GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam - trung quốc (Trang 34 - 44)

Một mặt củng cố quan hệ với Trung Quốc, giữ nguyên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, “Láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, mặt khác cũng cần xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ và nên ở mức ngang tầm quan hệ với Trung Quốc; Đặt mục tiêu phát triển mạnh quan hệ đối tác chiến lược với các thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc như Nga, Anh, Pháp cũng nên ở mức ngang với quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, xúc tiến thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các nước lớn khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Đức,…

33

Về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông trong thời gian gần đây, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; đồng thời đẩy mạnh công tác đàm phán, phân định biển; tăng cường hợp tác trên biển theo tinh thần Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển, cố gắng thu hẹp bất đồng, tìm kiếm giải pháp ổn định lâu dài mà vẫn ôn hòa, tránh những động thái quá khích. Tăng phát triển quan hệ đối tác chiến lược với các nước trong khối Liên Hợp Quốc, các nước láng giềng trong khối ASEAN cũng đang tranh chấp với Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của họ.

Đối với trong nước, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh - quốc phòng trên biển; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức về chủ quyền biển đảo quốc gia cho người dân, nhất là giới trẻ. Mặt khác, cũng cần đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu của các thế lực cơ hội, cực đoan, thù địch lợi dụng vấn đề bất đồng về chủ quyền lãnh thổ để kích động, chia rẽ quan hệ giữa nước ta với các nước láng giềng.

34

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu của thế giới, vai trò của thương mại quốc tế là đặc biệt lớn. Thông qua hoạt động này, các quốc gia có thể phân bổ lại nguồn lực, phát huy những lợi thế so sánh của mình, từ đó phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và vị thế của mình trên trường quốc tế.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Vì vậy, việc tăng cường quan hệ hợp tác về thương mại với các quốc gia trên thế giới là vô cùng cần thiết. Trong số các đối tác thương mại của ta, Trung Quốc chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng. Qua các năm, quan hệ thương mại Việt - Trung đã và đang phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, các chỉ số về kim ngạch xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch và dịch vụ đều tăng trưởng ổn định qua các năm. Sự phát triển mạnh mẽ của mối giao thương này đã đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên nói chung và Việt Nam nói riêng, như bổ sung nguồn vốn cho cán cân thanh toán, hoạt động đầu tư và phát triển; giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu và các hoạt động kinh tế tại khác; phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở các tỉnh biên giới; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, v.v…

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập khó giải quyết: cán cân thương mại mất cân đối, khiến nước ta bị phụ thuộc ít nhiều vào Trung Quốc cả về kinh tế - chính trị - xã hội; cơ cấu hàng xuất nhập khẩu chưa hợp lý; tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại chưa được ngăn chặn; tình trạng ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe người dân…Vì vậy, chúng ta cần có nhận thức thật sự đúng đắn, toàn diện về thực trạng nói trên để từ đó đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm tạo nên môi trường lành mạnh, làm tiền đề vững chắc cho mục tiêu phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung bền vững trong tương lai. Cần lên kế hoạch tiến hành các chính sách ưu đãi thích hợp; xây dựng kết cấu hạ tầng; hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu; tiến hành nghiên cứu thị trường Trung Quốc; đấu tranh chống lại các hiện tượng buôn lậu, gian lận trong thương mại; giải quyết những bất đồng về chính trị - xã hội, v.v… Bằng cách này, ta đảm bảo đem lại lợi ích cho đôi bên, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển, vươn xa trong tương lai.

