Những nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu Giáo dục đọa đức cho học sinh trung học cơ sở huyện bến lức, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 123)

B. NỘI DUNG

3.2. Những nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học

học sinh Trung học cơ sở huyện Bến Lức, tỉnh Long An

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở huyện Bến Lức, tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay

Sự nghiệp trồng người không phải là sự nghiệp của riêng một tổ chức, cá nhân nào mà đó là nghĩa vụ của cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Trong quá trình giáo dục đạo đức không thể không nhắc đến vấn đề đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức đối với các thành viên tham gia công tác này. Bởi vì như chúng ta đã biết chỉ khi có một nhận thức đúng đắn mỗi người mới có những định hướng và hành động đúng đắn trong tất cả các hoạt động của bản thân mình. Đó cũng chính là nhân tố góp phần đưa đến một kết quả hoàn thiện trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

Điều đầu tiên trong công tác nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức đó là nâng cao vấn đề nhận thức của gia đình. Gia đình có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Văn hóa nước ta là nền văn hóa trọng gia đình. Với nền giáo dục trong các gia đình truyền thống bao thế hệ Việt Nam đã trưởng thành, biết trọng lễ, nghĩa, biết yêu thương, chung thủy, trách nhiệm, biết hy sinh vì nghĩa lớn... và những con người như thế đã tạo nên nhiều thành tựu lớn lao cho đất nước. Những phẩm chất nêu trên là những giá trị đạo đức mà bất cứ thời đại xã hội nào cũng cần đến. Thực tế hiện nay cho thấy trong gia đình đang tồn tại nhiều bất cập về cách thức giáo dục con cái. Phổ biến là tình trạng cha mẹ chăm lo cho con thái quá, gánh vác mọi công việc với hy vọng các con tập trung học tập tốt. Nhưng hệ quả là không ít em lớn lên mà không ý thức được bổn phận của mình đối với gia đình và cộng đồng. Nói cách khác các em sống chỉ biết mình, vô cảm trước những hiện tượng, sự kiện xã hội và sự thiếu trách nhiệm trong các quan hệ xã hội cùng thái độ vô cảm sẽ dễ dàng đưa các em đến với những hành vi lệch chuẩn.

Nhiều bậc cha mẹ cũng hiểu rằng họ cần phải hiểu con, tôn trọng con... nhưng tâm lý về "quyền lực" của người làm cha mẹ đã làm cho không ít bậc làm cha mẹ có cách hành xử cứng nhắc với con, ép con nghe theo các quyết định của mình mà không kiên nhẫn nghe những lời giải thích của con trẻ, không cùng con chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống. Bên cạnh đó không ít người đã phó mặc trách nhiệm giáo dục đạo đức con em mình cho nhà trường. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm vì nhà trường dù có tận tâm, tận lực làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho các em đi nữa thì cũng không thể quyết định hoàn toàn sự hình thành và phát triển nhân cách các em. Giáo dục đạo đức trong nhà trường không thể thành công nếu thiếu sự phối hợp với gia đình và xã hội.

Vì thế với tư cách là những người giáo dục thế hệ trẻ, các bậc cha mẹ phải là những người cần chủ động thay đổi chính mình. Để có thể cải thiện hiệu quả giáo dục đạo đức cho con cái, họ cần phải am hiểu những kiến thức về tâm lý

trẻ, về phương pháp giáo dục, cha mẹ phải thật sự là những tấm gương sáng cho con cái noi theo. Cần có ý thức xây dựng gia đình như một tổ ấm thực sự của mọi con người, đó là nơi nuôi dưỡng, che chở, vun đắp và góp phần vào việc giáo dục cho các thành viên hướng đến việc bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta.

Đối với nhà trường, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay cũng có nhiều vấn đề bất cập. Sự quá tải trong truyền thụ kiến thức cho học sinh và áp lực về thành tích của các nhà trường đã làm cho các thầy cô không có đủ thời gian chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh một cách cặn kẽ, khoa học để các em có thể thấu hiểu và có những trải nghiệm cảm xúc thật sự với những giá trị đạo đức.

Dạy đạo đức trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh. Nhưng chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết không gắn liền với đời sống, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh. Chương trình học rất nhiều nhưng lại mang tính áp đặt, nhồi nhét, khô cứng, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức đúng đắn khiến học sinh dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội.

