Những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại:

Một phần của tài liệu BÀN VỀ CHẾ ĐỘ THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 - 34)

Bên cạnh thành tựu đạt được ,thuế GTGT ở nước ta còn gặp một số vấn đề bất hợp lý cần được khắc phục:

- Về căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất * Giá tính thuế :

+ Hàng nhập khẩu bị đánh thuế GTGT ngay từ khi vừa được nhập về khi chưa xuất hiện Giá trị gia tăng

+ Giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu bao gồm giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu.Thuế nhập khẩu và thuế GTGT như đã biết đều là loại thuế gián thu .Như vậy thuế GTGT đã trùng lên một phần thuế nhập khẩu.

* Về thuế suất : Hiện nay theo luật thuế GTGT thì thuế GTGT ở nước ta áp dụng 3 mức thuế suất :0%,5% và 10%.Tuy đã tiến bộ hơn so với trước (thuế doanh thu ) nhưng vẫn lạc hậu so với tiến bộ của thuế GTGT hiện đại vì với nhiều mức thuế suất và hai phương pháp tính thuế sẽ gây ra sự bất bình đẳng trong doanh nghiệp làm mất tính trung lập của thuế GTGT

- Về phương pháp tính thuế :

Theo quy định hiện nay ở nước ta đang tồn tại 2 phương pháp tính thuế :

* Phương pháp khấu trừ: (áp dụng đối với doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ hóa đơn,chứng từ GTGT )

Thuế GTGT phải nộp= Thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào

* Phương pháp trực tiếp:( áp dụng đối với các đơn vị chưa thực hiện đầy đủ hóa đơn,chứng từ GTGT)

Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng * thuế suất

Trong hai phương pháp này,chỉ có phương pháp khấu trừ là quyết định tính hiện đậi và trung lập về kinh tế của thuế GTGT.Còn phương pháp trực tiếp chỉ là một cách tiếp cận khoa học trong nghiên cứu nhằm chỉ rõ thuế GTGT là loại thuế chỉ đánh vào giá trị tăng thêm,tính toán theo phương pháp này dễ gây nhầm lẫn,phức tạp và khó áp dụng.Việc tồn tại cả hai phương pháp này với 3 mức thuế suất khác nhau gây ra nhiều bất bình đẳng cho các doanh nghiệp(doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp sẽ thiệt thòi hơn).

- Về hóa đơn,chứng từ : + Hóa đơn GTGT (có sự tách biệt của thuế GTGT) dùng cho phương pháp khấu trừ thuế ,Hóa đơn bán hàng (gộp cả thuế GTGT vào tổng giá thanh toán) dùng cho phương pháp tính thuế trực tiếp.Như vậy việc quy định trên vô hình chung đã tạo ra một rào cản ngăn cách giữa hai nhóm doanh nghiệp này: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ hạn chế mua hàng hóa của các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp bởi vì họ sẽ không được khấu trừ thuế đã nộp. Điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp.

+ Bên cạnh đó,việc quy định hai loại hóa đơn này cũng gây ra hiện tượng tiêu cực là một số người thành lập các công ty ma để được Nhà nước cho phép sử dụng hóa đơn GTGT,sau đó đem bán các hóa đơn này để kiếm lời.Các doanh nghiệp mua hóa đơn này về và tự ý khai khống để được khấu trừ thuế.

- Về việc miễn giảm thuế : Về mặt bản chất,thuế GTGT là thuế gián thu do đó nó mang tính trung lập về kinh tế đối với doanh nghiệp.Tuy nhiên thực tế áp dụng thuế ở Việt Nam có hiện tượng các doanh nghiệp được Nhà nước giảm bớt số thuế phải nộp với lý do là “do nộp thuế quá nhiều khiến doanh nghiệp bị lỗ”.Thực ra thuế GTGT là thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế ,do đó doanh nghiệp chỉ người thu thuế hộ Nhà nước và sau đó phải nộp lại.Vì vậy việc miễn giảm thuế cho doanh nghiệp vừa sai nguyên tắc vừa làm thất thu thuế của Nhà nước.Nếu Nhà nước muốn miễn giảm thuế thì phải giảm mức thuế suất,tức là miễn giảm đối với người tiêu dùng chứ không phải đối với doanh nghiệp.

- Về phương pháp hạch toán thuế : Một số doanh nghiệp hạch toán không chính xác các khoản chi phí thực tế đã phát sinh, thậm chí hạch toán cả những khoản thực tế chưa phát sinh vào tài khoản chi phí hoặc hạch toán sai các khoản mục chi phí nhằm trốn thuế .

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu BÀN VỀ CHẾ ĐỘ THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w