các thanh ghi của chip này. Vì thế cần hiểu rõ 2 vấn đề cơ bản đó là cấu trúc các thanh ghi và cách truy xuất các thanh ghi này thông qua giao diện I2C. Phần này chúng ta tìm hiểu cấu trúc các thanh ghi trước và cách truy xuất chúng sẽ tìm hiểu trong phần 2, điều khiển DS1307 bằng AVR.

Như tôi đã trình bày, bộ nhớ DS1307 có tất cả 64 thanh ghi 8-bit được đánh địa chỉ từ 0 đến 63 (từ 0x00 đến 0x3F theo hệ hexadecimal). Tuy nhiên, thực chất chỉ có 8 thanh ghi đầu là dùng cho chức năng “đồng hồ” (tôi sẽ gọi là RTC) còn lại 56 thanh ghi bỏ trông có thể được dùng chứa biến tạm như RAM nếu muốn. Bảy thanh ghi đầu tiên chứa thông tin về thời gian của đồng hồ bao gồm: giây (SECONDS), phút

(MINUETS), giờ (HOURS), thứ (DAY), ngày (DATE), tháng (MONTH) và năm (YEAR). Việc ghi giá trị vào 7 thanh ghi này tương đương với việc “cài đặt” thời gian khởi động cho RTC. Việc đọc giá từ 7 thanh ghi là đọc thời gian thực mà chip tạo ra. Ví dụ, lúc khởi động chương trình, chúng ta ghi vào thanh ghi “giây” giá trị 42, sau đó 12s chúng ta đọc thanh ghi này, chúng ta thu được giá trị 54. Thanh ghi thứ 8

(CONTROL) là thanh ghi điều khiển xung ngõ ra SQW/OUT (chân 6). Tuy nhiên, do chúng ta không dùng chân SQW/OUT nên có thề bỏ qua thanh ghi thứ 8. Tổ chức bộ

Hình 3. Tổ chức bộ nhớ của DS1307.

Vì 7 thanh ghi đầu tiên là quan trọng nhất trong hoạt động của DS1307, chúng ta sẽ khảo sát các thanh ghi này một cách chi tiết. Trước hết hãy quan sát tổ chức theo từng bit của các thanh ghi này như trong hình 4.

Hình 4. Tổ chức các thanh ghi thời gian.

Điều đầu tiên cần chú ý là giá trị thời gian lưu trong các thanh ghi theo dạng BCD. BCD là viết tắt của cụm từ Binary-Coded Decimal, tạm dịch là các số thập phân theo mã nhị phân. Ví dụ bạn muốn cài đặt cho thanh ghi MINUTES giá trị 42. Nếu quy đổi 42 sang mã thập lục phân thì chúng ta thu được 42=0x2A. Theo cách hiểu thông thường chúng ta chỉ cần gán MINUTES=42 hoặc MINUTES=0x2A, tuy nhiên vì các thanh ghi này chứa giá trị BCD nên mọi chuyện sẽ khác, tôi sẽ diễn giải bằng hình 5.

Hình 5. Số BCD.

Với số 42, trước hết nó được tách thành 2 chữ số (digit) 4 và 2. Mỗi chữ số sau đó

được đổi sang mã nhị phân 4-bit. Chữ số 4 được đổi sang mã nhị phân 4-bit là 0100 trong khi 2 được đổi thành 0010. Ghép mã nhị phân của 2 chữ số lại chúng ta thu được mốt số 8 bit, đó là số BCD. Với trường hợp này, số BCD thu được là 01000010 (nhị

phân) = 66. Như vậy, đểđặt số phút 42 cho DS1307 chúng ta cần ghi vào thanh ghi MINUTES giá trị 66 (mã BCD của 42). Tất cả các phần mềm lập trình hay thanh ghi của chip điều khiển đều sử dụng mã nhị phân thông thường, không phải mã BCD, do

