Những kiến nghị về kế toán.

Một phần của tài liệu BÀN VỀ CHẾ ĐỘ THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 35 - 38)

TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

3.3.2.Những kiến nghị về kế toán.

Trong thời gian qua có rất nhiều trường hơp in hoá đơn giả, rồi mua hoá đơn khống làm thất thoát nguồn thu thuế và thâm hụt ngân sách khi hoàn thuế không đúng. Vì vậy các cơ quan tài chính cần có một cơ chế quản lý hoá đơn chặt chẽ, kiểm soát quá trình lưu chuyển của hoá đơn trên thị trường. Phải ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát quá trình vận hành của hoá đơn. Đây là con đường duy nhất nhằm giải quyết những tồn tại trong quản lý hoá đơn mà nghành thuế đang phải đương đầu. Nghành thuế cần thực hiện việc nối mạng trong toàn quốc với chương trình ứng dụng thống nhất từ cấp Tổng cục đến cấp các Chi cục. Trong đó ứng dụng quan trọng nhất là chương trình quản lý thuế GTGT ở 2 cấp Cục và Chi cục, thực hiện việc nhập các căn cứ tính thuế, tính toán số liệu phải nộp và phát hành thông báo thu hàng tháng. Theo quy định hiện hành, hàng tháng các đối tượng nộp thuế phải kê khai số lượng hoá đơn đầu vào, đầu ra gửi cho cơ quan thuế. Tuy nhiên do hạn chế về số lượng cán bộ, nghành thuế mới chỉ nhập tờ khai thuế GTGT vào hệ thống máy tính, còn các bảng kê khai hoá đơn chỉ lưu trữ như một tài liệu tham khảo đối chiếu khi có nhu cầu cần xác minh, do đó nghành thuế cần phải xây dựng được chương trình cập nhật thông tin về các loại hoá đơn đã sử dụng vào hệ thống máy tính trong phạm vi toàn quốc. Phải kết nối thông tin giữa kho bạc nhà nước và hệ thống thuế. Nhà nước nên quy định các nghành khác cũng khai thác sử dụng mã số thuế của các cơ sở kinh doanh để tiện theo dõi thống nhất quản lý.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nền kinh tế phát triển chưa cao, số lượng các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ chưa thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên việc tính thuế GTGT theo cả 2 phương pháp là cần thiết. Song trên thực tế, khi triển khai thực hiện luật thuế GTGT với 2 phương pháp như vậy đã thể hiện nhiều điểm không hợp lý ở chỗ: trong nhiều trường hợp cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hoá đơn chứng từ và sổ sách kế toán thì phải nộp thuế cao hơn những cơ sở không thực hiện đầy đủ chế độ về hoá đơn chứng từ. Ví dụ, doanh thu mua nguyên vật liệu về sản xuất tổng giá mua 70 triệu. Trong đó nguyên vật liệu chính 60 triệu, thuế suất 10%, nguyên vật liệu phụ thuế suất 5%. Doanh nghiệp sử dụng hết số liệu đã mua để sản xuất sản phẩm trong kỳ, đồng thời cũng tiêu thụ hết số sản phẩm sản xuất. Giá trị thành phẩm bán ra là 100 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT của hàng bán ra là 10%.

α Nếu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì: Thuế GTGT đầu ra = 100 x 10% = 10 (triệu)

Thuế GTGT đầu vào = 60 x 10% + 10 x 5% = 6,5(triệu) Thuế GTGT phải nộp = 10 - 6,5 = 3,5(triệu)

α Nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì:

Thuế GTGT phải nộp = (110 - 76,5) x 10% = 3,35(triệu)

Như vậy doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sẽ có lợi hơn, do đó không đảm bảo công bằng trong việc tính thuế và nộp thuế.

+ Trong thực tế cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sử dụng hoá đơn bán hàng, giá bán là đã có thuế GTGT, trên hoá đơn không ghi tách riêng giá bán và thuế GTGT đầu ra. Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào mà phải tính vào chi phí. Việc xác định GTGT để tính thuế không có đủ căn cứ nên phải áp dụng phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu hoặc ấn định khoán, do đó mang tính chủ quan nên tác dụng tính theo phương pháp này bị hạn chế , hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu BÀN VỀ CHẾ ĐỘ THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 35 - 38)