Kết quả các hình thức nuôi kết hợp tôm chân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hình thức nuôi kết hợp tôm chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) với rong câu chỉ vàng (gracilaria asiatica) đến chất lượng nước và hiệu quả tôm nuôi (Trang 43)

vàng.

3.2.1. Ảnh hưởng các hình thức nuôi kết hợp đến chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn

Nhiệt độ nước ở các bể trong thời gian thí nghiệm biến động trong khoảng từ 27 đến 33 oC, giá trị trung bình của nhiệt độ ở các công thức thí nghiệm dao động từ 29,20 đến 29,39 oC. Phân tích thống kê không cho thấy sự sai khác về nhiệt độ nước ở các công thức thí nghiệm (p>0,05).

Bảng 3.2: Giá trị trung bình Nhiệt độ, pH và Oxy hòa tan trong thí nghiệm

Thông số môi trường CT1 CT2 CT3

Nhiệt độ (oC) 29,20±1,35a 29,39±1,18a 29,29±1,45a

pH 7,84±0,23a 7,90±0,34a 7,61±0,23a

Oxy hòa tan (mg/l) 5,5±0,7a 6,25±1,0a 4,6±0,8a

Các số liệu có chữ cái mũ trong cùng hàng khác nhau thì khác nhau với p<0,05; Số liệu thể hiện trong bảng là X± SD

Giá trị pH biến động khá lớn từ 7,4 đến 8,4 ở các công thức thí nghiệm và tăng dần theo thời gian ở công thức CT2 và CT1. Giá trị pH trung bình ở các công thức biến động từ 7,61 đến 7,90.

Bảng 3.3: Giá trị trung bình một số yếu tố môi trường đo định kỳ

Thông số Môi trường CT1 CT2 CT3

TAN (mg/l) 6,32±0,27a 5,49±0,06b 7,90±0,15c NH3-N (mg/l) 0,36±0,04a 0,54±0,03a 0,65±0,03b NO2-N (μg/l) 0,15±0,01a 0,13±0,00a 0,18±0,01b PO4-P (mg/l) 4,67±0,18a 4,34±0,14a 4,91±0,18a TSS (mg/l) 0,046±0,001a 0,044±0,001a 0,043±0,001a

Các số liệu có chữ cái mũ trong cùng hàng khác nhau thì khác nhau với p<0,05; Số liệu thể hiện trong bảng là X± SD

Hàm lượng TAN (total ammonia) trung bình cao nhất tại công thức CT3 (7,90±0,15 mg/l) và thấp nhất tại công thức CT2 (5,49±0,06 mg/l) (p<0,05). Giá trị TAN có xu hướng tăng cao theo thời gian thí nghiệm (Hình 3.2) tuy nhiên vẫn

trong ngưỡng cho phép đối với tôm chân trắng. Trong khi các hình thức nuôi kết hợp không ảnh hưởng đến hàm lượng của NO2-N trong hệ thống nuôi toàn hoàn (Bảng 3.3).

3.2.1.1. Biến động hàm lượng NH3-N

Hàm lượng NH3-N có xu hướng tăng cao ở tuần đầu tiên và giảm dần theo thời gian của thí nghiệm (Hình 3.1). Giá trị NH3-N trong thí nghiệm dao động trong khoảng từ 0,05 đến 0,48 mg/L và trong “ngưỡng an toàn” đối với các loài thuộc họ tôm he . Kết quả nghiên cứu của Lin và Chen (2001) cho thấy nồng độ NH3-N thích hợp cho tôm chân trắng kích cỡ chiều dài 22,0±2,4 mm là thấp hơn 1,2; 1,57 và 1,6 mg/l tại các độ mặn tương ứng 15‰; 25 ‰ và 35‰ . So sánh hàm lượng NH3-N trung bình giữa các công thức cho thấy hàm lượng NH3-N trung bình ở công thức CT3 (0,65±0,03 mg/l) cao hơn so với hàm lượng NH3-N các công thức CT1 và CT2 (p<0,05) (Bảng 3.3). Tuy nhiên, không có sự sai khác giữa hàm lượng NH3-N giữa các hình thức nuôi kết hợp trong hệ thống tuần hoàn.

Hình 3.1: Biến động của hàm lượng NH3-N trong thời gian thí nghiệm

3.2.1.2. Biến động hàm lượng TAN

Hàm lượng TAN trung bình cao nhất tại công thức CT3 (7,90±0,15 mg/l) và thấp nhất tại công thức CT2 (5,49±0,06 mg/l) (p<0,05). Giá trị TAN có xu hướng tăng cao theo thời gian thí nghiệm (Hình 3.2) tuy nhiên vẫn trong ngưỡng cho phép đối với tôm chân trắng.

