B. NỘI DUNG
2.2. Thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ
2.2.1. Giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở trong nhà trường ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An
2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về công tác giáo dục đạo đức
Khi nói đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS không thể không đề cập đến vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong công tác này. Đây là lực lượng có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành, bồi dưỡng những chuẩn mực đạo đức cho thế hệ trẻ. Qua khảo sát 350 cán bộ, giáo viên trong các trường THCS ở huyện Bến Lức chúng tôi thu được kết quả như sau:
Khi được hỏi về nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh thì 100% giáo viên đều cho rằng đó là nhiệm vụ của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Tuy nhiên, khi đưa ra câu hỏi: Thầy, cô có quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong quá trình giảng dạy hay không? chúng tôi thu được kết quả sau:
Rất quan tâm: 85 chiếm 24,3% tổng số giáo viên được hỏi Quan tâm: 108 chiếm 30,9% tổng số giáo viên được hỏi
Không có điều kiện quan tâm: 102 chiếm 29,1% tổng số giáo viên được hỏi
Không quan tâm: 55 chiếm 15,7% tổng số giáo viên được hỏi
Như vậy qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng tuy cán bộ, giáo viên đều nhận thức được rằng công tác giáo dục đạo đức là nhiệm vụ chung của tất cả nhưng trong quá trình giáo dục vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa quan tâm đứng mức đến vấn đề này.
Khảo sát về các hoạt động giáo dục đạo đức mà giáo viên bộ môn cần tham gia chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 6. Các hoạt động GDĐĐ GVBM cần quan tâm
TT Các hoạt động GDĐĐ GVBM cần quan tâm
Ý kiến tán thành
1 Quản lý nề nếp chặt chẽ 350 100
2 GDĐĐ thông qua nội dung giảng dạy 193 55,1
3 Phối hợp với Ban Giám hiệu để GDĐĐ HS 207 59,1
4 Phối hợp với Giám thị để GDĐĐ HS 334 95,4
5 Phối hợp với Đoàn, Đội để GDĐĐ HS 259 74
6 Phối hợp với GVCN để GDĐĐ HS 315 90
7 Phối hợp với Phụ huynh để GDĐĐ HS 198 56,6
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng tất cả giáo viên bộ môn đều nhận thức được rằng khi quản lý tốt học sinh trong tiết dạy của mình sẽ là nhân tố góp phần thành công trong quá trình giáo dục đạo đức. Việc phối hợp với các lực lượng như Ban Giám hiệu, giám thị, Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh để tìm ra biện pháp tốt giáo dục học sinh cũng được quan tâm. Tuy nhiên sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn và phụ huynh còn chưa được quan tâm đúng mức chỉ có 56,6% giáo viên được khảo sát quan tâm đến điều này. Một điều đáng lo ngại là chỉ có 55,1% giáo viên quan tâm đến nội dung giáo dục đạo đức thông qua nội dung bài dạy của ḿnh. Như vậy bên cạnh những giáo viên quan tâm đến việc truyền thụ cả về tri thức lẫn nội dung giáo dục đạo đức thì còn một bộ phận không nhỏ giáo viên xem nhẹ việc giáo dục đạo đức. Đây là những vấn đề yếu kém cần khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức.
