Oxy là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thuỷ sinh vật và tôm nuôi. Hàm lượng oxy hoà tan cao và ổn định trong nước sẽ giúp tôm sinh trưởng nhanh, sự thay đổi hàm lượng oxy theo thời gian trong ao nuôi, là do hoạt động của thuỷ sinh vật, tôm nuôi và quá trình phân giải chất hữu cơ có trong nước ao nuôi, sự trao đổi môi trường nước và không khí, Kết quả theo dõi hàm lượng oxy hoà tan ở các ao nuôi thể hiện ở Bảng 3.12. Hàm lượng ô xy hòa tan trong ao nuôi tôm khá cao dao động từ 4,1 đến 5,2 mg/l và có xu hướng giảm dần theo thời gian nuôi. Ao nuôi có các dàn quạt, khi vận hành đảm bảo duy trì Oxy hòa tan ở mức thích hợp cho tôm sinh trưởng.
Bảng 3.12 Hàm lượng oxy hoà tan và độ mặnở các ao nuôi
Thời gian nuôi Ô xy hòa tan (mg/l) Độ mặn (‰)
Ao tôm Ao rong Ao tôm Ao rong
Tuần 1 5,2 6,9 15 15 Tuần 2 5,1 7,1 15 17 Tuần 3 5,0 6,5 16 18 Tuần 4 4,6 6,6 18 19 Tuần 5 4,8 6,7 18 19 Tuần 6 4,7 6,2 18 20 Tuần 7 4,7 6,3 20 18 Tuần 8 4,5 6,5 20 19
Tuần 9 4,3 6,1 21 18
Tuần 10 4,1 6,3 20 19
Trung bình 4,7 6,5 18,1 18,2
3.3.2. Kết quả theo dõi TAN, NO2, PO4 ở ao thử nghiệm
Hàm lượng TAN trung bình ở ao tôm đạt 10,096 mg/l, cao gần gấp đôi so với ao rong 5,97 mg/l. Hàm lượng TAN giảm mạnh ở tuần đầu tiên ở cả 2 ao từ 41,138 mg/l xuống còn 1,34 mg/l. Với hàm lượng NO2-N cũng vậy giá trị trung bình ở ao tôm là 0,033 mg/l cao gần 3 lần so với ao rong là 0,012 mg/l.
Bảng 3.13 Kết quả theo dõi khả năng hấp thu của rong câu chỉ vàng tại ao nuôi Nghi Hợp
Thông số môi trường Ao tôm Ao rong
TAN (mg/l) 10,096 5,97
NO2-N (mg/l) 0,033 0,012
PO4-P (mg/l) 0,203 0,126
TSS (mg/l) 0,031 0,025
Trong quá trình theo dõi hàm lượng PO4-P có xu hướng tăng ở cả 2 ao trong tuần đầu tiên, tăng giảm trong suất quá trình theo dõi. Hàm lượng TSS có xu thế tăng liên tục và dao động từ 0,141 mg/l lên 0,384 mg/l (Hình 3.11).
3.3.2.1 Biến động hàm lượng TAN trong các ao nuôi
Kết quả theo dõi hàm lượng TAN trong ao tôm, ao rong, qua Hình 3.8 cho thấy hàm lượng TAN giảm mạnh trong tuần đầu tiên ở ao tôm và tăng lên ở ao rong, là do thay nước từ ao rong sang ao tôm và ngước lại. Do vậy, ở ao tôm giảm từ 41,14 mg/l xuống còn 8,96 mg/l, ao rong tăng từ 11,54 mg/l lên 22,51 mg/l. Từ ngày thứ 7 trở đi cả hai ao đều có xu thế giảm, ao rong giảm mạnh ở ngày thứ 14 xuống còn 0,81 mg/l và giảm mạnh nhất vào ngày thứ 21 cả 2 ao, ao tôm 1,74 mg/l, ao rong 0,75 mg/l. Sau ngày 21 hàm lượng TAN có xu thế tăng đến ngày thứ 35 đạt đỉnh và lại giảm đến ngày thứ 42 còn 2,25 mg/l ở ao tôm và 1,32 mg/l ở ao rong.