Trong khi các hình thức nuôi kết hợp không ảnh hưởng đến hàm lượng của NO2-N trong hệ thống nuôi toàn hoàn (Bảng 3.3).

Hình 3.2: Biến động của hàm lượng TAN trong thời gian thí nghiệm Kết quả theo dõi hàm lượng TAN trong các công thức, qua hình 3.2 cho thấy hàm lượng TAN cao nhất ở CT3, trong thời gian theo dõi hàm lượng TAN cao nhất ở ngày thứ 35 đạt 11,34 mg/l và thấp nhất ở ngày thứ 14 4,49 mg/l. Ở CT2 cũng đạt cao nhất ở ngày thứ 35 là 10,94 mg/l, ở CT1 cũng vậy đạt 8,91 mg/l. Cả 3 công thức hàm lượng TAN đều có su thế tăng theo thời gian thí nghiệm, đến ngày thứ 42 cả 3 công thức hàm lượng TAN giảm và CT2 giảm thấp nhất đạt 4,05 mg/l.

3.2.1.3. Biến động hàm lượng PO4

Trong quá trình thí nghiệm hàm lượng PO43—P tăng liên tục và dao động trong khoảng 0,37-10,75 mg/L (Hình 3.3) với giá trị trung bình trong các công thức dao động trong khoảng 4,34-4,91 mg/l (Bảng 3.3). Phân tích thống kê cho

thấy không có sự sai khác về hàm lượng PO43—P giữa các công thức trong thời gian thí nghiệm (Bảng 3.3) (p>0,05).

Sự tăng cao của PO43- trong thời gian thí nghiệm có thể do nền đáy các bể là đáy trơ nên không hấp thụ được các chất phốt phospho hoà tan.

Hình 3.3: Biến động của hàm lượng PO4-P trong thời gian thí nghiệm Theo Boyd (1995) bùn đáy đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ Phospho hòa tan do các ion Fe3+; Al3+ và Ca2+ trong bùn phản ứng với PO43- và các phospho hòa tan tạo thành các hợp chất và bị giữ lại nền đáy . Kết quả có tới

hơn 90% phospho hòa tan được tích tụ tại nền đáy bùn hoặc trầm tích . Hơn nữa, sự tăng liên tục của PO43- trong thí nghiệm còn do khả năng hấp thụ phosphor hòa tan của rong thấp hơn lượng phosphor thải ra từ thức ăn thừa, phân và các sản phẩm bài tiết khác của tôm.

3.2.1.4. Biến động hàm lượng NO2

Hàm lượng NO2 trung bình cao nhất tại công thức CT3 (0,18±0,01 mg/l) và thấp nhất tại công thức CT2 (0,13±0,00 mg/l) (p<0,05). Giá trị NO2 có xu hướng tăng cao dần ở ngày thứ 21, sau đó giảm dần đến ngày thứ 42. (Hình 3.2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả ở Bảng 3.3 và đường đồ thị biểu diễn biến động hàm lượng NO2 ở hình 3.4 cho thấy ở các công thức trong hệ thống nuôi tuần hoàn, các hình thức nuôi kết hợp không ảnh hưởng đến các hàm lượng NO2 trong thời gian thí nghiệm.

Hình 3.4: Biến động của hàm lượng NO2 trong thời gian thí nghiệm

3.2.1.5. Biến động hàm lượng TSS

Hàm lượng tổng chất răn lơ lửng (TSS) trung bình cao nhất tại công thức CT1 (0,046±0,001 mg/l) và thấp nhất tại công thức CT3 (0,043±0,001 mg/l) (p<0,05). (Hình 3.5)

Hình 3.5: Biến động của hàm lượng TSS trong thời gian thí nghiệm

Theo kết quả ở Bảng 3.3 và đường đồ thị biểu diễn biến động hàm lượng TSS ở hình 3.5 cho thấy hàm lượng TSS tăng cao ở ngày thứ 14 ở cả 3 công thức, sau đó giảm dần ở ngày thứ 28, sau ngày thứ 28 ở cả 3 công thức hàm lượng TSS tăng dần đến ngày thứ 42, ở CT3 có su thế tăng chậm hơn ở các công thức trong hệ thống nuôi tuần hoàn.