đó chúng ta cần viết các chương trình con để quy đổi từ số thập nhị phân (hoặc thập phân thường) sang BCD, phần này sẽ được trình bày trong lúc lập trình giao tiếp với DS1307. Thoạt nhìn, mọi người đều cho rằng số BCD chỉ làm vấn đền thêm rắc rối, tuy nhiên số BCD rất có ưu điểm trong việc hiển thị nhất là khi hiển thị từng chữ số

như hiển thị bằng LED 7 đoạn chẳng hạn. Quay lại ví dụ 42 phút, giả sử chúng ta dùng 2 LED 7-đoạn để hiện thị 2 chữ số của số phút. Khi đọc thanh ghi MINUTES chúng ta thu được giá trị 66 (mã BCD của 42), do 66=01000010 (nhị phân), để hiển thị chúng ta chỉ cần dùng phương pháp tách bit thông thường để tách số 01000010 thành 2 nhóm 0100 và 0010 (tách bằng toán tử shift “>>” của C hoặc instruction LSL, LSR trong asm) và xuất trực tiếp 2 nhóm này ra LED vì 0100 = 4 và 0010 =2, rất nhanh chóng. Thậm chí, nếu chúng ta nối 2 LED 7-đoạn trong cùng 1 PORT, việc tách ra từng digit là không cần thiết, để hiển thị cả số, chỉ cần xuất trực tiếp ra PORT. Như vậy, với số

BCD, việc tách và hiển thị digit được thực hiện rất dễ dàng, không cần thực hiện phép chia (rất tốn thời gian thực thi) cho cơ số 10, 100, 1000…như trong trường hợp số

thập phân.

Thanh ghi giây (SECONDS): thanh ghi này là thanh ghi đầu tiên trong bộ nhớ của DS1307, địa chỉ của nó là 0x00. Bốn bit thấp của thanh ghi này chứa mã BCD 4-bit của chữ số hàng đơn vị của giá trị giây. Do giá trị cao nhất của chữ số hàng chục là 5 (không có giây 60 !) nên chỉ cần 3 bit (các bit SECONDS6:4) là có thể mã hóa được (số 5 =101, 3 bit). Bit cao nhất, bit 7, trong thanh ghi này là 1 điều khiển có tên CH (Clock halt – treo đồng hồ), nếu bit này được set bằng 1 bộ dao động trong chip bị vô hiệu hóa, đồng hồ không hoạt động. Vì vậy, nhất thiết phải reset bit này xuống 0 ngay

từđầu.

Thanh ghi phút (MINUTES): có địa chỉ 0x01, chứa giá trị phút của đồng hồ. Tương tự thanh ghi SECONDS, chỉ có 7 bit của thanh ghi này được dùng lưu mã BCD của phút, bit 7 luôn luôn bằng 0.

Thanh ghi giờ (HOURS): có thể nói đây là thanh ghi phức tạp nhất trong

DS1307. Thanh ghi này có địa chỉ 0x02. Trước hết 4-bits thấp của thanh ghi này được dùng cho chữ số hàng đơn vị của giờ. Do DS1307 hỗ trợ 2 loại hệ thống hiển thị giờ

(gọi là mode) là 12h (1h đến 12h) và 24h (1h đến 24h) giờ, bit6 (màu green trong hình 4) xác lập hệ thống giờ. Nếu bit6=0 thì hệ thống 24h được chọn, khi đó 2 bit cao 5 và 4 dùng mã hóa chữ số hàng chục của giá trị giờ. Do giá trị lớn nhất của chữ số hàng chục trong trường hợp này là 2 (=10, nhị phân) nên 2 bit 5 và 4 là đủ để mã hóa. Nếu bit6=1 thì hệ thống 12h được chọn, với trường hợp này chỉ có bit 4 dùng mã hóa chữ

số hàng chục của giờ, bit 5 (màu orange trong hình 4) chỉ buổi trong ngày, AM hoặc PM. Bit5 =0 là AM và bit5=1 là PM. Bit 7 luôn bằng 0. (thiết kế này hơi dở, nếu dời hẳn 2 bit mode và A-P sang 2 bit 7 và 6 thì sẽđơn giản hơn).

