HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam - trung quốc (Trang 31)

3.2.1. Về xuất khẩu

Đối với các tỉnh vùng núi biên giới phía Bắc, cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích các địa phương này sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác được lợi thế về địa lý, giảm được chi phí vận chuyển và nhiều thuận lợi khác sẽ làm tăng khả năng thâm nhập của hàng xuất khẩu của ta vào thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh việc tìm nguồn hàng mới, chúng ta phải tiếp tục khai thác thế mạnh của những nhóm hàng truyền thống như: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, dầu thô, than đá, dép Bitis ... song phải hạn chế ngay việc xuất khẩu sản phẩm thô, chuyển ngay sang sản phẩm chế biến theo các hướng chủ yếu sau đây: Chuyển dần từ xuất khẩu dầu thô sang sản phẩm lọc dầu, dầu mỡ kỹ thuật cao và các sản phẩm hoá dầu để phục vụ sản xuất trong nước đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài. Chuyển từ xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều thô sang thực phẩm chế biến, tiện lợi cho sử dụng, bảo quản; Giảm xuất khẩu các loại quặng thô như quặng sắt, quặng đồng, cromite, đất hiếm sang sản phẩm chế biến như tinh quặng có hàm lượng cao hơn, nhằm nâng cao trị giá kim ngạch xuất khẩu, lấp dần khoảng cách chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu.

30

3.2.2. Về nhập khẩu

Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng trên thì hàng nhập khẩu phải đặc biệt ưu tiên nhập khẩu những thiết bị có kỹ thuật tiên tiến và công nghệ nguồn, không cho phép nhập khẩu thiết bị lạc hậu, năng suất thấp, gây ô nhiễm môi trường từ Trung Quốc. Chỉ nhập khẩu những mặt hàng là nguyên liệu thiết yếu phục vụ cho sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và hạn chế tối đa nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng kém phẩm chất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng hoặc hàng hoá trong nước đã sản xuất được. Song song đó, cũng cần có chính sách, biện pháp kêu gọi các doanh nghiệp trong nước phải tăng cường khảo sát thị trường và người tiêu dùng Việt Nam, từ đó nắm được thị hiếu, thu nhập của họ để nâng cao chất lượng, mẫu mã và điều chỉnh giá cả sản phẩm sao cho hợp lý, để có thể cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc. Nhà nước cần hợp tác nhiều hơn nữa với các sở, ban ngành trong công tác tuyên truyền, kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam cần phải có đạo đức trong kinh doanh, không vì lợi nhuận trước mắt mà sẵn sàng làm tổn hại đến người tiêu dùng, mặt khác, cũng cần thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức, kêu gọi người dân Việt Nam ủng hộ hàng Việt Nam. Cả hai giải pháp nói trên cần được thực hiện song song mới phát huy được hiệu quả.

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về kinh tế

Nhà nước ta đã xây dựng và hoàn thiện được hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, nhất là hệ thống pháp luật về kinh tế, đã thiết lập được cơ bản khung khổ pháp lý phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được thường xuyên điều chỉnh, bổ sung phù hợp với chủ trương hội nhập và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên luật pháp về kinh tế của ta chưa đồng bộ, nhất quán và còn nhiều sơ hở, bất hợp lý, do đó bọn gian thương triệt để lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại. Luật thuế, biểu thuế xuất nhập khẩu của ta còn phức tạp, việc định danh, tên gọi, mã số chưa đạt được sự thống nhất cao do đó cần sửa đổi, đơn giản hoá hệ thống biểu thuế, hạn chế việc áp dụng thuế suất theo công dụng của hàng hoá, gây sự bất bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế, vì cùng một mặt hàng có thể thay đổi mục đích sử dụng theo ý muốn của người nhập khẩu. Luật doanh nghiệp của ta tuy thông thoáng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh, song lại sơ hở và bị lợi dụng để thành lập các doanh nghiệp ma, lừa đảo chiếm dụng tài sản nhà nước, cần quy định bổ sung điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân, ngoài vốn, tài chính thì người đứng ra thành lập phải có hộ khẩu, có trình độ kiến thức nhất định, am hiểu về pháp luật, quản lý kinh tế, tài chính… Cùng với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần phải đổi mới hoàn thiện hệ thống chính sách về kinh tế như chính sách thị trường, chính sách thu nhập, chính sách

31

đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu… Trong đó chính sách tài chính, tiền tệ đặc biệt quan trọng. Chính sách xuất nhập khẩu cần quy định định hướng thời kỳ, giảm bớt các quy định quản lý chuyên ngành hiện nay rất phức tạp, chồng chéo và thiếu thống nhất. Bên cạnh đó, cần có các chính sách điều chỉnh tỷ giá theo hướng có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc; thoả thuận với Trung Quốc về các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục các hoạt động thương mại không lành mạnh (buôn gian bán lận, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng rau quả, thực phẩm có chất độc hại,..); tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp của Trung Quốc trong sản xuất và xuất khẩu nhằm thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi nhanh từ mô hình gia công, lắp ráp theo mô đun sang mô hình tích hợp sản xuất và phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ trong chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp dệt may, ôtô, xe máy, điện tử,… và từ đó hướng tới giảm nhập siêu từ Trung Quốc trong tương lai gần.