3.2.2. Ảnh hưởng của hình thức nuôi đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm và rong

3.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng tích lũy khối lượng của tôm

Tốc độ tăng trưởng tích lũy khối lượng của tôm cao nhất ở công thức CT2 và thấp nhất ở công thức nuôi đơn tôm CT3. Sau 42 ngày nuôi, khối lượng tôm nuôi ở công thức CT2 tăng trung bình là 15,75 g/con, ở công thức CT1 là 13,46 g/con và thấp nhất là CT1 12,34 g/con.

Bảng 3.4: Tăng trưởng khối lượng (g) của tôm trong thời gian thí nghiệm

Thời gian nuôi

(ngày) CT1 (g) CT2 (g) CT3 (g) 0 ngày 8,33±0,18a 8,25±0,26a 8,27±0,24a 14 ngày 12,03±0,69a 12,54±0,56a 11,71±0,26a 28 ngày 17,73±1,36aa 18,60±1,76ab 16,53±0,45b 42 ngày 21,79±1,89ab 23,99±0,96a 20,61±1,50b

Các số liệu có chữ cái mũ trong cùng hàng khác nhau thì khác nhau với p<0,05; Số liệu thể hiện trong bảng là X± SD

Như vậy tốc độ tăng trưởng của tôm trong thời gian thí nghiệm 42 ngày ở hệ thống tôm và rong ở hai bể riêng biệt và nước ở bể rong bơm tuần hoàn sang bể tôm có khối lượng trung bình cao nhất đạt 23,99 gam/con và khối lượng trung bình thấp nhất ở hệ thống nuôi đơn là 20,61 gam/con.

Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng tương đối của tôm trong thời gian thí nghiệm

Thời gian nuôi

(ngày) CT1 (%/ngày) CT2 (%/ngày) CT3 (%/ngày) Từ 0 ÷ 14 2,62±0,48ab 2,99±0,37a 2,48±0,16b Từ 15 ÷ 28 2,76±0,16a 2,80±0,57a 2,46±0,064a Từ 29 ÷ 42 1,47±0,18a 1,84±0,45a 1,57±0,32a Từ 0 ÷42 2,28±0,22ab 2,54±0,21a 2,17±0,13b

Các số liệu có chữ cái mũ trong cùng hàng khác nhau thì khác nhau với p<0,05; Số liệu thể hiện trong bảng là X± SD

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng tương đối trong thời gian thí nghiệm thể hiện ở Bảng 3.5. Phân tích ANOVA cho thấy tốc độ tăng trưởng tích lũy của tôm ở công thức CT2 (2,54±0,21 %/ngày) cao hơn so với công thức nuôi đơn CT3 (2,17±0,13 %/ngày)(p<0,05) nhưng không có sự sai khác về tốc độ sinh trưởng của tôm ở các hình thức nuôi kết hợp (p>0,05) (Bảng 3.5).

Qua Bảng 3.5 và Hình 3.6 cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đối ở trong giai đoạn từ 0 – 14 ngày CT2 đạt (2,99±0,37 %/ngày), giai đoạn 15 – 28 ngày đạt (2,88±0,57 %/ngày), giai đoạn từ 29 – 42 ngày đạt (1,84±0,45 %/ngày). Trong toàn thời gian thí nghiệm 42 ngày công thức nuôi đơn CT3 đạt tốc độ tăng trưởng thấp nhất (2,17±0,13 %/ngày)

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của tôm ở các công thức thí nghiệm biến động theo cùng xu hướng với tăng trưởng tuyệt đối (Bảng 3.6). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cao nhất ở công thức CT2 và thấp nhất ở CT1 (Bảng 3.6).

Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của tôm trong thời gian thí nghiệm

Thời gian nuôi

(ngày) CT1 (g/ngày) CT2 (g/ngày) C3 (g/ngày) Từ 0 ÷ 14 0,27±0,051 0,31±0,04 0,25±0,015 Từ 14 ÷ 28 0,41±0,051 0,44±0,11 0,34±0,015 Từ 28 ÷ 42 0,29±0,051 0,39±0,076 0,29±0,076 Từ 0 ÷42 0,32±0,046ab 0,38±0,015a 0,29±0,032b

Các số liệu có chữ cái mũ trong cùng hàng khác nhau thì khác nhau với p<0,05; Số liệu thể hiện trong bảng là X± SD