Hình 3.8: Biến động hàm lượng TAN trong thời gian thí nghiệm
Như vậy, giá trị TAN trong thời gian thử nghiệm giảm dần theo thời gian thể hiện hiệu quả loại bỏ NH3 và NH4 khi tôm chân trắng và rong biển được kết hợp trong hệ thống tuần hoàn.
3.3.2.2. Biến động hàm lượng NO2-N trong các ao nuôi
Theo kết quả ở Bảng 3.12 và Hình 3.9 cho thấy ở ao tôm và ao rong hàm lượng NO2 luôn có xu thế giảm dần trong thời gian thí nghiệm, đến ngày thứ 42 ao tòm còn 0,015 mg/l và ao rong còn 0,0034 mg/l. Sự suy giảm NO2 cũng là dấu hiệu cho thấy hiệu quả loại bỏ các muối Nito trong hệ thống tuần hoàn.
Hình 3.9: Biến động hàm lượng NO2-N trong thời gian thí nghiệm
Hình 3.10: Biến động hàm lượng PO4-P trong thời gian thí nghiệm
Qua Hình 3.10 cho thấy Hàm lượng PO4-P trong ao tôm và ao rong đều tăng, trong đó ao tôm tăng rất nhanh từ 0,13 mg/l lên 0,42 mg/l ở ngày thứ 7 theo dõi, còn ở ao rong hàm lượng PO4-P tăng liên tục đạt đỉnh ở ngày thứ 14, sau đó ao rong luôn có xu thế giảm đến ngày thứ 42 còn 0,071 mg/l.
3.3.2.4. Biến động TSS trong các ao nuôi
Hình 3.11: Biến động hàm lượng TSS trong thời gian thí nghiệm
Qua Hình 3.11 cho thấy ở cả 2 ao luôn có xu thế tăng trong suốt thời gian theo dõi.
3.3.3. Sinh trưởng của rong câu chỉ vàng tại ao nuôi
Kết quả theo dõi tăng trưởng trung bình của rong câu trong ao nuôi tại Nghi Hợp thể hiện ở Bảng 3.14.
Bảng 3.14 Kết quả theo dõi sinh trưởng của rong câu chỉ vàng
Thời gian nuôi
(ngày) Ao rong (gam) 0 175,00 21 280,67 42 559,63 63 1.056,51
Qua Bảng 3.14 ta thấy tốc độ tăng trưởng của rong câu tăng dần và đạt khối lượng trung bình ở ngày thứ 63 đạt 1.056,51 gam. Cho thấy rong câu sinh trưởng tốt trong mô hình nuôi kết hợp với tôm thẻ chân trắng.
3.3.4. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của tôm tại ao nuôi 3.3.4.1. Tăng trưởng tương đối và tuyệt đối về chiều dài của tôm
Qua Bảng 3.15 ta thấy tăng trưởng chiều dài của tôm tăng dần về cuối vụ và đạt 9,73±0,87 cm ở ngày thứ 72.
Bảng 3.15: Kết quả theo dõi tăng trưởng tương đối, tuyệt đối về chiều dài
Thời gian nuôi
(ngày)
Chiều dài Trung bình
(cm)
Tăng trưởng tương đối về dài chiều
(%/ngày)
Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài
(cm/con/ngày)
30 5,3±0,56 2,14 ± 0,58 0,14 ± 0,04
51 8,3±0,79 0,76 ± 0,3 0,07 ± 0,03
72 9,73±0,87 1,45 ± 0,27 0,11 ± 0,02
Qua Bảng 3.15 ta thấy tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của tôm đạt cao nhất ở giai đoạn 30 ngày 2,14 ± 0,58%/ngày và đạt thấp nhất ở giai đoạn 51 ngày. Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài đạt cao nhất ở giai đoạn 30 ngày tuổi đạt (0,14 ± 0,04 cm/con/ngày) và đạt thấp nhất ở giai đoạn 51 ngày (0,07 ± 0,03 cm/con/ngày)
3.3.4.2. Tăng trưởng tương đối và tuyệt đối về khối lượng của tôm
Qua bảng 3.16 ta thấy tăng trưởng trung bình về khối lượng của tôm tăng dần về cuối vụ và đạt 6,49±0,92 cm ở ngày thứ 72.