35

PHỤ LỤC

Bảng 1: Các thị trường XNK lớn nhất của Việt Nam năm 2014

36

Bảng 2: Cán cân thương mại theo một số thị trường chính năm 2014

37

Bảng 3: Thị trường của 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất năm 2014

39

Bảng 4: Số Khu Kinh tế cửa khẩu tiếp giáp Trung Quốc được thành lập đến năm 2010

STT Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) Diện tích (ha) Quyết định 1. Quảng Ninh

1 Khu KTCK Móng Cái 51.664, 8 675/QĐ-TTg ngày 18/09/1996

2 Khu KTCK Bắc Phong Sinh và Hoành Mô (Bình Liêu – Hải Hà)

37.130 115/2002/QĐ-TTg ngày 13/09/2002 2. Lạng Sơn 3 Khu KTCK Chi Ma (Lộc Bình) 770 185/2001/QĐ-TTg ngày 6/12/2001 4 Khu KTCK Đồng Đăng 39.400 138/2008/QĐ-TTg ngày 14/10/2008 3. Cao Bằng

5 Khu KTCK Cao Bằng ( Phục Hòa, Trà Lĩnh, Hà Quảng)

7.780 171/1998/QĐ-TTg ngày 9/9/1998

4. Hà Giang

6 Khu KTCK Thanh Thùy (Vị Xuyên) 28.781 184/2001/QĐ-TTg ngày 21/11/2001

5. Lào Cai

7 Khu KTCK Lào Cai (Lào Cai – Bào Thắng – Mường Khương) 7.971,8 100/1998/QĐ-TTg ngày 26/05/1998; 09/2003/QĐ-TTg Ngày 10/01/2003 6. Lai Châu 8 Khu KTCK Ma Lù Thàng 27.763 187/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 7. Điện Biên

9 Khu KTCK A Pa Chải – Long Phú Đang thí điểm

40

Bảng 5: Định hướng phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung 2010

STT Tên Khu KTCK Định hướng phát triển chủ yếu

1 Quảng Ninh

Khu KTCK Móng Cái

Trung tâm đầu mối trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa ASEAN – Trung Quốc, Trung tâm du lịch lớn. Gắn phát triển kinh tế, môi trường xã hội với an ninh, quốc phòng, ngăn chặn tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và an ninh biên giới quốc gia.

2 Lạng Sơn

Khu KTCK Đồng Đăng

Trung tâm xuất nhập khẩu của Đông Bắc Bộ với Trung Quốc, vùng Đông Âu và Tây Âu; sản phẩm dịch vụ có lợi thế và du lịch

3 Lào Cai

Khu KTCK Lào Cai

Là khu công nghiệp - thương mại phát triển, khu đô thị và khu dân cư tấp nập, nhộn nhịp

4 Cao Bằng

Khu KTCK Cao Bằng

Phát triển thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch, công nghiệp và nông nghiệp

5. Hà Giang

Khu KTCK Thanh Thùy

Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu du lịch – giải trí, khu đô thị, dân cư, hành chính và khu chức năng khác

6 Lai Châu

Khu KTCK Ma Lù Thàng

Xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh qua biên giới

41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Cổ Tiểu Tùng, 2008, Việt Nam và quan hệ Trung - Việt đến năm 2020,

Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây Trung Quốc.

2. GS.TS Đỗ Đức Bình và Ths.NCS Đỗ Thu Hằng, 20/03/2015, Chính sách phát

triển thương mại Việt Nam - Trung Quốc và cơ hội cho tỉnh Hà Giang, hội thảo

kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang.

3. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh

tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân,

12/2014, tập 1.

4. Tài liệu cơ bản về Trung Quốc và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Bộ Ngoại

giao Việt Nam, 11/02/2009

5. Tạp chí Quản trị Chuỗi cung ứng Việt Nam, số 1 - 08/2009 và số 6 - 01/2010 6. Hải An, Doanh nghiệp FDI: Những gam màu sáng, tối, Tạp chí Tài Chính,

20/03/2014 :

http://www.tapchitaichinh.gov.vn/Trao-doi-Binh-luan/Doanh-nghiep-FDI- Nhung-gam-mau-sang-toi/46624.tctc

