Đánh giá về tình hình xuất khẩu ở Công ty MIDECO 1 Những thành công đã đạt được

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng và một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng đá ốp lát của Công ty Phát triển khoáng sản doc (Trang 25 - 28)

- Công ty đã tạo ra được một nguồn hàng lớn phục vụ cho mục đích xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Công ty không ngừng thăm dò, tìm kiếm một số mỏ đá mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Trong thời gian qua Công ty đã đầu tư vốn vào việc mua sắm các máy móc, thiết bị dây chuyền hiện đại để sản xuất và khai thác đá. Do vậy sản phẩm của Công ty liên tục được nâng cao chất lượng, đa dạng hoá về chủng loại màu sắc hoa văn phong phú nên khách hàng đã tin tưởng vào sản phẩm xuất khẩu của Công ty và tạo ra được uy tín trên thị trường quốc tế.

- Công ty luôn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng truyền thống, những bạn hàng này tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm. Ngoài ra, Công ty luôn luôn tìm mọi biện pháp để có thể xâm nhập vào các thị trường mới có tiềm năng nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu làm tăng thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn.

2. Những vướng mắc còn tồn tại

- Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong những năm qua còn thấp so với doanh thu tiêu thụ nội điạ.

- Thị trường xuất khẩu chưa được ổn định; mở rộng được thị trường này thì thị trường khác lại mất đi. Cơ cấu thị trường xuất khẩu còn hạn chế chỉ tập trung vào một số nước trong khu vực châu á và một số nước châu Âu.

- Sản phẩm tồn kho của Công ty ngày càng nhiều và dẫn đến sự ứ đọng về vốn trong kinh doanh.

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mới chỉ tập trung vào 2 mặt hàng chính là đá khối và đá tấm, chưa phân bố đều cho các loại sản phẩm khác, do vậy chưa tận dụng được khả năng sản xuất, chế biến và đội ngũ lao động .

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty vẫn còn người có ít kinh nghiệm trong công tác xuất nhập khẩu làm lỡ mất nhiều hợp đồng lớn .

3. Nguyên nhân của những tồn tại trên

- Công tác kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty còn nhiều bất cập, sự phối hợp giữa các phòng ban chưa được hợp lý, hài hoà để có thể đưa ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể, không

cân nhắc đầy đủ đến năng lực và còn thiếu chủ động trong việc xử lý các biến động.

- Đội ngũ cán bộ kinh doanh chưa được bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ marketing, tổ chức thị trường, xúc tiến thương mại dẫn đến không giữ được thường xuyên khách hàng .

- Công tác tiếp thị chưa được coi trọng và đầu tư nhiều để đem lại hiệu quả cao.

- Do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng tăng làm cho việc kinh doanh của Công ty khó khăn hơn.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty.

- Cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng đến xuất khẩu như thủ tục xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, mối quan hệ ngoại giao, đôi khi còn hạn chế xuất khẩu.

Tóm lại với sự phấn đấu không ngừng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã thu được nhiều thành quả trong hoạt động nhưng cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc trên nhiều phương diện. Do đó, Công ty cần có những biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn còn tồn tại ở trên để có thể tạo ra được những bước phát triển, đổi mới cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong những năm tới.

Chương iii

Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng đá ốp lát của Công ty phát triển khoáng sản

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng và một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng đá ốp lát của Công ty Phát triển khoáng sản doc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)