Nuôi kết hợp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hình thức nuôi kết hợp tôm chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) với rong câu chỉ vàng (gracilaria asiatica) đến chất lượng nước và hiệu quả tôm nuôi (Trang 27 - 33)

Khoảng chục năm trở lại đây, người ta đã bước đầu thành công trong việc xử lý ô nhiễm ưu dưỡng bằng rong biển . Các tác giả này đưa ra mô hình trồng rong câu kết hợp với loài hai mảnh vỏ, có thể loại bỏ hầu hết các chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho trong ao nuôi tôm, kể cả phần đáy.

Tại Phân viện Khoa học Vật liệu Nha Trang, nghiên cứu sử dụng rong câu cước, chỉ vàng để xử lý chất thải được tiến hành trong các bể kính có dung tích 50 lít. Chất đáy của ao nuôi tôm sau khi thu hoạch được lấy về cho vào bể

kính rồi cho nước biển đã lọc bỏ phytoplankton tới 40 lít, tại 2 địa điểm Vạn Ninh Khánh Hoà và Ninh Hải (Ninh Thuận). Rong sụn Kappaphycus alvarezii

được trồng theo phương pháp giàn cố định trên đáy ao sau khi thu hoạch tôm với mật độ ban đầu khoảng 1.600 - 2.000 g/m2.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Rong sụn có khả năng hấp thụ một lượng muối amôn rất lớn với tốc độ cao. Chỉ sau 24 giờ, hàm lượng amôn trong nước từ 1.070,49 mg/l giảm xuống còn 830,10 mg/l đối với mật độ rong 400 g/m2, tương ứng trên 20%. Ðến ngày thứ 5 thì ở mọi mật độ rong thí nghiệm hàm lượng amôn trong nước giảm đi hơn 80% và nó giữ ở mức đó cho tới khi kết thúc thí nghiệm ngày thứ 10, hàm lượng amôn chỉ còn 10% so với ngày đầu. Trong khi đó, ở bể đối chứng hàm lượng amôn trong nước tuy có giảm nhưng không đáng kể ở mức 1.001,18 mg/l xuống 950,02 mg/l ở ngày thứ 7 và giữ ở mức đó cho tới khi kết thúc thí nghiệm.

Ðối với phốt phát, sau 24 giờ rong sụn hấp thụ được từ 30% đến 60%. Mức độ hấp thụ phốt phát tăng theo mật độ rong thả vào trong bể. Hiện tượng gia tăng này có lẽ là do trùng với quá trình phân rã vật chất hữu cơ trong chất đáy tạo ra phốt phát và giải phóng vào trong môi trường nước, cho nên tuy rong có hấp thụ đi một lượng phốt phát trong nước, song lại được bổ sung ngay từ đáy, bởi vậy ở một số bể thí nghiệm ta thấy là lượng phốt phát giảm đi không đáng kể

Ðối với thành phần nitrit, thì kết quả nghiên cứu cho thấy rong sụn hầu như không hấp thụ. Còn nitrat trong nước thì rong sụn một phần với xu thế gia tăng theo mật độ rong thả trong bể. Một điều đáng lưu ý khác là khả năng hấp thụ nitơ tổng số của rong sụn cũng khá cao. Sau hai ngày đối với mật độ thả rong từ 500 đến 700 g/m2 hàm lượng nitơ tổng số đã giảm xuống từ 50 - 70 %. Xét qua hàm lượng ôxy hoà tan trong nước chúng ta thấy nhờ có rong mà hàm lượng ôxy trong nước được gia tăng một cách đáng kể. Ở bể có mật độ rong 700 g/m2 thì hàm lượng ôxy trong nước tăng từ 5,28 mg O2/l ở ngày đầu lên 7,53 g/m2 sau 3 ngày. Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, hàm lượng ôxy hoà tan đồng loạt giảm với hàm lượng khá lớn. Nguyên nhân của sự giảm thiểu

ôxy trong nước có lẽ là do quá trình phân rã vật chất hữu cơ trong chất đáy gây nên. Hiện tượng này rất phù hợp với nhận định trên khi phốt phát trong nước gia tăng đồng loạt ở các bể vào thời điểm này. Việc giữ vững hàm lượng ôxy cao trong ao là điều quan trọng, nó chính là nguồn thúc đẩy nhanh quá trình phân rã vật chất hữu cơ trong chất đáy của ao, giải phóng nhanh các sản phẩm của quá trình phân rã trong chất đáy, góp phần rút ngắn quá trình làm sạch môi trường ao nuôi.