Thanh ghi thứ (DAY – ngày trong tuần): nằm ở địa chĩ 0x03. Thanh ghi DAY chỉ mang giá trị từ 1 đến 7 tương ứng từ Chủ nhật đến thứ 7 trong 1 tuần. Vì thế, chỉ

có 3 bit thấp trong thanh ghi này có nghĩa.

Các thanh ghi còn lại có cấu trúc tương tự, DATE chứa ngày trong tháng (1 đến 31), MONTH chứa tháng (1 đến 12) và YEAR chứa năm (00 đến 99). Chú ý, DS1307 chỉ dùng cho 100 năm, nên giá trị năm chỉ có 2 chữ số, phần đầu của năm do người dùng tự thêm vào (ví dụ 20xx).

Ngoài các thanh ghi trong bộ nhớ, DS1307 còn có một thanh ghi khác nằm riêng gọi là con trỏđịa chỉ hay thanh ghi địa chỉ (Address Register). Giá trị của thanh ghi này là địa chỉ của thanh ghi trong bộ nhớ mà người dùng muốn truy cập. Giá trị của thanh ghi địa chỉ (tức địa chỉ của bộ nhớ) được set trong lệnh Write mà chúng ta sẽ

khảo sát trong phần tiếp theo, AVR và DS1307. Thanh ghi địa chỉđược tôi tô đỏ trong hình 6, cấu trúc DS1307.

Hình 6. Cấu trúc DS1307. II. AVR và DS1307.

Phần này tôi hướng dẫn lập trình điều khiển và giao tiếp với DS1307 bằng AVR, dùng WinAVR. Do DS1307 hoạt động như một Slave I2C, bạn nhất thiết phải đọc lại “Bài 8 - Giao tiếp TWI-I2C”, nhất là là 2 chếđộ Master (Send và Reveive). Tôi sẽ

không đề cập lại toàn bộ giao diện I2C nhưng tóm tắt cách thực hiện với AVR như

sau: để thực hiện cuộc gọi ở chế độ Master, AVR sẽ gởi điều kiện START, tiếp theo là 7 bit địa chỉ Slave (SLA) +1 bit Write/Read, kếđến là quá trình đọc hay ghi dữ liệu giữa Master và Slave bằng các byte dữ liệu 8 bit (có thể chỉ 1 byte hoặc 1 dãy bytes), cứ sau mỗi byte sẽ có 1 bit ACK hoặc NOT ACK. Cuộc gọi kết thúc với việc Master phát điều kiện STOP. Cứ mỗi một quá trình, sẽ có 1 “code” được sinh ra trong thanh ghi trạng thái TWSR, kiểm tra giá trị code này để biết quá trình giao tiếp có thành công không. Bạn cần nhơ dãy code thành công khi Master truyền dữ liệu là: 0x08 -> 0x18 -> 0x28 ->…->0x28. Và dãy code thành công khi Master truyền dữ liệu là 0x08 - > 0x40 - > 0x50 ->…->0x50 -> 0x58. Nắm được cách ghi và đọc của AVR Master là bạn đã nắm được 50% cách giao tiếp với DS1307, 50% còn lại chúng ta phải hiểu cách bố trí dãy dữ liệu của riêng DS1307. Hãy theo dõi phần tiếp theo..

Vì DS1307 là một Slave I2C nên chỉ có 2 mode (chế độ) hoạt động giao tiếp với chip này. Hai mode của DS1307 bao gồm Data Write (từ AVR đến DS14307) và Data Read (từ DS1307 vào AVR). Mode Data Write được dùng khi xác lập giá trị ban đầu cho các thanh ghi thời gian hoặc dùng để canh chỉnh thời gian. Trong chế độ này,

AVR là 1 Master truyền dữ liệu đến DS1307 (Slave nhận dữ liệu). Mode Data Read

được sử dụng khi đọc thời gian từ đồng hồ DS1307 vào AVR để hiển thị hoặc so sánh….Trong chế độ này, AVR là Master nhận dữ liệu và DS1307 là Slave truyền dữ

liệu. Hình 7 mô tả cấu trúc dữ liệu trong chế độ Data Write.

Hình 7. Chế độ Data Write.