Bảng 3.16: Kết quả theo dõi tăng trưởng tương đối, tuyệt đối về khối lượng
Thời gian nuôi
(ngày) Tăng trưởng trung bình về khối lượng (g) Tăng trưởng tương đối về khối
lượng (%/ngày) Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/con/ngày) 30 ngày 1,00±0,32 6.59±2,02 0.14±0,06 51 ngày 3,96±1,19 2.52±1,20 0.12±0,05 72 ngày 6.49±0,92 4.55±0,73 0.13±0,02
Qua Bảng 3.16 ta thấy tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của tôm đạt cao nhất ở giai đoạn 30 ngày 6,59 ± 2,02%/ngày và đạt thấp nhất ở giai đoạn 51 ngày. Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng đạt cao nhất ở giai đoạn 30 ngày tuổi đạt (0,14 ± 0,06 g/con/ngày) và đạt thấp nhất ở giai đoạn 51 ngày (0,12 ± 0,05 g/con/ngày)
3.3.5. Năng suất, sản lượng tôm nuôi tại ao nuôi
Kết quả theo dõi sản lượng thực địa tại ao tôm mô hình nuôi kết hợp, thuộc vùng nuôi tôm xã Nghi Hợp, được thể hiện ở Bảng 3.17
Bảng 3.17 Kết quả theo dõi năng suất, sản lượng tôm tại ao nuôi
Chỉ tiêu theo dõi Mô hình nuôi kết hợp
Diện tích ao (m2) 3.600
Cỡ tôm thu (con/kg) 80
Tổng lượng tôm thu (kg) 2.250
Năng suất (tấn/ha) 6,25
Qua bảng 3.17 cho thấy, với diện tích ao nuôi là 3.600 m2, cỡ tôm thu hoạch là 80 con/kg, sản lượng thực tế đạt 2.250 kg, tương đương 6,25 tấn/ha nuôi tôm.
3.3.6. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm chân trắng với rong câu chỉ vàng.
Bảng 3.18: Kết quả theo dõi hiệu quả kinh tế và thu hoạch thực tế của mô hình
1 Tổng thu trên 3.600 m2 575.000.000 đ
2 Tổng chi trên 3.600 m2 428.000.000 đ
3 Lợi nhuận bình quân/3.600 m2 147.000.000 đ
4 Chi phí bình quân/1 kg tôm 68.480 đ
Qua bảng 3.18 mô hình nuôi tôm kết hợp với rong câu chỉ vàng trên diện tích 3.600 m2 ch lợi nhuận đạt 147.000.000 đồng, chi phí cho 1 kg tôm hết 68.480 đồng, đây là chi phí tương đối thấp so với các hình thức nuôi thâm canh hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
1. Rong câu chỉ vàng có khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng vô cơ trong nước. Trong điều kiện thí nghiệm rong câu chỉ vàng có khả năng hấp thu 79,545% PO43—P và 78,431% NH3-N sau thời gian 2 h và tốc độ lọc đạt 97,727% PO43—P và 87,451% NH3-N sau 4 h thí nghiệm. Tốc độ loại bỏ amoni tổng số (TAN) 31,21% sau 2 h.