Qua kết quả nghiên cứu trên cho ta thấy, rong sụn Kappaphycus alvarezii có khả năng hấp thụ tốt các chất thải dinh dưỡng trong môi trường ưu dưỡng. Nó có thể là một tác nhân trong vấn đề làm sạch môi trường ao nuôi trồng thuỷ sản. Nó gợi cho chúng ta một hướng làm vệ sinh ao nuôi thuỷ sản sau khi thu hoạch bằng việc trồng xen canh rong sụn trong ao đìa trong thời gian chuyển vụ. Vừa tạo thu nhập phụ cho người nông dân, vừa không gây ô nhiễm môi trường xung quanh vùng nuôi trồng thuỷ sản. Từ những kết quả thu được có thể tóm lược như sau :

- Trồng rong sụn trong ao sau khi thu hoạch tôm giúp ta xử lý được chất đáy ao nuôi khỏi bị nhiễm bẩn bởi các chất thải tích luỹ trong quá trình nuôi tôm có hiệu quả cao. Rong sụn có thể giúp cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong chất đáy ao nhanh và hấp thụ các sản phẩm phân huỷ với tốc độ cao góp phần tích cực vào việc xử lý, làm vệ sinh ao đìa, không gây ô nhiễm tới vùng xung quanh.

- Trồng rong sụn trong ao nuôi tôm sau khi thu hoạch, ngoài việc giúp ta xử lý ô nhiễm đáy ao, người nông dân còn có nguồn thu nhập phụ từ rong sụn trong thời kỳ chuyển vụ. Gọi là nguồn thu phụ vì so với lợi nhuận thu từ nuôi tôm cao hơn. Song nguồn thu từ trồng rong sụn hiện nay không phải là nhỏ.

Các tác giả tiến hành phương pháp nuôi tôm thâm canh kết hợp trồng rong câu trong hệ tuần hoàn kín. Trong đó, sử dụng ao rong câu mật độ cao đóng vai trò bể lọc sinh học (để làm sạch nước thải).

Nghiên cứu dựa trên cơ sở ứng dụng các tác động tương hỗ giữa thực vật (rong biển) và động vật (tôm) với các yếu tố môi trường. Cụ thể ở đây là: Rong

câu tạo ra ôxy hòa tan - tôm tiêu thụ nó, rong câu tiêu thụ CO2 và các muối dinh dưỡng do tôm sản sinh ra nó; rong câu làm giảm a xít trong môi trường nước - tôm làm tăng tính axít. Sự hoạt động cân bằng này cho phép giữ cho ổn định môi trường nuôi tôm.

Hệ thống ao nuôi kiểu mới này được bố trí, gồm: Ao lắng và tiệt trùng (chiếm 21% tổng diện tích cả hệ thống). Ao nuôi tôm (chiếm 62%). Ao trồng rong câu (hay còn gọi ao xử lý sinh học, chiếm 17%). Nước sử dụng cho quá trình nuôi được lấy vào cả ba ao ngay từ đầu và sử dụng chung cho cả vụ nuôi.

Với quy trình tuần hoàn vận hành như sau: Nước được khử trùng ngay trong ao lắng trước khi bơm vào ao nuôi tôm. Rồi nước thải từ ao nuôi tôm được bơm dần (mỗi lần khoảng 15-20%) sang ao trồng rong câu và lưu lại đây ba ngày. Sau đó, bơm trở lại ao lắng và tiến hành xử lý hóa học, xong cho lưu lại đây ba, bốn ngày. Tiếp đến, lại bơm vào ao nuôi tôm-bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Trong quá trình nuôi, có một lượng nước bị mất đi do thẩm thấu và bốc hơi sẽ được bổ sung từ nguồn nước bên ngoài vào. Bằng cách sử dụng nguồn nước như thế, sẽ hạn chế tối đa sự tiếp xúc hoặc trao đổi với nguồn nước bên ngoài, do đó hạn chế được những ảnh hưởng của trại nuôi tôm với môi trường chung quanh và ngược lại.