Trước hết hãy nói về địa chỉ Slave Address (SLA) của DS1307 trong mạng I2C. Như chúng ta đều biết, trên mạng I2C mỗi thiết bị sẽ có một địa chỉ riêng gọi là SLA. SLA là con số 7 bit, như thế theo lý thuyết sẽ có tối đa 128 thiết bị trong 1 mạng I2C. Chip DS1307 là một I2C Slave nên cũng có một địa chỉ SLA, giá trị này được set cố định là 1101000 nhị phân, hay 0x68 thập lục phân. Do SLA của DS1307 cốđịnh nên trong 1 mạng I2C sẽ không thể tồn tại cùng lúc 2 chip này (điều này thực sự không cần thiết) nhưng có thể tồn tại các thiết bị I2C khác hoặc tồn tại nhiều Master AVR. Quan sát hình 7, sau khi điều kiện START được gởi bởi Master (AVR) sẽ là 7 bit địa chỉ SLA của DS1307 (1101000). Do chế độ này là Data Write nên bit W (0) sẽ được gởi kèm sau SLA. Bit ACK (A) được DS1307 trả về cho Master sau mỗi quá trình giao tiếp. Tiếp theo sau địa chỉ SLA sẽ là 1 byte chứa địa chỉ của thanh ghi cần truy cập (tạm gọi là Addr_Reg). Cần phân biệt địa chỉ thanh ghi cần truy cập và địa chỉ

SLA. Như tôi đã đề cập trên, địa chỉ của thanh ghi cần tuy cập sẽđược lưu trong thanh ghi địa chỉ (hay con trỏđịa chỉ), vì vậy byte dữ liệu đầu tiên sẽđược chứa trong thanh ghi địa chỉ của DS1307. Sau byte địa chỉ thanh ghi là một dãy các byte dữ liệu được ghi vào bộ nhớ của DS1307. Byte dữ liệu đầu tiên sẽđược ghi vào thanh ghi có địa chỉ được chỉđịnh bởi Addr_Reg, sau khi ghi 1 byte, Addr_Reg được tựđộng tăng nên các byte tiếp theo sẽđược ghi liên tiếp vào các thanh ghi kế sau. Số lượng bytes dữ liệu cần ghi do Master quyết định và không được vượt quá dung lương bộ nhớ của DS1307. Ví dụ sau khi gởi SLA+W, Master gởi 8 bytes gồm 1 byte đầu 0x00 và 7 bytes khác thì con trỏđịa chỉ sẽ trỏđến thanh ghi đầu tiên (0x00 – thanh ghi

SECONDS) và ghi liên tiếp 7 bytes vào 7 thanh ghi thời gian của SD1307. Đây là cách mà chúng ta sẽ thực hiện trong phần lập trình giao tiếp ( xem chương trình con TWI_DS1307_wblock phía sau). Quá trình ghi kết thúc khi Master phát ra điều kiện STOP.

Chú ý, nếu sau khi gởi byte Addr_Reg, Master không gởi các bytes dữ liệu mà gởi liền điều kiện STOP thì không có thanh ghi nào được ghi. Trường hợp này được dùng

để set địa chỉ Addr_Reg phục vụ cho quá trình đọc. Tiếp theo, chúng ta khảo sát cách sắp xếp dữ liệu trong chế độ Data Read, xem hình 8.

Hình 8. Chếđộ Data Read.

Trong chế độ Data Read, bit R (1) được gởi kèm sau 7 bit SLA. Sau đó là liên tiếp các byte dữ liệu được truyền từ DS1307 đến AVR. Điểm khác biệt trong các bố trí dữ

liệu của chế độ này so với chếđộ Data Write là không có byte địa chỉ thanh ghi dữ

liệu được gởi đến. Tất cả các bytes theo sau SLA+R đều là dữ liệu đọc từ bộ nhớ của DS1307. Vậy thì dữ liệu được đọc bắt đầu từ thanh nào? Câu trả lời đó là thanh ghi

được chỉđịnh bởi con trỏđịa chỉ, giá trị này được lưu lại trong các lần thao tác trước

đo. Như vậy, muốn đọc chính xác dữ liệu từ một địa nào đó, chúng ta cần thực hiện quá trình ghi giá trị cho con trỏđịa chỉ trước. Để ghi giá trị vào con trỏđịa chỉ chúng ta sẽ gọi chương trình Data Write với chỉ 1 byte được ghi sau SLA+W như phần chú ý

ở trên.

