Sơ đồ chân GLCD 128x64.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU MA TRẬN LED (Trang 38 - 41)

II. Graphic LCD.

1. Sơ đồ chân GLCD 128x64.

Các GLCD 128x64 dùng KS0108 thường có 20 chân trong đó chỉ có 18 chân là thực sựđiều khiển trực tiếp GLCD, 2 chân (thường là 2 chân cuối 19 và 20) là 2 chân Anode và Cathode của LED nền. Trong 18 chân còn lại, có 4 chân cung cấp nguồn và 14 chân điều khiển+dữ liệu. Khác với các Text LCD HD44780U, GLCD KS0108 không hỗ trợ chế độ giao tiếp 4 bit, do đó bạn cần dành ra 14 chân đểđiều khiển 1 GLCD 128x64. Sơđồ chân phổ biến của GLCD 128x64 được mô tả trong bảng 1. Bảng 1. Sơ đồ chân GLCD GDM-12864-04.

Chú ý là trên một số GLCD, thứ tự các chân có thể khác (như GLCD

WG12864A2…) nhưng số lượng và chức năng chân thì không đổi. Hình 2 mô tả cách kết nối GLCD với nguồn và mạch điều khiển.

Hình 2. Kết nối GLCD.

Chân VSS được nối trực tiếp với GND, chân VDD nối với nguồn +5V, một biến trở khoảng 20K được dùng để chia điện áp giửa Vdd và Vee cho chân Vo, bằng cách thay đổi giá trị biến trở chúng ta có thể điều chỉnh độ tương phản của GLCD. Các chân điều khiển RS, R/W, EN và các đường dữ liệu được nối trực tiếp với vi điều khiển. Riêng chân Reset (RST) có thể nối trực tiếp với nguồn 5V.

EN (Enable): cho phép một quá trình bắt đầu, bình thường chân EN được giữở

mức thấp, khi một thực hiện một quá trình nào đó (đọc hoặc ghi GLCD), các chân

điều khiển khác sẽđược cài đặt sẵn sàng, sau đó kích chân EN lên mức cao. Khi EN

được kéo lên cao, GLCD bắt đầu làm thực hiện quá trình được yêu cầu, chúng ta cần chờ một khoảng thời gian ngắn cho GLCD đọc hoặc gởi dữ liệu. Cuối cùng là kéo EN xuống mức thấp để kết thúc quá trình và cũng để chuẩn bị chân EN cho quá trình sau này.

RS (Register Select): là chân lựa chọn giữa dữ liệu (Data) và lệnh (Instruction), vì thế mà trong một số tài liệu bạn có thể thấy chân RS được gọi là chân DI

(Data/Instruction Select). Chân RS=1 báo rằng tín hiệu trên các đường DATA (D0:7) là dữ liệu ghi hoặc đọc từ RAM của GLCD. Khi RS=0, tín hiệu trên đương DATA là một mã lệnh (Instruction).

RW (Read/Write Select): chọn lựa giữa việc đọc và ghi. Khi RW=1, chiều truy cập từ GLCD ra ngoài (GLCD->AVR). RW=0 cho phép ghi vào GLCD. Giao tiếp với GLCD chủ yếu là quá trình ghi (AVR ->GLCD), chỉ duy nhất trường hợp đọc dữ liệu từ GLCD là đọc bit BUSY và đọc dữ liệu từ RAM. Đọc bit BUSY thì chúng ta đã khảo sát cho Text LCD, bit này báo GLCD có đang bận hay không, việc đọc này sẽ được dùng để viết hàm wait_GLCD. Đọc dữ liệu từ RAM của GLCD là một khả năng mới mà Text LCD không có, bằng việc đọc ngược từ GLCD vào AVR, chúng ta có thể thực hiện nhiều phép logic hình (hay mặt nạ, mask) làm cho việc hiển thị GLCD thêm thú vị.

CS2 và CS1 (Chip Select): như tôi đã trình bày trong phần trên, mỗi chip KS0108 chỉ có khả năng điều khiển một GLCD có kích thước 64x64, trên các GLCD 128x64 có 2 chip KS0108 làm việc cùng nhau, mỗi chip đảm nhiệm một nữa LCD, 2 chân CS2 và CS1 cho phép chọn một chip KS0108 để làm việc. Thông thường nếu CS2=0, CS1=1 thì nửa trái được kích hoạt, ngược lại khi CS2=1, CS1=0 thì nửa phải được chọn. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn cách phối hợp làm việc của 2 nửa GLCD trong phần khảo sát bộ nhớ của LCD.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU MA TRẬN LED (Trang 38 - 41)