Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mạ

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam - trung quốc (Trang 33 - 34)

Để hạn chế tình trạng này có một số các giải pháp được đề xuất như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế làm tăng trưởng sản phẩm xã hội, tăng khối lượng và chất lượng hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng nội ngay ở thị trường biên giới cũng như nội địa. Kinh tế phát triển tạo thế ổn định trên cán cân ngoại thương, sẽ hạn chế xu thế "nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp" của hàng lậu.

Thứ hai, tăng cường công tác giáo dục, vận động quần chúng kết hợp với giải quyết các chính sách xã hội. Phải làm cho nhân dân các dân tộc ở vùng biên giới nâng cao nhận thức, hiểu biết về tác hại của nạn buôn lậu với sự phát triển kinh tế, tới an ninh chính trị và trật tự xã hội, chấp hành các quy định của pháp luật như: Không vượt biên giới trái phép, không vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới, tổ chức cho từng hộ, từng gia đình tự giác ký cam kết không tham gia buôn lậu, mang vác hàng lậu… Từ việc làm chuyển biến nhận thức đó để vận động nhân dân tham gia công tác chống buôn lậu, ủng hộ tạo điều kiện cho lực lượng chống buôn lậu, tố giác hoạt động buôn lậu, làm tai mắt cho cơ quan chức năng trong đấu tranh chống buôn lậu, bảo vệ an ninh biên giới, làm cho bọn buôn lậu bị cô lập không còn chỗ dựa để hoạt động.

Cuối cùng, cần có các chính sách phát triển, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ làm công tác thương mại như xuất nhập khẩu, quản lý thị trường… ở vùng biên giới, hải quan, và phối hợp chặt chẽ với đội ngũ công an, biên phòng. Bên

32

cạnh đó, cũng cần có chính sách đãi ngộ như lương bổng, thưởng cho những lực lượng tham gia chống buôn lậu, người có công phát hiện một cách thỏa đáng.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam - trung quốc (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)