7. Những đóng góp mới của đề tài
2.2.2. Các hình thức vẽ BĐTD
2.2.2.1. Thực hành vẽ BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ ( phụ lục) 2.2.2.2. Thiết kế BĐTD trên máy tính ( phụ lục)
( Phần mềm mà chúng tôi sử dụng để vẽ BĐTD trong khóa luận này là phần mềm Buzan’s iMindMap4
9
CHƯƠNG 3. SỬ DỤNG HỆ THỐNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG I, SINH HỌC 12 – THPT
3.1. Định hướng sử dụng hệ thống BĐTD vào dạy học3.1.1 Một số hoạt động dạy học chủ yếu trong một tiết học 3.1.1 Một số hoạt động dạy học chủ yếu trong một tiết học
* Hoạt động 1 : Lập BĐTD
Mở đầu bài học, GV có thể cho học sinh lập BĐTD theo nhóm với các gợi ý liên quan đến chủ đề kiến thức của bài học (GV có thể yêu cầu HS vẽ BĐTD trước ở nhà nếu bài học quá dài).
* Hoạt động 2 : Báo cáo, thuyết minh về BĐTD.
Cho một vài HS đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động này vừa giúp GV biết rõ việc hiểu kiến thức của các em, vừa là cách rèn cho các em khả năng trình bày ý tưởng trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay.
* Hoạt động 3 : Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện BĐTD.
Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hòa thiện BĐTD về một kiến thức nào đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học.
* Hoạt động 4 : Củng cố kiến thức bằng một BĐTD.
Cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức thông qua một BĐTD mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện hoặc một BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa). BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức và góp ý thêm về đường nét vẽ và hình thức (nếu cần).
3.1.2. Dạy học hợp tác nhóm với BĐTD
Do BĐTD là một sơ đồ “mở” và các ý được “trải” theo các hướng khác nhau không đòi hỏi tính “tuần tự” nên nó tạo môi trường rất thuận lợi trong dạy học hợp tác nhóm. Sử dụng BĐTD giúp các thành viên trong nhóm có thể phát triển ý tưởng rất dễ dàng từ chủ đề chính và từ các nhánh mà các thành viên khác đưa ra trước đó.
Ưu điểm của học tập hợp tác nhóm là : Nâng cao năng lực hợp tác giữa các HS với nhau – đây là phẩm chất quan trọng, cần thiết cho những công dân tương lai trong xu thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu; Tăng cường khả năng tư duy phê phán – HS trong mỗi nhóm và giữa các nhóm cần nắm bắt, kiểm tra, đánh giá thông tin và phản hồi thông tin; Nâng cao khả năng giao tiếp giữa HS trong cùng một nhóm và cả lớp; Tạo tâm lý lành mạnh; Tạo ra những thành công trong học tập,…
Điều kiện áp dụng
- Khi củng cố kiến thức cuối một bài học, một chủ đề, tiết ôn tập chương…
- Khi dậy kiến thức mới mà kiến thức này có liên quan với một số kiến thức HS đã học trước đó hoặc có mạch kiến thức tương tự với một số bài hay nội dung kiến thức đã học.
- HS đã biết lập BĐTD.
Phương tiện : giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy,…vì vậy
có thể vận dụng với bất kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay.
Quy trình tổ chức :
- Lập các nhóm học tập theo một tiêu chí nào đó. Có thể là nhóm nhỏ từ 2 – 5 HS có cùng trình độ nhận thức hoặc đa dạng trình độ (nhận thức cao, trung bình, yếu), ngồi cùng bàn hay khác bàn, khác tổ,…
- Xác định nhiệm vụ nhận thức bằng việc giao cho HS thiết lập BĐTD về chủ đề cần nghiên cứu. Ở một số tiết học ban đầu, khi mới tổ chức sử dụng BĐTD trong dạy học hợp tác nhóm, GV nên đưa ra BĐTD thiếu nội dung, thiếu nhánh cho học sinh hoàn thiện nội dung kiến thức; khi học sinh đã làm quen với phương pháp này thì có thể cho một cum từ hay hình vẽ, hình ảnh ở vị trí trung tâm để HS thiết lập BĐTD.
- HS thực hiện hoạt động nhóm : HS tham gia trao đổi, thảo luận trong nhóm của mình, ghi nội dung kiến thức vào BĐTD của nhóm mình. GV theo dõi, điều khiển, điều chỉnh (nếu cần) hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm thuyết minh về BĐTD của nhóm mình.
- GV nhận xét đánh giá các nhóm. Nội dung nhận xét đối chiếu với yêu cầu mà GV đặt ra từ đầu tiết học về kiến thức, kỹ năng , thái độ, hoạt đọng hợp tác của các thành viên trong mỗi nhóm,…Công việc này dần dần có thể giao cho các nhóm HS tự nhận xét đánh giá về nhóm mình, khi đó GV nhận xét, đánh giá chung toàn lớp.