2. Các hình thức nuôi kết hợp giữa tôm và rong câu chỉ vàng (CT1 và CT2) có chất lượng nước tốt hơn hình thức nuôi tôm đơn (CT3), thể hiện ở hàm lượng NH3-N, TAN và NO2-N trong nước của các hình thức nuôi kết hợp thấp hơn so với nuôi tôm đơn (p<0,05)
3. Nuôi kết hợp tôm và rong câu chỉ vàng có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng tôm. Tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi ở hình thức nuôi kết hợp trong hai bể (CT2) (2,54±0,01 %/ngày) cao hơn so với hình thức nuôi đơn thức nuôi đơn CT3 (2,17±0,07 %/ngày) (p<0,05) nhưng không có sự sai khác về tốc độ tăng trưởng của tôm ở các hình thức nuôi kết hợp ở CT2 và CT1 (p>0,05).
4. Tỷ lệ sống của tôm không bị ảnh hưởng bởi các hình thức nuôi. Tốc độ tăng trưởng của rong ở CT2 (0,380±0,006 %/ngày) cao hơn so rong câu nuôi ở công thức CT1 (0,312±0,024 %/ngày) (p<0,05).
5. Đã đánh giá được khả năng xử lý nước của rong câu chỉ vàng trong nuôi kết hợp với tôm thẻ chân trắng trong hệ thống tuần hoàn kín ở quy mô sản xuất.
Kiến nghị
1. Tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố như CO2, cường độ ánh sáng đến sinh trưởng của rong trong hệ thống nuôi kết hợp.
2. Cần có các nghiên cứu đánh giá các hình thức nuôi kết hợp giữa tôm chân trắng và rong câu chỉ vàng ở quy mô sản xuất một cách sâu hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
[1] Thái Ngọc Chiến, Dương Văn Hòa, Nguyễn Đức Đạm và Nguyễn Văn Hà (2009), Xây dựng quy trình công nghệ nuôi tổng hợp cá mú với bào ngư, rong sụn, vẹm đạt hiệu quả kinh tế cao theo hướng bền vững, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công Thủy sản (2005 -2009), NXB Nông nghiệp, tr. 143 –152.
[2] Thái Ngọc Chiến, Nguyễn Hữu Khánh, Dương Văn Hòa, Nguyễn Đức Đạm và Hà, Nguyễn Văn (2005), Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình nuôi kết hợp nhiều đối tượng hải sản trên biển đạt hiệu quả kinh tế cao theo hướng bền vững, Báo cáo tổng kết đề tài.
[3] Nguyễn Đức Hội (2004), Giáo trình quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1.
[4] Phạm Văn Huyên (1998), Ảnh hưởng của Amon và phốt phát lên quá trình trao đổi chất và sinh trưởng của rong câu Cước Gracilaria heteroclada Zhang et Xia, Tuyển tập các báo cáo khoa học công nghệ biển toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội, tr. 914-918.
[5] Lê Văn Khôi (2014), Hiệu quả xử lý môi trường của một số mô hình nuôi kết hợp ở vùng ven biển Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chuyên đề Bảo vệ môi trường trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn(12/2014), tr. 28-32.
[6] Nguyễn Phi Nam (2007), Thử nghiệm nuôi hỗn hợp một số loài thủy sản có giá trị cao và có khả năng cải thiện chất lượng môi trường nước ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài cấp Khoa học công nghệ cấp tỉnh.
[7]. Đinh Thị Kim Nhung, Trần Thành Công, Giang Thị Tuyết Trân và Nguyễn Thị Ngọc Anh (2013), Nghiên cứu khả năng sử dụng rong bún và rong mềm (Cladophoraceae) làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong mô hình nuôi kết hợp, Hội nghị khoa học trẻ thủy sản toàn quốc lần thứ IV, chủ biên.
[8] Ngô Thị Thu Thảo, Huỳnh Hàn Châu và Trần Ngọc Hải (2010), Ảnh hưởng của việc nuôi kết hợp các mật độ rong sụn (Kappaphycus alvarezii) với tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), Tạp chí khoa học. 2010(16a), tr. 100-110.
[9] Nguyễn Thị Xuân Thu (2003), Nghiên cứu nuôi hải sâm (Honothuria scabra) kết hợp trong ao nuôi tôm sú nhằm cải thiện môi trường, Báo cáo đề tài khoa học chương trình FSPS - Hợp phần SUMA.