3.2.2.2. Hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm trong thời gian thí nghiệm

Trong 42 ngày thí nghiệm tôm được cho ăn với các cỡ phù hợp theo tăng trưởng của tôm với khẩu phần 4% khối lượng thân, kết quả theo dõi hệ số sử dụng thức ăn của tôm ở các công thức thể hiện ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7: Hệ số chuyển đổi hức ăn của tôm trong thời gian thí nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi CT1 CT2 CT3

Hệ số thức ăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(FCR) 2,18±0,21

a 2,48±0,15a 2,06±0,40a

Các số liệu có chữ cái mũ trong cùng hàng khác nhau thì khác nhau với p<0,05; Số liệu thể hiện trong bảng là X± SD

Qua bảng 3.7 ta thấy hệ số sử dụng thức ăn ở các công thức gần tương đương nhau, giao động từ 2,06±0,40 ở CT3 đến 2,48±0,15 ở CT2. Tuy nhiên không có sự sai khác về hệ số thức ăn (FCR) giữa các công thức thí nghiệm sau 42 ngày thí nghiệm (p>0,05) (Bảng 3.7).

3.2.2.3. Tốc độ tăng trưởng của rong

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng của rong câu chỉ vàng trong thời gian thí nghiệm thể hiện ở Bảng 3.8.

Thời gian nuôi CT1(g) CT2(g) CT3(g)

0 ngày 1.000±0,03 1.000±0,04 -

14 ngày 1.035±13,23 1.080±10,00 -

28 ngày 1.098,3±55,75 1.125±21,79 -

42 ngày 1.140±80.00 1.166,7±23,09 -

Qua Bảng 3.8 ta thấy rong phát triển ở cả hai công thức CT2 và CT1 và sau 42 ngày thí nghiệm sinh khối của rong ở công thức CT1 tăng thêm trung bình là 166 g/bể và công thức CT1 tăng thêm 114 g/bể.

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng tương đối của rong trong thời gian thí nghiệm thể hiện ở Bảng 3.9

Bảng 3.9: Tốc độ tăng trưởng tương đối của rong trong thời gian thí nghiệm

Thời gian nuôi

(ngày) CT1 (%/ngày) CT2 (%/ngày) CT3 0 ÷ 14 0.24±0.09 0.55±0.07 - 15 ÷ 28 0.42±0.29 0.29±0.16 - 29 ÷ 42 0.26±0.19 0.26±0.015 - 0 ÷ 42 0.31±0.17 0.36±0.046 -

Hình thức nuôi kết hợp khác nhau cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của rong câu trong hệ thống tuần hoàn. Trong thời gian 42 ngày thí nghiệm, tốc độ sinh trưởng của rong nuôi ở công thức CT2 (0,360±0,046 %/ngày) cao hơn so với công thức CT1 (0,311±0,17 %/ngày) (p<0,05).

3.2.3. Tỷ lệ sống của tôm

Sau 42 ngày chăm sóc, thí nghiệm kết quả theo dõi tỷ lệ sống của tôm được thể hiện ở Hình 3.7 và Bảng 3.10. Qua đó ta thấy: Tỷ lệ sống của tôm nuôi

trong 42 ngày thí nghiệm dao động trong khoảng 60,41- 77,08%. Tỷ lệ sống cao nhất ở công thức CT2 và thấp nhất ở công thức CT3 (Hình 3.6). Phân tích ANOVA cho thấy không có sự khác nhau về tỷ lệ sống ở các hình thức nuôi kết hợp (p>0,05).

Hình 3.7: Tỷ lệ sống của tôm trong thời gian thí nghiệm

Tỷ lệ sống của tôm trong thí nghiệm thấp hơn so với tỷ lệ sống hơn 90% khi tôm chân trắng (kích cỡ trung bình 4,2g) được nuôi kết hợp với rong sụn (Kappaphycus alvarezii) ở mật độ 90 con/m3 . Tôm chân trắng (kích cỡ 8,2 g/con) trong thí nghiệm này được thả ở mật độ 32 con/m2 với thể tích 300 lít, tương đương với 106 con/m3 cao hơn so với mật độ của Ngô Thị Thu Thảo và ctv (2010) . Mật độ tôm thả có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm nuôi, khi tăng mật độ nuôi thì tỷ lệ sống giảm .