3.2.4. Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại

Để hạn chế tình trạng này có một số các giải pháp được đề xuất như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế làm tăng trưởng sản phẩm xã hội, tăng khối lượng và chất lượng hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng nội ngay ở thị trường biên giới cũng như nội địa. Kinh tế phát triển tạo thế ổn định trên cán cân ngoại thương, sẽ hạn chế xu thế "nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp" của hàng lậu.

Thứ hai, tăng cường công tác giáo dục, vận động quần chúng kết hợp với giải quyết các chính sách xã hội. Phải làm cho nhân dân các dân tộc ở vùng biên giới nâng cao nhận thức, hiểu biết về tác hại của nạn buôn lậu với sự phát triển kinh tế, tới an ninh chính trị và trật tự xã hội, chấp hành các quy định của pháp luật như: Không vượt biên giới trái phép, không vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới, tổ chức cho từng hộ, từng gia đình tự giác ký cam kết không tham gia buôn lậu, mang vác hàng lậu… Từ việc làm chuyển biến nhận thức đó để vận động nhân dân tham gia công tác chống buôn lậu, ủng hộ tạo điều kiện cho lực lượng chống buôn lậu, tố giác hoạt động buôn lậu, làm tai mắt cho cơ quan chức năng trong đấu tranh chống buôn lậu, bảo vệ an ninh biên giới, làm cho bọn buôn lậu bị cô lập không còn chỗ dựa để hoạt động.

Cuối cùng, cần có các chính sách phát triển, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ làm công tác thương mại như xuất nhập khẩu, quản lý thị trường… ở vùng biên giới, hải quan, và phối hợp chặt chẽ với đội ngũ công an, biên phòng. Bên

32

cạnh đó, cũng cần có chính sách đãi ngộ như lương bổng, thưởng cho những lực lượng tham gia chống buôn lậu, người có công phát hiện một cách thỏa đáng.

3.2.5. Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc

Để dành thế chủ động và nâng cao hiệu quả kinh tế trong trong việc phát triển kinh tế - thương mại qua biên giới Việt - Trung, cần có một bộ phận chuyên nghiên cứu chiến lược và thông tin thị trường, nghiên cứu chính sách của Trung Quốc về phát triển xuất nhập khẩu đối với với Việt Nam. Hàng năm, nên tổ chức đoàn đi khảo sát nghiên cứu thị trường Trung Quốc, tập trung nghiên cứu chính sách và học hỏi kinh nghiệm buôn bán trao đổi qua biên giới từ phía bạn. Nên thường xuyên tổ chức hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm và thăm dò thị trường, từ đó xây dựng chiến lược xuất khẩu hiệu quả, giảm tình trạng nhập siêu như hiện nay.

3.3. KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐẦU TƯ TỪ TRUNG QUỐC

Để khắc phục những hạn chế hiện tại về đầu tư từ phía Trung Quốc, Nhà nước cần khuyến khích đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam không phải chỉ theo hướng khai thác thị trường và tài nguyên Việt Nam, mà còn theo hướng sản xuất xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu trở lại thị trường Trung Quốc, kèm theo đảm bảo có sự chuyển giao công nghệ cao, hạn chế đến mức tối đa các công nghệ lạc hậu, lỗi thời hoặc gây ô nhiễm môi trường, không có tác động lan tỏa đáng kể đến nền kinh tế.

Định hướng thu hút đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghiệp sản xuất, hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại tạo thêm nhiều việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3.4. GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Một mặt củng cố quan hệ với Trung Quốc, giữ nguyên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, “Láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, mặt khác cũng cần xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ và nên ở mức ngang tầm quan hệ với Trung Quốc; Đặt mục tiêu phát triển mạnh quan hệ đối tác chiến lược với các thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc như Nga, Anh, Pháp cũng nên ở mức ngang với quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, xúc tiến thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các nước lớn khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Đức,…

33

Về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông trong thời gian gần đây, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; đồng thời đẩy mạnh công tác đàm phán, phân định biển; tăng cường hợp tác trên biển theo tinh thần Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển, cố gắng thu hẹp bất đồng, tìm kiếm giải pháp ổn định lâu dài mà vẫn ôn hòa, tránh những động thái quá khích. Tăng phát triển quan hệ đối tác chiến lược với các nước trong khối Liên Hợp Quốc, các nước láng giềng trong khối ASEAN cũng đang tranh chấp với Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của họ.

