Dư nợ theo ngành nghề

Một phần của tài liệu Luận văn " Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên " doc (Trang 32 - 34)

SXKD dịch vụ

Từ năm 2004 đến năm 2006 dư nợ lĩnh vực này chiếm tương đối thấp thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 6: Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề 31.1 29.6 20.6 34.8 31.0 34.2 34.1 39.4 45.1 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 2004 2005 2006 Góp KDNT Góp SXKD SXKD dịch vụ

Tỷ trọng dư nợ SXKD dịch vụ có chiều hướng giảm theo từng năm, thấp nhất là tỷ trọng năm 2006 với 20,6%, tương ứng với sự sụt giảm của tỷ trọng thì dư nợ SXKD dịch vụ năm 2006 cũng giảm 6,3% tương ứng với 620 triệu đồng. Trước đó năm 2005, dư nợ tăng nhưng tăng khá thấp với mức 1.149 triệu đồng (17,7%) so với năm 2004.

Nguyên nhân là do cho vay SXKD dịch vụ chủ yếu là ngắn hạn, nên thời gian khách hàng hoàn vốn cho Ngân hàng ngắn, ngoài ra công tác thu nợ của Ngân hàng cũng đạt được những kết quả tốt, thu nợ lĩnh vực này tăng rất cao, năm 2005, 2006 tăng lần lượt là 77,6% và 56,8%.

Góp SXKD

Dư nợ lĩnh vực này trong các năm qua cũng gia tăng đáng kể, tăng cao nhất là năm 2006 với tốc độ tăng 48,4% tương ứng với 4.981 triệu đồng, tỷ trọng dư nợ lĩnh vực này cũng chiếm khá cao, cao nhất là năm 2004 với tỷ trọng 34,8%. Đây là hình thức cho vay khá hấp dẫn, thời gian hoàn trả tiền, lãi vay có thể theo thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng, có thể là nửa tháng, một tháng, 2 tháng,.., tùy theo thời gian và mức thu nhập của các tổ chức sản xuất kinh doanh, mà khách hàng chọn vay theo khoảng thời gian nào. Trong các năm qua lĩnh vực cho vay này cũng khá phát triển, dư nợ luôn tăng, cho thấy Ngân hàng Mỹ Xuyên ngày càng thu hút được sự tin tưởng của nhiều khách hàng.

Góp KDNT

Dư nợ góp KDNT gia tăng rất cao qua các năm, 42,5% là tốc độ gia tăng của năm 2005 so với 2004 với số tiền là 3.893 triệu đồng, tốc độ gia tăng của năm 2006 so với năm 2005 lại cao hơn với 7.065 triệu đồng. Còn về tỷ trọng thì góp KDNT chiếm cũng khá cao, đứng đầu là tỷ trọng 45,1% của năm 2006, các sự gia tăng này là điều tất

nhiên vì doanh số cho vay lĩnh vực này là tương đối cao trong khi đó thu nợ lại tăng khá chậm, cao nhất thu nợ chỉ tăng 21,7% trong năm 2006.

Mặt khác, nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế của cả nước cũng như của tỉnh An Giang là đang đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tỉnh An Giang cũng đã thực hiện chương trình khuyến công, sở công nghiệp và phòng kinh tế của tỉnh đã tích cực hỗ trợ cho các thành viên của làng nghề (như sản xuất lưỡi câu, bánh phòng, dệt, thắt bím lục bình,… ) xây dựng thương hiệu để tăng lợi thế cạnh cạnh, quảng bá sản phẩm, bên cạnh còn có những chính sách chủ trương khuyến khích phát triển ngành nghề truyền thống nông thôn cho các thành viên tham gia. Nhờ vậy ngành nghề truyền thống An Giang trong thời gian qua cũng đã có những dấu hiệu phát triển khá tốt, và điều này cũng đã góp phần làm tăng dư nợ tại Ngân hàng Mỹ Xuyên.

Nhìn chung, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Mỹ Xuyên tăng cả về dư nợ ngắn hạn lẫn trung hạn, đạt được thắng lợi đó là cả một quá trình phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng, đã từng bước khắc phục khó khăn, nhược điểm cùng những hạn chế để ngày càng hoàn thiện hiện trong việc phục vụ đem lại lợi ích cho khách hàng, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. Và đối với các đơn vị kinh tế Ngân hàng Mỹ Xuyên không chỉ đơn thuần là một đơn vị cho vay lấy lãi mà còn là người bạn đồng hành trong suốt qua trình sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn " Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên " doc (Trang 32 - 34)