Chúng ta đã chuẩn bịđầy đủđể giao tiếp với DS1307. Phần tiếp theo tôi sẽ trình bày chương trình và mô phỏng giao tiếp giữa AVR và DS1307. Hãy vẽ một mạch điện bằng Proteus như trong hình 9. Trong ví dụ này, ban đầu chúng ta sẽ cài đặt thời gian cho DS1307, sau đó tiến hành đọc thời gian từ chip đồng hồ này và hiển thị lên 1 Text LCD.

Hình 9. Ví dụ giao tiếp AVR – DS1307.

Tôi sẽ chia chương trình thành 2 phần, phần giao tiếp với DS1307 thông qua I2C

được viết trong file myDS1307RTC.h và phần ví dụ ghi-đọc, hiển thịđược viết trong file DS1307RTC_Test.c.

Các phần định nghĩa trước dòng 35 được trích từ bài TWI nên tôi không giải thích lại. Chúng ta bắt đầu từ dòng 36. Có 3 chương trình con được viết để giao tiếp giữa AVR với DS1307 đó là: ghi 1 dãy dữ liệu vào DS1307 tức chương trình con

TWI_DS1307_wblock(uint8_t Addr, uint8_t Data[], uint8_t len), chương trình này

được viết theo cách sắp xếp dữ liệu của chế độ Data Write trình bày ở trên. Chương trình con đọc dữ liệu từ DS1307 là TWI_DS1307_rblock(uint8_t Data[], uint8_t len ) và một chương trình con dùng để set địa chỉ thanh ghi cần truy cập có tên

TWI_DS1307_wadr(uint8_t Addr).

Chương trình con TWI_DS1307_wblock(uint8_t Addr, uint8_t Data[], uint8_t len) nằm từ dòng 54 đến dòng 77. Trong chương trình con này, tham số Addr là địa chỉ thanh ghi cần truy cập, Data[] là mảng dữ liệu sẽ ghi vào DS1307 và len là số byte dữ liệu sẽ ghi (không tính byte Addr). Dòng 55, AVR phát ra điều kiện START để bắt 1 cuộc gọi I2C, sau đó chúng ta chờ cho bit TWINT được set lên 1 ở dòng 56

(TWINT = 1, công việc đã được thực hiện). Dòng 57 kiểm tra nếu điều kiện START

đã gởi thành công hay không bằng cách so sánh thanh ghi trạng thái TWSR với “code” tương ứng (xem lại hình 2 trong bài giao tiếp TWI). Sau khi START được gởi, dòng 59 chúng ta gán địa chỉ SLA+W cho thanh ghi dữ liệu TWDR để phát ra trên I2C, TWDR=(DS1307_SLA<<1)+TWI_W. Trong dòng này, biến DS1307_SLA là SLA của DS1307 đã được định nghĩa trước ở dòng 15 trong khi TWI_W là bit W (=0) được

định nghĩa ở dòng 20. Quá trình phát I2C chỉ bắt đầu khi bit TWINT được xóa, dòng 60 thực hiện việc này, sau đó phải chờ bit TWINT được set lên 1 chứng tỏ quá trình phát SLA kết thúc (dòng 61). Cuối cùng là kiểm tra code trong thanh ghi TWSR để

xem quá trình phát SLA có thanh công, xem dòng 62 và hình 2 trong bài giao tiếp TWI. Chúng ta sẽ luôn theo cơ chế này khi làm việc với TWI của AVR, do đó trong các phần tiếp theo tôi chỉ giải thích nội dung truyền-nhận, không giải thích lại cơ chế. Sau khi phát SLA+W, các dòng 64 đến 65 phát địa chỉ thanh ghi cần truy cập (biến

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU MA TRẬN LED (Trang 80 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)