Đối với trong nước, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh - quốc phòng trên biển; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức về chủ quyền biển đảo quốc gia cho người dân, nhất là giới trẻ. Mặt khác, cũng cần đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu của các thế lực cơ hội, cực đoan, thù địch lợi dụng vấn đề bất đồng về chủ quyền lãnh thổ để kích động, chia rẽ quan hệ giữa nước ta với các nước láng giềng.

34

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu của thế giới, vai trò của thương mại quốc tế là đặc biệt lớn. Thông qua hoạt động này, các quốc gia có thể phân bổ lại nguồn lực, phát huy những lợi thế so sánh của mình, từ đó phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và vị thế của mình trên trường quốc tế.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Vì vậy, việc tăng cường quan hệ hợp tác về thương mại với các quốc gia trên thế giới là vô cùng cần thiết. Trong số các đối tác thương mại của ta, Trung Quốc chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng. Qua các năm, quan hệ thương mại Việt - Trung đã và đang phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, các chỉ số về kim ngạch xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch và dịch vụ đều tăng trưởng ổn định qua các năm. Sự phát triển mạnh mẽ của mối giao thương này đã đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên nói chung và Việt Nam nói riêng, như bổ sung nguồn vốn cho cán cân thanh toán, hoạt động đầu tư và phát triển; giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu và các hoạt động kinh tế tại khác; phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở các tỉnh biên giới; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, v.v…

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập khó giải quyết: cán cân thương mại mất cân đối, khiến nước ta bị phụ thuộc ít nhiều vào Trung Quốc cả về kinh tế - chính trị - xã hội; cơ cấu hàng xuất nhập khẩu chưa hợp lý; tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại chưa được ngăn chặn; tình trạng ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe người dân…Vì vậy, chúng ta cần có nhận thức thật sự đúng đắn, toàn diện về thực trạng nói trên để từ đó đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm tạo nên môi trường lành mạnh, làm tiền đề vững chắc cho mục tiêu phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung bền vững trong tương lai. Cần lên kế hoạch tiến hành các chính sách ưu đãi thích hợp; xây dựng kết cấu hạ tầng; hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu; tiến hành nghiên cứu thị trường Trung Quốc; đấu tranh chống lại các hiện tượng buôn lậu, gian lận trong thương mại; giải quyết những bất đồng về chính trị - xã hội, v.v… Bằng cách này, ta đảm bảo đem lại lợi ích cho đôi bên, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển, vươn xa trong tương lai.

35

PHỤ LỤC

Bảng 1: Các thị trường XNK lớn nhất của Việt Nam năm 2014

36

Bảng 2: Cán cân thương mại theo một số thị trường chính năm 2014

37

Bảng 3: Thị trường của 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất năm 2014

39

Bảng 4: Số Khu Kinh tế cửa khẩu tiếp giáp Trung Quốc được thành lập đến năm 2010

STT Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) Diện tích (ha) Quyết định 1. Quảng Ninh

1 Khu KTCK Móng Cái 51.664, 8 675/QĐ-TTg ngày 18/09/1996

2 Khu KTCK Bắc Phong Sinh và Hoành Mô (Bình Liêu – Hải Hà)

37.130 115/2002/QĐ-TTg ngày 13/09/2002 2. Lạng Sơn 3 Khu KTCK Chi Ma (Lộc Bình) 770 185/2001/QĐ-TTg ngày 6/12/2001 4 Khu KTCK Đồng Đăng 39.400 138/2008/QĐ-TTg ngày 14/10/2008 3. Cao Bằng

5 Khu KTCK Cao Bằng ( Phục Hòa, Trà Lĩnh, Hà Quảng)

7.780 171/1998/QĐ-TTg ngày 9/9/1998

4. Hà Giang

6 Khu KTCK Thanh Thùy (Vị Xuyên) 28.781 184/2001/QĐ-TTg ngày 21/11/2001

5. Lào Cai

7 Khu KTCK Lào Cai (Lào Cai – Bào Thắng – Mường Khương) 7.971,8 100/1998/QĐ-TTg ngày 26/05/1998; 09/2003/QĐ-TTg Ngày 10/01/2003 6. Lai Châu 8 Khu KTCK Ma Lù Thàng 27.763 187/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 7. Điện Biên

9 Khu KTCK A Pa Chải – Long Phú Đang thí điểm

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam - trung quốc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)