3.2. Định hướng sử dụng BĐTD vào dạy học chương I – Cơ chế di truyền và biến dị và biến dị
Mỗi BĐTD được thiết kế vào dạy từng phần của bài học. Những BĐTD tổng quát cả bài có thể dược sử dụng dạy tất cả các phần cũng như tóm lược toàn bài học vào cuối tiết học. Đôi khi BĐTD có thể thiếu các nhánh hoặc thiếu nội dung , lúc này chúng được sử dụng như một phiếu học tập. Dưới đây là định hướng sử dụng hệ thống BĐTD đã thiết kế vào dạy học chương I – Cơ chế di truyền và biến dị.
Bài BĐTD dạy bài mới BĐTD ôn tập 1 1.1, 1.2, 1.3 1.3 2 2.1, 2.2 2.1 3 3.1 4 4.1, 4.2 5 5.1 6 6.1 6.1
3.3. Sử dụng BĐTD vào dạy học một số bài cụ thể thuộc chương I – Cơ chế di truyền và biến dị di truyền và biến dị
Bài 1 : GEN, MÃ DI TRUYỀN, QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN.
I. Mục tiêu.
Sau khi học xong bài này, HS phải :
1. Kiến thức.
- Trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen và nêu được các loại gen chính.
- Trình bày được khái niệm mã di truyền và dặc điểm chung của nó. - Mô tả được quá trình nhân đôi của ADN. Phân biệt được sự khác nhau giữa nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
2. Kỹ năng.
Rèn luyện một số kỹ năng :
- Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Kỹ năng tư duy : phân tích, so sánh, tổng hợp. - Kỹ năng học nhóm và tự học.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập. - Kỹ năng vẽ BĐTD.
- Hình thành, củng cố thế giới quan duy vật biện chứng thông qua việc tìm hiểu vật chất di truyền.
- Củng cố niềm tin vào sinh học hiện đại trong việc nhận biết và giải thích bản chất của các quá trình sống.
- Bồi dưỡng niềm yêu thích Sinh học và niềm say mê nghiên cứu khao học.
- Tích cực và sáng tạo trong học tập.
II. Chuần bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên :
- Tranh vẽ 1.1; 1.2; bảng 1 trong SGK. - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. - BĐTD 1.1; 1.2; 1.3; 1.4.
2. Học sinh :
- Chuẩn bị các BĐTD , tranh ảnh liên quan đến bài học theo nhóm hoặc cá nhân theo yêu cầu của giáo viên
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ ( Không kiểm tra bài cũ ) 3. Bài mới.
ĐVĐ: Gen là đơn vị di truyền, có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Vậy gen có cấu trúc và đặc điểm như thế nào để thực hiện được các chức năng trên chúng ta cùngnghiên cứu bài 1.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
* Tìm hiểu về gen.
- GV yêu cầu HS đọc phần I.1 trang 6 ( SGK) và vẽ BĐTD về khái niệm gen
- HS đọc thông tin và vẽ BĐTD
- GV yêu cầu lên bảng thuyết trình về BĐTD đã vẽ và các học sinh còn lại so sánh và bổ sung
- GV chính xác hóa BĐTD
- GV bổ sung: có nhiều loại gen như + Gen cấu trúc : mang thông tin mã hóa cho sản phẩm có vai trò cấu trúc hay chức năng của tế bào.
+ Gen điều hòa : mang thông tin mã hóa cho sản phẩm có chức năng điều hòa hoạt động của gen khác.
I. Gen
1. Khái niệm
- Định nghĩa (BĐTD) - Ví dụ
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc.
II. Mã di truyền. 1. Khái niệm
- Là mã bộ ba : bộ 3 Nu kế tiếp nhau trên mạch gốc của gen mã hóa cho một axitamin. - Có 64 bộ ba Nu = 61 bộ ba mã hóa + ba bộ 3 không mã hóa. - Phân loại : + Mã mở đầu. + Mã kết thúc. + Mã mã hóa 2. Đặc điểm : + Liên tục.
- GV có thể yêu cầu HS điền thêm vào 2 nhánh cón trống trong BĐTD - GV yêu cầu HS về nhà đọc phần I.2 trang 6 SGK ( phần giảm tải ) * Tìm hiểu về mã di truyền.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK - HS nghiên cứu SGK
- GV viết từ khóa trung tâm “ MÃ DI TRUYỀN” lên bảng và vẽ nhánh cấp 1 “ khái niệm”.
- GV hỏi : có mấy dấu hiệu về cấu trúc của mã di truyền?
- HS trả lời : có 2 dấu hiệu là + là mã bộ 3 = codon
+ 3 nu kế tiếp trên gen ( ARN) → mã di truyền
- GV nhận xét, chính xác hóa kiến thức và vẽ lên bảng nội dung của 2 nhánh con củ nhánh “ dấu hiệu cấu trúc”
- HS vẽ các nhánh của BĐTD vào vở - GV hỏi : 2 dấu hiệu về chức năng là gì? - HS trả lời - GV chính xác kiến thức và vẽ lên bảng + Phổ biến. + Đặc hiệu. + Thoái hóa.
nhánh “ đặc điểm”
- GV hỏi: mã di truyền có mấy đặc điểm? nội dung từng đặc điểm đó? - HS trả lời
- GV chính xác kiến thức và vẽ tiếp lên bảng
- HS vẽ tiếp các nhánh vào vở
- GV hỏi : Tất cả mã di truyền đều mã hóa cho các loại axitamin không? Tại sao?