Một quan niệm mang tính sai lầm cả về phía giáo viên và học sinh trong nhà trường THCS là dạy và học đạo đức chỉ thông qua môn GDCD. Chúng ta biết rằng, kiến thức trong những môn học nào cũng có tính giáo dục đạo đức vậy mà người dạy vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”. Thực tế trong nhà trường THCS hiện nay, giáo dục đạo đức học sinh vẫn mang tính phong trào, hình thức, môn GDCD bị coi nhẹ. Mặc dù trên thực tế môn GDCD đang được “quàng lên cổ” rất nhiều chương trình khác như tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh, tích hợp giáo dục pháp luật, giáo dục môi trường, phòng chống ma túy, mại dâm, HIV-AIDS, giáo dục sinh sản vị thành niên, bạo lực học đường... Nhưng đó chỉ là sự ôm đồm không đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn.

Đã đến lúc thay vì dạy học sinh những bài học đạo đức xa vời nhà trường cần giáo dục cho các em về lòng nhân ái, bao dung, độ lượng hay giáo dục về các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội. Cần tìm ra các hình thức sinh hoạt hiệu quả, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. Xây dựng môi trường giáo dục tốt để học sinh được học tập và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài.

Đối với các cơ quan quản lý giáo dục, các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn xã hội khi muốn giáo dục một ai đó, trước tiên phải giáo dục được chính mình. Thế hệ trước luôn phải có ý thức rằng mình là một tấm gương để thế hệ trẻ noi theo. Làm được như thế xem như chúng ta đã thành công một phần không nhỏ trên con đường giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ hôm nay và đồng thời góp phần tự hoàn thiện chính bản thân mình.

Ngoài ra, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội ở địa phương phải nhận thấy được rằng giáo dục đạo đức cho học sinh là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Các cơ quan này phải thường xuyên quan tâm đến các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, phải xây dựng phong trào nếp sống văn hóa ở khu dân cư lành mạnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục đạo đức.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đây là lực lượng tham gia giáo dục đạo đức đầy hiệu quả vì nó giúp học sinh rèn luyện, kiểm tra về đạo đức trong hoạt động thực tiễn thông qua các hoạt động phong phú, sáng tạo. Với ý nghĩa này và để phát huy vai trò của Đoàn, Đội, thì các phòng, sở, Đoàn, Đội ở xã, huyện cần giúp đỡ thêm về kiến thức, phương pháp giáo dục đạo đức để đội ngũ này có điều kiện tham gia tốt công tác giáo dục đạo đức. Mặt khác cần tạo ra những sân chơi bổ ích, thiết thực thu hút sự quan tâm và tham gia nhiệt tình của

lứa tuổi học sinh sau những giờ học tập căng thẳng. Bên cạnh đó cần có những biện pháp quản lý tốt các tụ điểm vui chơi giải trí, lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội, triệt để truy quét tệ nạn xã hội và tội phạm…

Đồng thời phải xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ cụ thể nhằm tránh cho bọn tội phạm lợi dụng kẽ hở mà vi phạm, lách luật. Song cũng phải có những biện pháp trừng phạt cứng rắn bởi lẽ trước khi tính đến hiệu quả của phép “đức trị” thì phải dùng “pháp trị” để làm gương trong xã hội trước đã.

Để công tác giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả cao thì việc nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức đối với bản thân học sinh cũng rất quan trọng bởi vì các emlà nhân vật trung tâm trong quá trình giáo dục đạo đức. Hơn lúc nào hết, đây là giai đoạn tốt nhất, thuận lợi nhất cho việc công tác giáo dục đạo đức cho các em. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau cách mạng tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh khẳng định: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" [39, tr.33]. Nhận thức được vai trò to lớn của mình trong công cuộc xây dựng đất nước hầu hết học sinh cho rằng cần và rất cần các phẩm chất mà giáo dục đạo đức mang lại. Bởi vì chỉ khi có nền tảng đạo đức vững chắc, sống phù hợp với các yêu cầu đạo đức của xã hội thì các em mới có thể đóng góp tài năng của mình trong sự nghiệp đổi mới. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và yêu chuộng hòa bình, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, lao động cần cù, sáng tạo và ngoài ra còn cần có tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng... Đây là những yếu tố quan trọng để học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng.