Qua khảo sát 150 giáo viên chủ nhiệm về các hoạt động giáo dục đạo đức mà giáo viên chủ nhiệm cần tham gia chúng tôi được kết quả sau:
Bảng 7.Các hoạt động GDĐĐ GVCN cần quan tâm
TT Các hoạt động GDĐĐ GVBM cần quan tâm Ý kiến tán thành
Tỷ lệ %
1 GDĐĐ thông qua giờ sinh hoạt dưới cờ 85 56,7
2 GDĐĐ thông qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm 150 100
3 GDĐĐ thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
98 65,3
4 Phối hợp với các lực lượng trong nhà trường để GDĐĐ HS
5 Phối hợp với gia đình để GDĐĐ HS 150 100 6 Phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể
các cấp để GDĐĐ HS
102 68
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đều chú ý đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm, phối hợp với các lực lượng trong nhà trường và phối hợp với gia đình các em. Điều này là một thực tế đáng mừng trong quá trình giáo dục đạo đức bởi vì hiệu quả giáo dục đạo đức phụ thuộc không ít vào những điều này. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng giáo dục đạo đức thông qua giờ sinh hoạt dưới cờ và việc phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể các cấp của một bộ phận giáo viên chủ nhiệm còn chưa tốt. Chỉ có 56,7% giáo viên chủ nhiệm được khảo sát quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức thông qua giờ sinh hoạt dưới cờ và chỉ 68% ý kiến quan tâm đến việc phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể các cấp để giáo dục đạo đức. Một số giáo viên còn nhận thức rằng việc giáo dục đạo đức cho các em qua giờ sinh hoạt dưới cờ là nhiệm vụ của Tổng phụ trách Đội, còn việc phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể các cấp là nhiệm vụ của nhà trường. Bên cạnh đó giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm còn chưa được quan tâm đúng mức chiếm tỉ lệ 65,3%. Nhiều giáo viên chủ nhiệm lơ là, chưa quan tâm đúng mức đến vai trò của hoạt động này trong công tác giáo dục đạo đức dẫn đến một thực trạng là các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chỉ được tổ chức cho có hình thức, có phong trào, các em tham gia cũng được mà không tham gia cũng xong, không tạo được hứng thú cho các em.
Khảo sát 25 cán bộ quản lý về các hoạt động giáo dục đạo đức mà cán bộ quản lý cần tham gia chúng tôi nhận được kết quả:
Bảng 8. Các hoạt động GDĐĐ cán bộ quản lý cần quan tâm
TT Các hoạt động GDĐĐ cán bộ quản lý cần quan tâm
Ý kiến tán thành
1 Xây dựng kế hoạch GDĐĐ phù hợp thực tế 25 100
2 Bám sát, theo dõi hoạt động GDĐĐ của GVBM,
GVCN, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
22 88
3 Kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác GDĐĐ của các lực lượng trong nhà trường
19 76
4 Phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể các cấp để GDĐĐ HS 24 96 5 Phối hợp với cộng đồng để GDĐĐ HS 21 84 6 Có hình thức tổ chức hoạt động GDĐĐ HS phong phú, hấp dẫn 25 100
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng đội ngũ cán bộ quản lý nhìn chung rất quan tâm đến các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Hầu hết đội ngũ này đều nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức từ đó xây dựng kế hoạch, có hình thức, phương pháp giáo dục tốt cho các em. Các hoạt động như bám sát, theo dõi hoạt động giáo dục đạo đức của giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể các cấp để giáo dục đạo đức được quan tâm hơn, chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, những ưu điểm trên còn chưa nổi bật và chưa có tính ổn định cao. Có những giai đoạn công tác giáo dục đạo đức được đội ngũ cán bộ quản lý hết sức quan tâm nhưng có giai đoạn công tác này chưa được quan tâm nhất là trong thời gian các trường THCS hay Phòng Giáo dục chuẩn bị đón các đoàn thanh kiểm tra. Trong quá trình này thì công tác kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác giáo dục đạo đức của các lực lượng trong nhà trường như giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giám thị, Đoàn, Đội… vẫn chưa được đội ngũ cán bộ quản lý quan tâm đúng mức. Nếu khắc phục được điều này thì hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở huyện Bến Lức trong những năm tới sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
2.2.1.2. Thực trạng đạo đức học sinh Trung học cơ sở huyện Bến Lức, tỉnh Long An
Đánh giá thực trạng đạo đức học sinh THCS trong những năm gần đây cũng như hiện nay là vấn đề hết sức phức tạp. Xung quanh vấn đề này đã có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng đạo đức của một bộ phận người dân trong đó có học sinh đang sa sút, xuống cấp một cách nghiêm trọng cùng với sự phát triển kinh tế. Đối lập với quan điểm trên, nhiều ý kiến cho rằng, sự xuống cấp về mặt đạo đức ở một bộ phận dân cư trong đó có học sinh là lẽ tự nhiên, không sao tránh khỏi. Theo ý kiến này thì xã hội là tổ chức phức tạp, có sự đan xen giữa cái tốt với cái xấu, cái tiến bộ với cái lạc hậu... nhưng trong đó cái tốt vẫn giữ vai trò chủ đạo. Chúng tôi cho rằng, quan niệm này phản ánh đúng thực trạng đời sống đạo đức xã hội nước ta nói chung, đạo đức học sinh nói riêng.