7. GS.TS. Nguyễn Mại, Nhận diện đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam:

http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-dieu-tra/Nhan-dien-dau-tu-cua- Trung-Quoc-tai-Viet-Nam/50931.tctc

8. Lê Vy, Cận cảnh quan hệ kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, Báo điện tử Một Thế Giới, 02/06/2014:

http://motthegioi.vn/kinh-te/giam-phu-thuoc-trung-quoc-ve-kinh-te-cach- nao/can-canh-quan-he-kinh-te-viet-namtrung-quoc-75447.html

9. Mỹ Lệ, Giảm phụ thuộc từ Trung Quốc, Báo Kinh tế Sài Gòn online, 22/05/2014:

http://www.thesaigontimes.vn/115202/Giam-phu-thuoc-tu-Trung-Quoc.html

10.Nguyễn Minh Phong, Những “điểm nhấn” trong 25 năm thu hút FDI vào Việt

Nam và triển vọng, Báo Nhân dân điện tử, 01/02/2014:

http://www.nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/22237302-nhung- %E2%80%9Cdiem-nhan%E2%80%9D-trong-25-nam-thu-hut-fdi-vao-viet- nam-va-trien-vong.html

11.Phạm Sỹ Thành, Ba mối lo trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, Tạp chí Tài Chính Việt Nam, 23/06/2014:

http://tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-dieu-tra/Ba-moi-lo-trong-quan-he-kinh-te- Viet-Nam-Trung-Quoc/50615.tctc

42

12.Các kịch bản có thể xảy ra trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc - giải

pháp hạn chế sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, CIEM, Trung tâm Thông

tin – tư liệu:

http://www.vnep.org.vn/Upload/2-

%20Giai%20phap%20han%20che%20su%20phu%20thuoc%20kinh%20te%20 vao%20Trung%20Quoc.pdf

13.Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam sau hơn 20 năm nhìn lại,

18/9/2014:

http://dongphuong.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=af61ca6e-232a-41a3-908b- ad0af67aecd1

14.Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Hà Giang, 19/03/2015:

http://hoithaoktxh.hagiang.gov.vn/index.php?nv=van-ban-tai-lieu&op=Tham- luan/PHAT-TRIEN-CAC-KHU-KINH-TE-CUA-KHAU-TINH-HA-GIANG-15

15.Rau, củ, trái cây Trung Quốc - từ thực phẩm chứa chất độc hại đến chiến thuật

"đội lốt" hàng Việt Nam, 03/04/2015:

http://tvnn.vn/47/-

/journal_content/56_INSTANCE_Y7rZ/10157/162423;jsessionid=0A3EBFA99 2D7C20AB69B54FD7D7C1B5A?refererPlid=10450

16.Gạo 'nhựa' độc hại từ Trung Quốc đe dọa người dân châu Á, 19/05/2015:

http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/gao-nhua-doc-hai-tu-trung-quoc-de-doa- nguoi-dan-chau-a-564137.html

17.Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam sẽ tăng nhanh, 15/08/2015:

http://www.vietnamembassy-

finland.org/en/vnemb.vn/tinkhac/ns080128145058?b_start:int=315

18.Lạng Sơn phát huy thế mạnh là tỉnh có cửa khẩu quốc tế, 16/08/2015:

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-

XHCN/2015/33796/Lang-Son-phat-huy-the-manh-la-tinh-co-cua-khau- quoc.aspx

19.Bộ Công thương Việt Nam: http://www.moit.gov.vn/vn/pages/Trangchu.aspx

20.Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn

21.Hải quan Việt Nam: http://www.customs.gov.vn/Default.aspx

22.Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: www.vcci.com.vn

23.Tạp chí Tài chính: http://tapchitaichinh.vn/

24.Viện Nghiên cứu Trung Quốc: www.vnics.org.vn

25.Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

26.Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư: fia.mpi.gov.vn 27.Cục Xúc tiến thương mại: www.vietrade.gov.vn

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam - trung quốc (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)