TÓM TẮT PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Các nhân tố quyết định tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của doanh nghiệp (Trang 38 - 40)

Trong bài nghiên cứu, Wolfgang Drobetz và Gabrielle Wanzenried đã sử dụng một mô hình điều chỉnh động và phương pháp hồi quy dữ bảng nhằm xác định các nhân tố quyết định đến cấu trúc vốn tối ưu và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn theo từng giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp. Các phát hiện đáng chú ý đó là thứ nhất, các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và các doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác biệt nhiều so với mức tối ưu có khả năng điều chỉnh cấu trúc vốn nhanh chóng và dễ dàng hơn. Thứ hai, bài nghiên cứu cũng phát hiện ra mối tương quan thú vị giữa tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn và các biến số chu kì kinh tế. Trong giai đoạn kinh tế thịnh vượng – mức chênh lệch kì hạn lớn hơn sẽ cho tốc độ điều chỉnh lớn hơn.

Về phương pháp tiếp cận, tác giả sử dụng một mô hình điều chỉnh động và phương pháp hồi quy dữ bảng nhằm xác định các nhân tố quyết định đến cấu trúc vốn tối ưu và thay đổi theo thời gian của doanh nghiệp. Tác giả cũng kiểm định quá trình doanh nghiệp điều chỉnh cấu trúc vốn về hướng tối ưu thông qua biến số tốc độ điều chỉnh nhằm phản ánh thực tế các doanh nghiệp có thể không lựa chọn một cấu trúc vốn tối ưu do sự tồn tại của chi phí điều chỉnh. Biến số tốc độ điều chỉnh này được hồi quy theo phương pháp dữ liệu bảng và sử dụng hồi quy ảnh hưởng cố định và bao gồm các biến về đặc thù doanh nghiệp và các biến về kinh tế vĩ mô. Cách xây dựng cụ thể của mô hình được trình bày ở mục 2.1.

Về mặt dữ liệu, các tác giả dự tính sử dụng toàn bộ 253 doanh nghiệp thuộc chỉ số chứng khoán Thụy Sĩ (SPI). Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh loại bỏ các tổ chức tài chính (nguyên nhân là do khả năng sử dụng đòn bẩy của các tổ chức này chịu ảnh hưởng bởi

các bộ luật riêng biệt – tương tự như luật các tổ chức tín dụng ở Việt Nam) và các doanh nghiệp nhỏ (do thiếu hụt dữ liệu cần thiết – tuy nhiên không gây ảnh hưởng đáng kể tới kết quả thực nghiệm), mẫu nghiên cứu còn lại 90 doanh nghiệp đưa vào bảng không cân bằng.

Về các biến số sử dụng, đối với các biến số quyết định mức độ sử dụng đòn bẩy, bài nghiên cứu sử dụng các biến số tài sản hữu hình (TANG), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỉ lệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách (GROWTH – hàm ý về khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp do thị trường đánh giá) và khả năng sinh lợi (cũng là tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản – ROA). Đối với các biến số quyết định tốc độ điều chỉnh, tác giả phân loại thành hai nhóm tác động: một là nhóm đặc thù của doanh nghiệp, gồm các biến GROWTH, SIZE và biến số chênh lệch giữa tỉ lệ đòn bẩy thực tế và tối ưu (DIST); nhóm thứ hai là nhóm biến số kinh tế vĩ mô, bao gồm các biến số chênh lệch kì hạn (TERM), lãi suất ngắn hạn (ISHORT), default spread – tạm dịch là phần bù rủi ro cơ bản (DEF) và chênh lệch TED (TED). Về ý nghĩa kinh tế, TERM và ISHORT đại diện cho chu kì kinh tế - với chênh lệch kì hạn càng lớn (nhỏ) sẽ hàm ý rằng nền kinh tế đang ở giai đoạn thịnh vượng (hay suy thoái). DEF và TED đại diện cho rủi ro kinh doanh và rủi ro chính trị mà doanh nghiệp phải gánh chịu.Cách xây dựng của các biến số quyết định mức độ sử dụng đòn bẫy và tốc độ điều chỉnh được trình bày cụ thể hơn ở phần 2.2, 2.3 và các bảng 2, 3, 4, 5.

Ngoài các phát hiện được nêu ở trên, tác giả cũng chỉ rõ hạn chế của bài nghiên cứu là chưa tìm được sự khác biệt trong tốc độ điều chỉnh giữa các doanh nghiệp tồn tại các giới hạn về khả năng tiếp cận thị trường vốn và các doanh nghiệp không tồn tại giới hạn này. Nguyên nhân có thể là do mẫu quan sát nhỏ. Rõ ràng khả năng tiếp cận thị trường vốn của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng tới sự lựa chọn cấu trúc vốn của doanh nghiệp – một doanh nghiệp không được phát hành chứng khoán trên sàn có thể tìm đến vay nợ nhiều hơn, và hơn nữa các giới hạn này lại có liên quan đến các chính sách kinh

tế vĩ mô. Nếu giải quyết được hai vấn đề này thì ta có thể đưa ra câu trả lời thuyết phục hơn về sự lựa chọn cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Các nhân tố quyết định tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của doanh nghiệp (Trang 38 - 40)

w