Thực tiễn dạy học với việc sử dụng BĐTD của GV THPT

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương i cơ chế di truyền và biến dị, sinh học 12 – ctc (Trang 25 - 32)

7. Những đóng góp mới của đề tài

1.2.1. Thực tiễn dạy học với việc sử dụng BĐTD của GV THPT

* Kết quả thu được từ phân tích nội dung trả lời 5 câu hỏi như sau :

Câu 1. Phần (chương) nào trong SGK Sinh học lớp 12 mà thầy (cô) cho là khó dạy nhất ?

Hầu hết ( 14/15) GV đều cho rằng chương I Cơ chế di truyền và biến dị là chương có kiến thức rất trừu tượng, khó lại là chương đầu tiên và là chương cơ sở cho nên việc dạy và học chương này gặp rất nhiều khó khăn. Có 1/15 GV không cho ý kiến.

Câu 2. Phương pháp chủ yếu thầy (cô) sử dụng để dạy học Sinh học 12 là gì ?

Một số ít (2/15) GV sử dụng phương pháp giảng giải còn hầu hết (13/15) GV sử dụng phương pháp giảng giải kết hợp với việc sử dụng phiếu học tập, biểu diễn trực quan, hỏi đáp, thí nghiệm...

Câu 3. Thầy (cô) có thường sử dụng BĐTD vào trong dạy học Sinh học lớp 12 không ?

Hầu hết tất cả GV (15/15) đều biết về phương pháp sử dụng BĐTD trong dạy học nhưng không áp dụng thường xuyên vào trong giảng dạy vì chưa thành thạo cách xây dựng cũng như sử dụng chúng vào trong giảng dạy.

Câu 4. Theo thầy (cô) việc sử dụng BĐTD trong dạy học có giúp nâng cao chất lượng dạy và học Sinh học 12 ?

Tất cả GV đều cho rằng việc sử dung BĐTD trong dạy học Sinh học 12 chắc chắn sẽ nâng cao được chất lượng dạy học của giáo viên cũng như giúp học sinh rèn luyện và củng cố kỹ năng tự học và tư duy một cách tích cực. Việc học các kiến thức mới cũng như ôn tập các kiến thức trở nên nhẹ nhàng hơn.

Câu 5. BĐTD được sử dụng vào giảng dạy vào khâu nào là hợp lý và đem lại hiệu quả?

Phần lớn ( 13/15) GV cho rằng sử dụng BĐTD vào dạy bài ôn tập tổng kết vì sử dụng nó để khái quát hóa kiến thức. Ít GV (2/15) GV cho rằng có thể sử dụng BĐTD dạy kiến thức mới cũng như ôn tập củng cố cuối mỗi chương hay mỗi phần. Các thầy ( cô ) còn đề xuất việc sử dụng BĐTD vào việc kiểm tra đánh giá kiến thức của HS.

* Kết quả phiếu điều tra dành cho GV.

Câu 1. Trong thực tiễn dạy học thầy (cô) sử dụng BĐTD vào việc hệ thống hóa kiến thức cho học sinh vào lúc nào và mức độ ra sao?

Tiêu chí Mức độ

Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ Tổng kết cuối bài học 1/15 3/ 15 11/15 Tổng kết khi hết chương 2/15 4/15 9/15

Tổng kết khi hết phần 15/15 0/15 0/15 Tổng kết khi ôn tập cuối kỳ 10/15 0/15 5/15

Câu 2. Ngoài việc sử dụng BĐTD vào hệ thống hóa kiến thức thầy ( cô ) thường sử dụng các hình thức nào khác và mức độ sử dụng của các phương pháp đó?

Hình thức sử dụng

Mức độ

Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ

Lập bảng 6/15 9/15 0/15 Viết tóm tắt 0/15 5/15 10/15 Viết dàn bài logic dạng graph 4/15 6/15 5/15 Giải bài tập 15/15 0/15 0/15

Câu 3. Trong các giờ lên lớp thầy ( cô ) đã từng yêu cầu học sinh sử lý thong tin bằng cách :

Cách sử lý thông tin Mức độ Thường xuyên

Đôi khi Không bao giờ a. Viết tóm tắt nội dung một

mục trong SGK

0/15 3/15 12/15

b. Mô tả một bức tranh, giải thích nội dung bức tranh

3/15 4/15 8/15

c. Phân tích nội dung một khái niệm sinh học

8/15 7/15 0/15

d. Nêu dẫn chứng minh họa một khái niệm

5/15 10/15 0/15

e. Giải một bài tập hay vận dụng một khái niệm sinh

học

Câu 4. Trong các giờ lên lớp thầy ( cô ) đã yêu cầu HS thu thập thông tin bằng cách nào và mức độ ra sao?

Cách thu thập thông tin Mức độ

Thường xuyên

Đôi khi Không bao giờ Đọc một đoạn trong sách giáo khoa 5/15 10/15 0/15 Quan sát một bức tranh 10/15 5/15 0/15 Đưa nhận xét từ quan sát thiên nhiên 2/15 3/15 10/15

Đưa ra thông tin từ tạp chí, tivi, internet,...

1/15 1/15 13/15

Câu 5. Trong khâu củng cố ở giờ lên lớp thầy ( cô ) đã yêu cầu học sinh làm gì và mức độ sử dụng như thế nào?