Xã hội ngày nay bên cạnh những học sinh sống thiếu ước mơ, xa rời truyền thống văn hoá dân tộc thì một lượng đáng kể học sinh chăm chỉ học tập, chịu khó rèn luyện phẩm chất đạo đức. Trong những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương tiêu biểu, xuất sắc trong học tập, số học sinh khá giỏi, học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế ngày càng tăng.
Những năm gần đây, cùng với học sinh cả nước, học sinh các trường THCS ở huyện Bến Lức đã có những bước chuyển biến tích cực trong quá trình rèn luyện đạo đức. Kết quả hạnh kiểm của học sinh THCS ở huyện Bến Lức trong 4 năm học qua đã thể hiện điều đó bởi vì hạnh kiểm được hiểu là phẩm chất đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong đối xử với mọi người.
Bảng 9. Thống kê xếp loại hạnh kiểm của HS THCS Bến Lức trong 4 năm gần đây Năm học Tổng số HS Xếp loại hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2010-2011 7127 5684 79,7 5 1175 16,48 268 3,76 0 0 2011-2012 7233 5751 79,5 1166 16,1 316 4,4 0 0 2012-2013 7151 5790 80,9 7 1139 15,93 211 2,95 11 0,15 2013-2014 7667 6134 80,0 1253 16,3 279 3,6 1 0,1
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bến Lức)
Từ kết quả trên cho thấy rằng hạnh kiểm học sinh các trường THCS ở huyện Bến Lức trong những năm gần đây tương đối đồng bộ về tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm, học sinh có hạnh kiểm khá, tốt luôn chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ học sinh yếu về mặt đạo đức.
Bảng 10. Thái độ của HS khi tham gia các hoạt động tập thể
TT Mức đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ%
1 Hào hứng, tự nguyện 322 29,3
2 Thụ động 680 61,8
3 Không tham gia 98 8,9
Tổng số phiếu 1100 100
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Qua số liệu trên chúng tôi nhận thấy rằng chỉ có 29,3% các em được khảo sát thấy hứng thú với các hoạt động tập thể và tham gia một cách nhiệt tình. Trong khi đó 61,8% học sinh tham gia các hoạt động một cách thụ, phải đợi đôn đốc, nhắc nhở các em mới tham gia. Ngoài ra, cũng không ít học sinh không tham gia vào những hoạt động này. Phần lớn các em cho rằng các hoạt động tập thể còn mang nặng tính hình thức, phong trào, đơn điệu về nội dung và hình thức. Chính vì thế việc tổ chức các hoạt động này phải đổi mới cả nội dung và hình thức thu hút học sinh tham gia để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức.
Bảng 11. Những biểu hiện vi phạm của HS TT Các lỗi vi phạm Số ý kiến Tỷ lệ % trên 1100 1 Nghỉ học (không lý do) 145 13,2
2 Đi học không đúng giờ 214 19,5
3 Trốn tiết 201 18,3
4 Lười học bài cũ 634 57,6
5 Nói dối, nói tục, chửi thề 356 32,4
6 Gây gổ, đánh nhau 197 17,9
7 Hút thuốc, uống rượu bia, cờ bạc 98 8,9
8 Vi phạm luật giao thông 116 10,5
9 Nói chuyện riêng trong giờ học 718 65,3
10 Vô lễ với thầy cô giáo, người lớn tuổi 269 24,5
11 Gian lận trong kiểm tra, thi cử 472 42,9
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Qua bảng số liệu trên cho thấy phần lớn lỗi học sinh hay vi phạm như: nói chuyện riêng trong giờ học 65,3%; lười học bài cũ 57,6%; gian lận trong kiểm tra, thi cử 42,9%; nói dối, nói tục, chửi thề 32,4%; vô lễ với thầy cô giáo, người lớn tuổi; đi học không đúng giờ; trốn tiết hay gây gổ đánh nhau.
