Những yếu tố quyết định mục tiêu đòn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu Các nhân tố quyết định tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của doanh nghiệp (Trang 27 - 29)

3 Kết quả thực nghiệm.

3.1Những yếu tố quyết định mục tiêu đòn bẩy tài chính.

Những ước lượng trong công thức (5) chủ yếu dựa vào những đặc điểm của đòn bẩy tài chính mục tiêu. Vì vậy, trong bước đầu tiên, chúng tôi chạy một mô hình với các yếu tố tác động cố định lên tỉ lệ đòn bẩy tài chính mục tiêu, giữ nguyên biến động trong chuỗi dữ liệu đòn bẩy tài chính và bỏ qua hầu hết những khác biệt trong phân tích chéo giữa các công ty. Có một cảnh báo quan trọng được đưa ra, đòn bẩy tài chính thường mang tính xu hướng. Một công ty có đòn bẩy tài chính cao hơn mức dự báo trong năm nay thì thường cũng sẽ có mức đòn bẩy tài chính vượt dự báo trong năm tiếp theo. Xu hướng này trong các chính sách tài chính có thể dẫn đến phóng đại thống kê- t. Vì vậy, chúng ta thêm biến giả vào mỗi năm nhằm ước lượng một mô hình hồi quy mà đồng thời có sự kết hợp các chuỗi thời gian và có những ảnh hưởng cố định (a combined time and entity fixed effects regression model). Những biến giả thêm vào kiểm soát các biến cố định giữa các công ty nhưng thay đổi theo thời gian. Mô hình kết hợp thời gian và những ảnh hưởng cố định đã loại trừ khả năng có sai sót do bỏ sót biến, gồm cả những biến không đổi theo thời gian và không đổi giữa các công ty nhưng lại chưa quan sát được. Kết quả định lượng được thể hiện trong bảng 3.

Bảng 3: Hồi quy theo những hiệu ứng cố định (fixed effects) cho những yếu tố quyết

Bảng báo cáo kết quả hồi quy của tỉ lệ đòn bẩy tài chính theo những yếu tố đặc trưng của công ty quyết định đến cấu trúc vốn. LVLTAB là tỉ lệ nợ (ko bao gồm vốn cổ phần) trên tổng tài sản, LVDC là tỉ lệ tổng nợ trên vốn, vốn bao gồm nợ và vốn cổ phần. Đối với giá trị thị trường của đòn bẩy tài chính, giá trị sổ sách của vốn cổ phần được thay bằng giá trị thị trường. Các yếu tố của cấu trúc vốn: TANG là tỉ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, SIZE là Log tự nhiên (natural logarithm) của doanh thu ròng, GROWTH là tỉ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường của vốn cổ phần, ROA là tỉ lệ thu nhập hoạt động trên tổng tài sản. Tác động cố định và biến giả thời gian cũng được thêm vào. Các hệ số đều có ý nghĩa, khác 0 với mức ý nghĩa 1%,5%,10% được đánh dấu **,* và (*) tương ứng.Sai số chuẩn liệt kê trong ngoặc. Số liệu trong ngoặc cho kiểm định WALD và Hausman biểu thị mức độ độc lập.

Tỉ lệ tài sản hữu hình (TANG) luôn có sự tương quan dương với đòn bẩy và tất cả các hệ số đều có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%. Điều này củng cố cho dự đoán của lý thuyết đánh đổi rằng nợ tăng tương ứng với tài sản hữu hình trong bảng cân đối kế toán. Quy mô công ty (SIZE) cũng tương quan dương với đòn bẩy tài chính, ngụ ý rằng quy mô là một đại diện cho xác suất thấp mất khả năng chi trả, theo như lý thuyết đánh đổi. Các hệ số ước lượng một lần nữa có ý nghĩa ở mức 5%. Đối với Đức, nơi các công ty có tính thanh khoản cao hơn so với vùng Anglo-Saxon, Rajan và Zinales( 1995) báo cáo rằng các công ty lớn có nợ ít hơn các công ty nhỏ. Luật doanh nghiệp ở Thụy Sĩ tương tự ở Đức, nên chúng tôi giải thích các kết quả của mình cho trường hợp Thụy Sĩ rằng quy mô là một đại diện cho chi phí dự kiến thấp của khủng hoảng tài chính, và cũng là nơi mà các công ty nhỏ rất cẩn trọng với nợ. Các công ty có giá trị thị trường trên giá trị sổ sách cao (công ty tăng trưởng (GROWTH)) có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính thấp hơn các công ty có giá trị thị trường trên giá trị sổ sách thấp. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đánh đổi và một phiên bản mở rộng của lý thuyết trật tự phân hạng ( theo Fama và French, 2002). Tuy nhiên mối liên kết chỉ có ý nghĩa với giá trị thị trường của đòn bẩy. Cuối cùng, khả năng sinh lợi (PROF) tương quan âm với giá trị thị trường và giá trị sổ sách của đòn bẩy. Kết quả này xác nhận lại những dự báo của lý thuyết trật tự phân hạng. Tất cả các hệ số đều có ý nghĩa thống kê. Nhìn chung, các kết quả cũng tương tự với các kết quả của Drobetz và Fix(2003) và cho thấy rằng các biến số cấu trúc vốn của chúng tôi thích hợp để mô hình hóa đòn bẩy mục tiêu thay đổi theo thời gian trong một mô hình điều chỉnh động.

Một phần của tài liệu Các nhân tố quyết định tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của doanh nghiệp (Trang 27 - 29)