[10] Nguyễn Đình Trung (2004), Quản lý chất lượng nước trong Nuôi trồng Thuỷ sản, NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.
Tài liệu nước ngoài
[11] Boyd, C. E. (1995), Bottom soils, sediment and pond aquaculture, Chapman & Hall, New York, 241.
[12] Boyd, C. E. (2000), Shrimp farm effluent during draining for harvest,
Global Aquaculture Advocate. 3, tr. 26-27.
[13] Briggs, M. R. P. và Funge-Smith, S. J. (1994), A nutrient budget of some intensive marine shrimp ponds in Thailand, Aquaculture Fisheries and Management. 25, tr. 789-811.
14] Chen, J.C., Ting, Y., Lin, J.N. và Lin, M.N. (1990), Lethal effects of ammonia and nitrite on Penaeus chinensis juveniles, Marine Biology. 107, tr. 427-431.
[15] Ekman, S. (1953), Zoogeography of the Sea, Sidgwick and Jackson, London.
[16] Islam, Md. S., Sarker, Md. J., Yamamoto, T., Wahab, Md. A. và Tanaka, M. (2004), Water and sediment quality, partial mass budget and effluent N loading in coastal brackishwater shrimp farms in Bangladesh, Marine Pollution Bulletin. 48, tr. 471-485.
[17] Jackson, C., Preston, N., Thompson, P.J. và Burford, M. (2003), Nitrogen budget and effluent nitrogen components at an intensive shrimp farm,
Aquaculture. 218, tr. 397-411.
[18] Khoi, L.V. và Fotedar, R. (2010), Effects of stocking density on the nutrient budget and growth of the western king prawn (Penaeus latisulcatus Kishinouye) in a recirculating aquaculture system,
Aquaculture Research. 41(10), tr. e624-e633.
[19] Khoi, L.V. và Fotedar, R. (2011), Integration of western king prawn (Penaeus latisulcatus Kishinouye, 1896) and green seaweed (Ulva lactuca
Linnaeus, 1753) in a closed recirculating aquaculture system,
Aquaculture. 322-323, tr. 201-209.
[20] Lin, Yong-Chin và Jiann-Chu Chen (2001), Acute Toxicity of Ammonia on Litopenaeus Vannamei Boone Juveniles at Different Salinity Levels. Journal of Experimental Marine, Biology and Ecology. 259, tr. 109-119. [21] Marinho-Soriano, E., Morales, C. và Moreira, W.S.C. (2002), Cultivation
of Gracilaria (Rhodophyta) in shrimp pond effluents in Brazil,
Aquaculture Research. 33, tr. 1081-1086.
[22] Marinho-Soriano, E., R. A. Panucci, M. A. A. Carneiro và D. C. Pereira (2009), Evaluation of Gracilaria caudata J. Agardh for Bioremediation of Nutrients from Shrimp Farming Wastewater, Bioresource Technology. 100(2), tr. 6192-6198.
[23] Martínez-Córdova, L. R., López-Elías, J.A., Leyva-Miranda, G., Armenta- Ayón, L. và Martinez-Porchas, M. (2011), Bioremediation and reuse of
shrimp aquaculture effluents to farm whiteleg shrimp, Litopenaeus vannamei : a first approach, Aquaculture Research. 42(10), tr. 1415-1423. [24] Midlen, A. và Redding, T.A. (1998), Environmental Management for
Aquaculture, Chapman & Hall, London.
[25] Thakur, D. P. và Lin, C.K. (2003), Water quality and nutrient budget in closed shrimp (Penaeus monodon) culture system, Aquacultural Engineering 27, tr. 159-176.
[26] Timmons, M.B., Ebeling, J.M., Summerfelt, S.T. và Vinci, B.J. (2002),
Recirculating Aquaculture Systems 2 ed, Northeasten Regional Aquaculture Center.