Bảng 12. Những hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi Nă m Số trẻ vi phạm Các hành vi vi phạm Trộm cắp Đánh nhau Gây rối trật tự công cộng Đánh bạc Các tội liên quan đến ma túy Vi phạm luật giao thông 2010 16 3 4 0 0 0 9 2011 12 1 3 1 0 0 7 2012 18 2 2 1 2 0 11 2013 24 8 7 0 0 3 6 2014 29 10 6 9 0 0 4
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu do Công an huyện Bến Lức cung cấp)
Từ bảng thống kê số lượng trẻ em trong độ tuổi THCS vi phạm pháp luật ở huyện Bến Lức trong các năm qua chúng tôi nhận thấy một điều rằng mặc dù số
lượng trẻ vi phạm tuy ít nhưng đây cũng là vấn đề cần lưu ý. Trong giai đoạn này nếu chúng ta không chú ý rèn luyện, giáo dục các em thì sau này các hành vi này sẽ tái diễn và sẽ trở thành thói quen không tốt cho các em. Đây là vấn đề mà các nhà giáo dục cần quan tâm trong công tác giáo dục đạo đức cho các em.
2.2.1.3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh Trung học cơ sở huyện Bến Lức, tỉnh Long An
Về thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay ở huyện Bến Lức chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 1550 phiếu, trong đó có 450 phiếu điều tra nhìn nhận của cán bộ, giáo viên, phụ huynh.
Đánh giá về mức độ cần thiết của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS hiện nay được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 13. Mức độ cần thiết của công tác GDĐĐ cho HS
TT Mức đánh giá CBQL, GV, PH HS THCS Tổng Tỷ lệ% 1 Rất cần thiết 364 859 1223 78,9 2 Cần thiết 86 230 316 20,4 3 Không cần thiết 0 11 11 0,7 Tổng trả lời 450 1100 1550 100
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Đa số phụ huynh, cán bộ, giáo viên, học sinh nhận thức rằng công tác giáo dục đạo đức là rất cần thiết chiếm 78,9%, chỉ có một số rất ít học sinh trong số 1050 phiếu không quan tâm đến công tác này. Như vậy, đây là một điều kiện hết sức thuận lợi trong quá trình giáo dục đạo đức cho các em, đây là tiền đề cần thiết để công tác giáo dục đạt hiệu quả cao.
Sau khi tiến hành khảo sát về nội dung công tác giáo dục đạo đức chúng tôi thu được kết quả như sau đa số học sinh, cán bộ, giáo viên, phụ huynh chiếm 91% cho rằng nội dung đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục đạo đức, chỉ có 9% đánh giá nội dung không đầy đủ, kém phong phú.
TT Đánh giá nội dung CBQL,
GV, PH
HS
THCS Tổng Tỷ lệ %
1 Nội dung đầy đủ, phong phú 106 401 507 32,7
2 Nội dung cơ bản đáp ứng yêu
cầu công tác giáo dục 255 648 903 58,3
3 Nội dung không đầy đủ, kém
phong phú 89 51 140 9,0%
Tổng số phiều 450 1100 1550 100
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Khi khảo sát về các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trong thời gian qua ở các trường có một thực tế là hình thức tổ chức học sinh tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử và phát huy vai trò tự quản của tập thể còn chưa được quan tâm đúng mức. Chiếm tỉ lệ cao với 100% số phiếu là hình thức nhắc nhở,