Phương pháp Mức độ

Thường xuyên

Đôi khi Không bao giờ a. Nhắc lại những kiến thức

đã học trong giờ học

7/15 8/15 0/15

b. Viết tóm tắt nội dung bài học

0/15 3/15 12/15

c. Tổ chức “ trò chơi học tập”

0/15 2/15 13/15

d. Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời

10/15 5/15 0/15

e. Cho học sinh vẽ BĐTD 0/15 6/15 9/15

Câu 6. Trong tiết ôn tập bạn hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức bằng cách nào và mức độ sử dụng từng cách đó như thế nào?

Thường xuyên

Đôi khi Không bao giờ

a. Lập các bảng hệ thống 13/15 2/15 0/15

b. Viết các sơ đồ khái niệm 2/15 7/15 6/15

c. Đặt câu hỏi cho học sinh 15/15 0/15 0/15

d. Dùng hình vẽ, tranh để ôn tập hệ thống kiến thức

1/15 5/15 9/15

e. Cho học sinh vẽ BĐTD 0/15 10/15 5/15

Câu 7. Tổ chức cho HS hệ thống hóa kiến thức bằng việc sử dụng BĐTD theo các mức độ tích cực sau nào và mức độ sử dụng chúng như thế nào?

Phương pháp Mức độ

Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ a. HS tự vẽ BĐTD ở nhà 0/15 1/15 14/15 b. HS vẽ BĐTD ở lớp với sự hướng dẫn của GV 2/15 5/15 8/15 c. HS điền vào tất cả chố trống trên BĐTD mà GV đã vẽ sẵn 5/15 8/15 2/15 d. HS điền vào một số nhánh còn trống trong BĐTD 7/15 6/15 2/15

Câu 8. Khi soạn bài, thầy ( cô ) soạn theo tiêu chí nào và mức độ sử dụng?

Tiêu chí Mức độ

Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ

a. Viết rõ mục tiêu Dạy – Học 0/15 2/15 13/15

b. Viết rõ mục tiêu Dạy 15/15 0/15 0/15

năng trọng tâm

d. Lựa chọn phương pháp DH phù hợp căn cứ vào mục tiêu, nội dung, người học

15/15 0/15 0/15

Câu 9. Các biện pháp thầy ( cô ) sử dụng để dạy học Sinh học là :

Biện pháp Mức độ

Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ a. Làm việc với SGK, tài

liệu tham khảo

0/15 10/15 5/15

b. Sử dụng hệ thống câu hỏi 7/15 8/15 0/15

c. Giải thích, minh họa 0/15 15/15 0/15

d. Sử dụng phương tiện trực quan 5/15 9/15 1/15 e. Sử dụng tình huống có vấn đề 3/15 8/15 4/15 f. Sử dụng BĐTD 2/15 7/15 6/15 g. Tích hợp kiến thức 0/15 5/15 10/15 h. Tổ chức làm việc nhóm 6/15 9/15 0/15 j. DH hệ thống hóa kiến thức 0/15 10/15 5/15

Câu 10. Trong dạy học thầy ( cô ) cho HS sử dụng SGK để làm gì và mức độ sử dụng như thế nào?

Phương pháp Mức độ

Thường xuyên Đôi khi Không sử dụng a. Tự học nội dung kiến thức

cơ bản

b. Tóm tắt nội dung kiến thức mới

2/15 8/15 5/15

c. Phân tích tư liệu, phân loại tài liệu

1/15 3/15 11/15

d. Thiết lập mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức

0/15 2/15 13/15

e. Gia công trí tuệ, chuyển hóa nội dung kiến thức thành sơ đồ

0/15 0/15 15/15

Nhận xét chung

- Tất cả GV (15/15) đều có ý thức quan tâm và tìm hiểu về BĐTD. Tuy nhiên rất ít GV áp dụng nó vào trong dạy học một cách thường xuyên và hiệu quả.

- Đa số giáo viên nhầm tưởng BĐTD chỉ dùng được trong giờ ôn tập tổng kết mà không biết rằng BĐTD sử dụng trong dạy học bài mới cũng đạt những hiệu quả không ngờ . Việc sử dụng BĐTD trong dạy học vẫn còn rất cứng nhắc.

- Ở trên lớp , SGK chỉ được sử dụng để HS tự đọc những nội dung kiên thức đơn giản mà không yêu cầu học sinh gia công sử lý nội dung như phân loại tài liệu, phân tích tư liệu, tổng hợp…

- Qua dự giờ chúng tôi thấy vẫn còn hiện tượng nhiều HS không mang SGK, nhiều học sinh không tích cực, tự lực khi giáo viên yêu cầu tự đọc những kiến thức dễ trong SGK để trả lời câu hỏi và tham gia xây dựng bài.

- Số giáo viên rèn luyện cho HS vẽ và sử dụng BĐTD trong học tập môn Sinh học chiếm tỷ lệ rất ít.

- Phần lớn GV ít sử dụng BĐTD để hệ thống hóa kiến thức trong quá trình dạy học. Một số bộ phận nhỏ GV có sử dụng ít trong nghiên cứu tài liệu mới, củng cố hoàn thiện kiến thức nhưng không thường xuyên.

- Hầu hết GV cho rằng việc sử dụng BĐTD trong khâu giảng bài mới tốn rất nhiều thời gian, khó áp dụng trong một tiết lên lớp, có chăng chỉ áp dụng trong các tiết ôn tập.

- Qua tìm hiểu tôi nhận thấy có GV và HS ở trường THPT Diễn Châu – Nghệ An,THPT Đô Lương I – Nghệ An, THPT Hà Nội Amsterdam… đã sử dụng BĐTD rất hiệu quả trong dạy và học.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương i cơ chế di truyền và biến dị, sinh học 12 – ctc (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w