1 trong SGK và nêu một số ví dụ mã di truyền mã hóa axitamin.
- GV cần phân biệt rõ cho HS thế nào là bộ 3 mã hóa và mã hóa bộ 3 - GV có thể phân tích cho HS là tại sao có axitamin được mã hóa bởi một mã di truyền nhưng có những mã lại từ 6 mã di truyền?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV : do tần số xuất hiện của axitamin đó trong chuỗi polipeptit cũng như tầm quan trọng của các axitamin này.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu quá trình nhân đôi ADN.
ĐVĐ : ADN là hợp chất duy nhất có khả năng tự nhân đôi, Khả năng đó là do nó có cấu trúc đặc biệt. Nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi NST, nhân đôi của tế bào và phát triển ở cơ thể sinh vật. vậy quá trình đó diễn ra như thế nào?
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV treo hình 1.2 trong SGK và yêu cầu HS quan sát và đọc các dữ kiện trong hình vẽ. Sau đó yêu cầu HS vẽ BĐTD với từ khóa “TÁI BẢN ADN”
- HS vẽ BĐTD.
III. Quá trình nhân đôi ADN. ( BĐTD)
1. Thời điểm diễn ra 2. Địa điểm.
3. Yếu tố tham gia. 4. Diễn biến.
- Một HS lên bảng thuyết trình về BĐTD của mình.
- Các HS khác so sánh, nhận xét, bổ sung cho BĐTD trên bảng
- GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung và treo BĐTD đã chuẩn bị lên bảng
- GV hỏi : Trình bày các bước của quá trình nhân đôi ADN.
- HS trả lời.
- GV bổ sung : Không giống ở như ở sinh vật nhân sơ, ở sinh vật nhân
5. Kết quả. 6. Ý nghĩa
thực thì sự nhân đôi của AND xảy ra tại nhiều điểm và có nhiều enzym tham gia.
- HS nghe giảng
- GV yêu cầu HS về nhà tự hoàn thành các BĐTD vào vở.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS lên bảng thuyết trình BĐTD 1.3 - Câu hỏi trắc nghiệm.
Chọn phương án đúng nhất
Câu 1 . Vai tò của enzyme ADN polymeaza trong quá trình nhân đôi ADN là A. Tháo xoắn phân tử ADN.
B. Bẻ gãy các liên kết hiđrô giũa 2 mạch ADN.
C. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn ADN.
D. Cả A, B, C. Đáp án B.
Câu 2. Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc tái bản của AND kép ? A. Nguyên tắc giữ lại một nửa.
B. Nguyên tắc bổ sung. C. Nguyên tắc khuôn mẫu. D. Nguyên tắc bảo tồn.
E. Nguyên tắc nửa gián đoạn. Đáp án D.
1. Bài tập. Một phân tử AND chứa 650000 nucleotit loại X, số nucleotit loại T bằng 2 lần số nucleotit loại X.
a. Tính chiều dài của phân tử AND đó ra (µm).
b. Khi phân tử AND này nhân đôi, thì nó cần bao nhiêu nucleotit tự do trong môi trường nội bào.
Đáp án :
a. LG = 663 µm b. Nu tự do = Nu gen
2. Bài tập SGK.
3. Chuẩn bị bài 2 : phiên mã và dịch mã.
BÀI 2 : PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm phiên mã, dịch mã.
- Nêu được cấu trúc và chức năng của các loại ARN.
- Trình bày được những nét chính của quá trình phiên mã, giải mã. - Phân tích được cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền.
2. Kỹ năng
Rèn luyện một số kỹ năng :
- Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. - Kỹ năng tự học và học nhóm.
- Kỹ năng vẽ bản đồ tư duy.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
- Thông qua việc nắm được cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền, củng cố thế giới quan duy vật biện chứng.
- Bồi dưỡng niềm yêu thích Sinh học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên
- Hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK phóng to. - Phấn các màu để vẽ BĐTD trên bảng.
- Một số hình ảnh liên quan đến phiên mã để dán vào BĐTD vẽ trên bảng. - Nam châm dính bảng.
2. Học sinh
- Chuẩn bị thật kỹ bài trước khi đến lớp
- Mỗi nhóm chuẩn bị giấy (bìa) khổ A2 hoặc A1, bút màu, bút chì, tẩy, tranh hoặc ảnh liên quan đến phần dịch mã.
III. Tiến trình bài học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 : Trình bày cấu trúc chung của gen cấu trúc.
Câu hỏi 2 : Nêu các bước cơ bản trong quá trình nhân đôi của AND. Tại sao nói : quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc liên tục, nửa gián đoạn ?
3. Bài mới
ĐVĐ: Từ ADN đến tính trạng phải thông qua 2 cơ chế là phiên mã và dịch mã. Quá trình đó diến ra ở đâu trong tế bào ? Diễn ra như thế nào?
- GV chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1, 2 : Nghiên cứu thông tin SGK phần I.1 trang 11 SGK và vẽ BĐTD về phần cấu trúc và chức