Bảng 3.10: Tỷ lệ sống của tôm ở các công thức thí nghiệm

Thời gian nuôi CT1 (%) CT2 (%) CT3 (%)

0 ngày 100,00 100,00 100,00

14 ngày 81,25 93,75 81,25

28 ngày 74,36 86,05 66,67

42 ngày 71,43 77,08 60,41

Qua Bảng 3.10 ta thấy tỷ lệ sống ở các giai đoạn thí nghiệm và ở các hệ thống nuôi giảm dần, cụ thể: Ở giai đoạn 14 ngày hệ thống nuôi tôm rong riêng từng bể CT2 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 93,75%, hai hệ thống còn lại có tỷ lệ sống là 81,25%. Ở giai đoạn 28 ngày CT2 đạt cao nhất là 86,05%, thấm nhất là hệ thống nuôi đơn CT3 chỉ đạt 66,67%. Ở giai đoạn 42 ngày CT2 đạt cao nhất 77,08% và hệ thống nuôi đơn CT3 đạt thấp nhất 60,41%.

3.3. Thử nghiệm nuôi kết hợp với tôm chân trắng và rong câu chỉ vàng trong điệu kiện sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường nước tại ao nuôi 3.3.1.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ nước ao trong thời gian thí nghiệm biến động từ 27,0 đến 30,5 oC và có xu hướng tăng cao vào các tuần 5 đến tuần 8. Nhiệt độ nước trung bình ở ao tôm là 29,34 oC và ở ao nuôi rong là 28,92oC. Kết quả, theo dõi biến động của nhiệt độ và pHở các ao nuôi tôm, rong thể hiện ở Bảng 3.11.

Bảng 3.11: Giá trị nhiệt độ và pH trong các ao

Thời gian nuôi Nhiệt độ (t

0C) pH

Ao tôm Ao rong Ao tôm Ao rong

Tuần 1 27,2 27,0 8,11 8,05 Tuần 2 28,5 28,0 7,76 7,80 Tuần 3 29,0 28,0 7,78 7,75 Tuần 4 29,2 28,7 7,50 7,74 Tuần 5 30,0 29,2 7,55 7,80 Tuần 6 30,0 29,3 7,50 7,80 Tuần 7 30,5 30,5 7,65 7,85 Tuần 8 30,2 30,0 7,42 7,82 Tuần 9 29,8 29,5 7,50 7,85 Tuần 10 29,0 29,0 7,55 7,90 Trung bình 29,34 28,92 7,63 7,84 3.3.1.2. Giá trị pH

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng yếu tố pH của môi trường nước ao nuôi, rất quan trọng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động trao đổi chất và sinh lý tôm nuôi; và phát triển của thực vật phù du trong ao nuôi và NH3. Kết quả theo dõi pH được trình bày ở Bảng 3.11 cho thấy giá trị pH ở ao nuôi tôm (7,63) có xu hương thấp hơn so với ao nuôi rong (7,84). pH ở ao nuôi tôm dao động trọng khoảng từ 7,42 đến 8,11, trong khi ở ao rong dao động từ 7,74 đến 8,05. Giá trị trung bình của độ pH ở ao tôm là 7,63 và ở ao rong là 7,84.

Theo Nguyễn Đình Trung (2004) và Nguyễn Đức Hội (2004) các giá trị pH và nhiệt độ thích hợp cho động vật thủy sản sinh trưởng và phát triển .

3.3.1.3. Độ mặn

Độ mặn là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của tôm thẻ chân trắng và rong câu chỉ vàng. Độ mặn thích hợp cho tôm phát là từ 15 - 25 ‰, của rong câu chỉ vàng từ 16 – 25 ‰. Tuy nhiên độ măn quá cao hoặc quá thấp đề ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng của tôm, Kết quả theo dõi độ mặn ở bảng 3.12 cho thấy độ mặn trong thời gian nuôi dao động trong khoảng 15-20 ‰, phù hợp cho phát triển của rong biển và tôm chân trắng.

3.3.1.4. Hàm lượng oxi hoà tan (mg/l)

Oxy là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thuỷ sinh vật và tôm nuôi. Hàm lượng oxy hoà tan cao và ổn định trong nước sẽ giúp tôm sinh trưởng nhanh, sự thay đổi hàm lượng oxy theo thời gian trong ao nuôi, là do hoạt động của thuỷ sinh vật, tôm nuôi và quá trình phân giải chất hữu cơ có trong nước ao nuôi, sự trao đổi môi trường nước và không khí, Kết quả theo dõi hàm lượng oxy hoà tan ở các ao nuôi thể hiện ở Bảng 3.12. Hàm lượng ô xy hòa tan

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hình thức nuôi kết hợp tôm chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) với rong câu chỉ vàng (gracilaria asiatica) đến chất lượng nước và hiệu quả tôm nuôi (Trang 43)