Tuy nhiên cũng còn một bộ phận không nhỏ học sinh cho rằng các nội dung giáo dục đạo đức là không cần thiết. Sự không cần thiết này các em không

biểu hiện bằng lời nói mà thông qua những hành động xa rời chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến quá trình học tập, đời sống của con trẻ. Hàng loạt các hàng quán mọc lên với với đủ loại các trò chơi từ bi a, games, chát… để móc tiền học sinh. Số thanh niên ra trường không có việc làm thường xuyên tụ tập, lôi kéo học sinh bỏ học tham gia hút thuốc, uống rượu, ma tuý, trộm cắp, đánh nhau và nhiều tệ nạn xã hội khác. Qua đó cho thấy rằng cần phải tuyên truyền hơn nữa để nâng cao nhận thức của học sinh về giáo dục, rèn luyện đạo đức. Phải làm cho học sinh nhận thấy rõ vai trò, vị trí của giáo dục đạo đức trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách để từ đó các em có cách nhìn nhận và ứng xử phù hợp.

3.2.2. Nhóm giải pháp về nội dung giáo dục đạo đức học sinh Trung học cơ sở huyện Bến Lức, tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay

3.2.2.1. Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học đặc biệt là môn Giáo dục công dân

Đầu tiên đó là tích hợp giảng dạy nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào nhà trường. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng, nhà tư tưởng quan tâm hàng đầu đến vấn đề đạo đức. Người luôn coi đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Trước lúc đi xa, Người căn dặn bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng sâu sắc. Ðó là kết tinh của trí tuệ và kinh nghiệm cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, có ý nghĩa lớn lao, khẳng định vai trò của thế hệ trẻ và trách nhiệm bồi dưỡng các em trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực, sáng ngời về đạo đức cách mạng, không chỉ thể hiện ở lý tưởng phấn đấu cả cuộc đời mình cho sự

nghiệp cách mạng của dân tộc, một lòng một dạ tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc mà còn thể hiện nhất quán, rõ nét trong phong cách làm việc, sinh hoạt, giao tiếp, nếp sống hàng ngày của Người. Tấm gương đạo đức Bác Hồ có sức cuốn hút lớn, có sức cảm hoá lan toả tới tất cả mọi người, kể cả kẻ thù của dân tộc. Bản thân tấm gương đó có ý nghĩa giáo dục sâu sắc như lời Bác: nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ làm một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Hồ Chí Minh là người gần gũi với các thế hệ người Việt Nam, “Người là cha, là bác, là anh” trong mỗi gia đình Việt Nam. Hình ảnh của Người vẫn sống mãi một cách thân thương trong tâm thức của mỗi người Việt Nam. Vì thế khi nói đến đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta không hề thấy sự xa lạ. Đó là một thuận lợi của việc giáo dục đạo đức.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động rộng rãi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã làm thay đổi tích cực về mặt nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; từ nhận thức đúng đắn chuyển biến thành hành động thiết thực của mọi tầng lớp nhân dân, nên việc việc tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào một số môn học trong trường sẽ góp phần rèn luyện đạo đức, tác phong cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Đây là một trong những nội dung của việc “học lễ”, là một nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp “trồng người”. Việc triển khai “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của ngành giáo dục đào tạo được cụ thể hóa và gắn với nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua như: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nội dung tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh phải được nghiên cứu phù hợp với nhận thức của học sinh THCS.

Cần đặc biệt chú trọng lồng ghép việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ với các môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, GDCD, Ngữ văn… Ví dụ như phần văn tả người ở lớp 6 có đề bài: “Tả lại một cụ già mà em kính trọng nhất”. Các thầy cô có thể ra một đề cụ thể: “Bằng những hiểu biết của mình về Bác Hồ, em hãy khắc họa chân dung Bác một cách đầy đủ nhất…”. Trong môn Lịch sử, cần liên hệ đến vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Với môn Địa lý, nếu dạy đến các địa danh Bác đã từng đến, cần liên hệ để học sinh thấy rõ hơn những nơi Bác đã in dấu chân trong thời kỳ bôn ba tìm đường cứu nước. Môn GDCD thường có các bài thực hành và các phần thảo luận về các đức tính cần có của một người học sinh (như kiên trì, tiết kiệm, không ngại khó, không ngại khổ, miệt mài học tập…), giáo viên có thể tổ chức cho các em thảo luận nhóm và nghe kể một số câu chuyện về Bác để các em cảm nhận được Người là tấm gương lớn về đạo đức cách mạng.

Tùy điều kiện cụ thể ở từng nơi, mỗi trường THCS trên địa bàn huyện có

Một phần của tài liệu Giáo dục đọa đức cho học sinh trung học cơ sở huyện bến lức, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w