Mặc dù một số tính chất vật lý của nước như độ mặn, tăng dần theo các tháng trong vụ tôm (thay đổi từ 2,1% đến 3,5%) do nước bốc hơi. Nhưng cả tôm nuôi và rong câu đều cùng phát triển tốt, mang lại thêm nguồn lợi thu được từ rong câu khá lớn.

Trong hai tháng đầu vụ nuôi (từ tháng 2 đến tháng 4) mật độ rong câu trung bình 500 g/m2, tốc độ tăng trưởng đạt 2,8%. Đến tháng thứ 3, rong đã có mật độ đạt 2 kg/m2 và đã bắt đầu thu tỉa được với khối lượng 170-200 g/m2. Từ tháng thứ 5 độ tăng trọng chỉ đạt 1,3%, nhưng đến khi thu hoạch tôm thì rong đã có sinh lượng tích lũy 4 kg/m2. Sản lượng rong câu tươi trên 01ha ao thí nghiệm đạt tới 6 tấn/tháng.

Hơn nữa, phương pháp nuôi tôm thâm canh kết hợp trồng rong câu trong hệ tuần hoàn khép kín kiểu này, đặc biệt có lợi cho môi trường. Kết quả thí

nghiệm qua một vụ tôm đã cho thấy rõ, rong câu có tác dụng làm thay đổi đáng kể các chỉ số yếu tố môi trường nước đối với nguồn nước đi ra từ ao rong. Chỉ với một ao rong có diện tích bằng 17% tổng diện tích cả hệ thống ao nuôi kết hợp kể trên, thì với vai trò là bể lọc sinh học, nó đã cải thiện tốt chất lượng nước của ao nuôi tôm: Làm tăng 5% pH, tăng 49% ôxy, đồng thời làm giảm 60,3% nitơ vô cơ hòa tan, 38,1% phospho, 66% chlorophyll, 56% chất lơ lửng từ nguồn của ao nuôi tôm.

Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, nuôi kết hợp tôm-rong câu không chỉ làm cho những thông số về chất lượng nước trong ao nuôi tôm tốt hơn, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường chung quanh trại nuôi, mà còn làm giảm chi phí sản xuất. Giảm thiểu sử dụng chất và thuốc phòng trị bệnh cho tôm. Vì thế, sẽ có sản phẩm tôm thương phẩm sạch hơn, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Nghiên cứu này cần được khảo sát tiếp trong mùa mưa để kiểm tra về hiệu quả cải thiện chất lượng nước thải, xác định thời gian lưu giữ nước và độ sâu mực nước trong ao rong câu.

Sự phát triển của nghề nuôi tôm sú bán thâm canh và thâm canh mật độ cao, dẫn dến việc sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất với liều cao làm môi trường nuôi bị ô nhiễm, bùng phát dịch bệnh ở nhiều vùng nuôi tôm, làm cho suy giảm năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế mang lại ngày càng giảm, đã làm cho nghề nuôi tôm sú những năm gần đây càng thêm khó khăn. Để khắc phục khó khăn duy trì và phát triển nghề nuôi thuỷ sản mặn, lợ một cách bền vững, nhiều đối tượng nuôi mới, nhiều mô hình nuôi kết hợp mới được người sản xuất đưa vào áp dụng với tôm sú, tôm chân trắng. Nhằm tạo cho cho nghề nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ ngày một ổn định hơn hiệu quả kinh tế tăng lên.

- Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Phi Nam (2007) đã cho thấy có thể nuôi ghép cá Dìa, cá Kình và rong câu trong cùng một ao. Các đối tượng nuôi vẫn phát triển tốt, tỷ lệ sông cao. Phân tích các chỉ số về chất lượng môi trường nước cho thấy hàm lượng NH-

3 – N; PO42- - P; COD và BOD trong các ao nuôi có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, ở các lô đối chứng cao hơn các lô thí nghiệm (p <0,05). Sự sai khác giữa các lô thí nghiệm không rõ ràng. Đánh giá

hiệu quả kinh tế cho thấy ở lô nuôi cá với mật 0,2 m2/con hiệu quả kinh tế là cao nhất .

- Hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopennaeus vannamei) trong nuôi kết hợp với rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền

(Cladophoraceae) của nhóm nghiên cứu Đinh Thị Kim Nhung và ctv (2013) cho thấy vai trò hữu ích của rong bún và rong mền trong nuôi kết hợp với tôm thẻ chân trắng, góp phần làm ổn định môi trường, trong quá trình nuôi hàm lượng TAN và NO2- thấp hơn so vơi nuôi tôm đơn trong suốt thời gian nuôi. Tôm nuôi kết hợp với rong bùn hoặc rong mền và cho ăn 50 – 70% nhu cầu có tốc độ tăng trưởng từ tương đương đến cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với tôm nuôi đơn được cho ăn theo nhu cầu .

- Các nghiên cứu của Thái Ngọc Chiến (2004); Nguyễn Thị Xuân Thu (2003) đã có những nghiên cứu về nuôi hỗn hợp cá - rong biển – động vật thân mềm trong cùng một ao, kết quả cho thấy các đối tượng nuôi ghép có tốc độ tăng trưởng tốt và làm tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích mặt nước .

- Đề tài khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình nuôi kết hợp nhiều đối tượng hải sản trên biển đạt hiệu quả kinh tế cao theo hướng bền vững” của Thái Ngọc Chiến và ctv (2005) đã xây dựng thành công 5 mô hình: Nuôi cá mú lồng kết hợp với rong sụn, vẹm xanh và bào ngư; nuôi tôm hùm lồng kết hợp với rong sụn, vẹm xanh và bào ngư; nuôi tôm hùm kết hợp với cá chẽm, hải sâm, rong biển và vẹm xanh; nuôi tổng hợp ốc hương với hải sâm, rong biển và vẹm xanh; và nuôi ốc hương với tôm hùm, hải sâm, rong biển và vẹm xanh . Trên cơ sở nhu cầu của thực tế sản xuất, nhiều mô hình nuôi kết hợp,nhiều nghiên cứu khác nhau theo hướng nuôi hỗn hợp nhiều đối tượng khác nhau đã được áp dụng và thực hiện ở nhiều vùng nuôi trồng. Cụ thể:

- Kết quả mô hình nuôi ghép cá Dìa với tôm sú tại thành phố Hội An trên diện tích 10.000 m2, nuôi 4.000 con cá Dìa kết hợp với 30.000 con tôm sú và 500 kg rong câu chỉ vàng và kết quả đạt được rất khả quan. Kết quả cho thấy trong suốt quá trình nuôi, cá dìa, tôm sú hầu như không xuất hiện bệnh, tôm cá đều phát triển khá nhanh và có thịt thơm ngon. Sau hơn 5 tháng nuôi, với kích cỡ 6-7

con/kg, thu hoạch được 260 kg cá Dìa. Tôm sú cũng cho thu hoạch khá với sản lượng 375 kg, cỡ 30-40 con/kg. Với giá bán 85.000 đ/kg đối với cá Dìa và 130.000 đ/kg đối với tôm sú, mô hình đã thu được gần 71 triệu đồng, lãi ròng trên 40 triệu đồng. Theo các chuyên gia nuôi trồng thủy sản, quá trình nuôi tại mô hình đã tạo ra chuỗi thức ăn tự nhiên giúp cân bằng sinh thái trong ao. Chất thải do tôm sú, cá dìa thải ra sẽ được rong hấp thụ. Cá dìa sử dụng rong làm thức ăn. Tôm sú cũng sử dụng rong câu, các thủy sinh vật được tạo ra do quá trình phân giải chất hữu cơ trong ao nuôi làm thức ăn. Một lượng rất ít thức ăn công nghiệp được bổ sung thêm cho tôm sú. Với cách nuôi này, có thể tạo ra một môi trường gần giống với tự nhiên, giảm thiểu được ô nhiễm và điều đặc biệt quan trọng là làm cho chất lượng thủy sản nuôi luôn tươi và thơm ngon hơn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hình thức nuôi kết hợp tôm chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) với rong câu chỉ vàng (gracilaria asiatica) đến chất lượng nước và hiệu quả tôm nuôi (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w