NÔNG NGHIỆP XÃ MỸ YÊN
Trong khoảng thời gian thực tế tại địa bàn xã Mỹ Yên từ ngày 15/08 đến ngày 20/08/2011, nhóm thực tế của chúng tôi đã tiến hành công việc điều tra, thu thập tài liệu thông tin liên quan đến đề tài nhóm nghiên cứu. Trong đó, công việc không thể thiếu đó là tiến hành điều tra, phỏng vấn bao gồm cả phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Với khoảng thời gian khá hạn hẹp, nhóm của chúng tôi đã phỏng vấn bằng bảng hỏi 71 hộ gia đình. Trong đó: thôn Đầm Phán là 15 hộ, thôn Đầm Gành là 27 hộ, thôn Đồng Cháy là 24 hộ, thôn Đồng Cạn là 2 hộ và thôn Trại Cọ là 3 hộ. Theo như thông tin nhóm điều tra thu thập được thì phân loại kinh tế hộ gia đình trong tổng số 71 hộ dân điều tra có 29 hộ kinh tế thuộc loại khá, 40 hộ kinh tế trung bình và 2 hộ nghèo.
Qua quá trình tìm hiểu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Mỹ Yên, chúng tôi rút ra một số nhận xét:
Thứ nhất, về cơ cấu đất và đất nông nghiệp ta có thể thấy: đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đất đai của xã (chiếm 87,23 % diện tích đất tự nhiên), trong đó, đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao (chiếm 65,85 % ); đồng thời, đất trồng lúa chiếm tỷ lệ chính trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp. Điều này có thể thấy nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế
chủ đạo của địa phương. Sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu của đại bộ phận người dân. Mặt khác, diện tích đất trồng lúa theo mục đích sử dụng trên địa bàn xã có xu hướng tăng qua các năm. Điều này sẽ đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương. Trong cơ cấu đất tự nhiên thì diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn lớn (chiếm 5,34 %), ta có thể mở rộng diện tích đất nông nghiệp từ số đất này. Tỷ lệ sử dụng đất của xã có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này có ý nghĩa lớn đối với một xã kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp như Mỹ Yên.
Thứ hai, về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, ta thấy các đặc điểm sau: cơ cấu cây trồng còn nghèo nàn, chủ yếu là cây lúa, cây ngô, và cây chè. Trong đó, cây lúa là cây chủ đạo. Với khoảng thời gian khá hạn hẹp, nhóm của chúng tôi đã phỏng vấn bằng bảng hỏi 71 hộ gia đình. Trong đó: thôn Đầm Phán là 15 hộ, thôn Đầm Gành là 27 hộ, thôn Đồng Cháy là 24 hộ, thôn Đồng Cạn là 2 hộ và thôn Trại Cọ là 3 hộ. Theo như thông tin nhóm điều tra thu thập được thì phân loại kinh tế hộ gia đình trong tổng số 71 hộ dân điều tra có 29 hộ kinh tế thuộc loại khá, 40 hộ kinh tế trung bình và 2 hộ nghèo. Diện tích trồng lúa trung bình của mỗi hộ điều tra là xấp xỉ 6 sào/hộ. Hộ có diện tích trồng lúa nhiều nhất là trên một mẫu, ít nhất cũng có 2 sào.(1 sào bằng 360 m2).
Đối với cây lúa thì cơ cấu mùa vụ lại chỉ có hai vụ là vụ xuân và vụ mùa, vụ còn lại thường bỏ trống. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết, mưa nhiều, hầu hêt các cánh đồng đất bị thụt, ngập úng không thể cấy lúa được. Một số ít ruộng trên cao có thể trồng luân canh lạc, đậu tương,… Trong số hai vụ sản xuất lúa (vụ xuân và vụ mùa) thì vụ xuân có năng suất, sản lượng tốt hơn cần được quan tâm phát triển thành vụ chính. Trong cơ cấu giống lúa thì giống khang dân là giống được người dân sử dụng để gieo cấy trong hầu hết diện tích. Đây là giống lúa có năng suất và chất lượng tốt phù hợp với điều kiện đồng đất tại địa phương cần được duy trì trong sản xuất.
chè mới có năng suất chất lượng tốt mới được đưa vào trồng thử. Hai là giống chè do người dân đã trồng lâu năm. Tuy nhiên, giống chè mới lại chỉ thích hợp với địa hình đất bằng phẳng như đất vườn mà không thích hợp với đất đồi – loại đất chiếm phần lớn diện tích còn chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả. Giống chè chiếm diện tích lớn tại địa phương hiện nay đã già cỗi, năng suất, chất lượng kém, cần phải được thay thế bằng giống chè phù hợp hơn. Trong số 71 hộ chúng tôi điều tra thì có 51 hộ có trồng chè, tuy nhiên diện tích nhỏ không đáng kể.
Về cơ cấu vật nuôi trên địa bà xã có trâu, bò, lợn là chủ yếu. Tuy nhiên, số lượng còn hạn chế và chỉ phổ biến trong phạm vi nông hộ nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất, là chính, không có mục đích bán. 54/71 hộ chúng tôi điều tra có hoạt động chăn nuôi. Trong đó: nuôi lợn trung bình mỗi hộ là 5 con. Gia đình nuôi nhiều nhất là 40 con, ít nhất là 01 con. Về chăn nuôi gà, trung bình mỗi hộ nuôi 12 con, gia đình nuôi nhiều nhất là khoảng 40 con, ít nhất là 2 con. Về trâu, bò, có tất cả 18 con. Vịt, ngan không đáng kể.
Về mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp hầu như không có. Nguyên nhân do gia súc, gia cầm trong địa bàn xã mấy năm trước bị dịch bệnh bùng phát hiện vẫn chưa thể phục hồi lại.
Về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, qua điều tra 71 hộ dân cho thấy tỷ lệ áp dụng các biện pháp chọn giống, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bón phân đầu tư máy móc trong sản xuất lần lượt là 26,1 %, 27,8 %, 31,8 % và 14,3 %. Tất cả các hộ dân đều sử dụng ít nhất một trong những biện pháp trên trong sản xuất. Tuy nhiên việc áp dụng giữa các biện pháp có sự chênh lệch nhau, nhưng không nhiều chỉ có việc đầu tư máy móc trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất là ít được lựa chon. Nguyên nhân do diện tích đất sản xuất của các hộ dân không nhiều, manh mún, sản xuất mang mục đích sử dụng là chính, việc đầu tư máy móc lại tốn kém nên hầu hết các gia đình đều đi thuê.
ra với mục đích gia đình sử dụng, 33% với mục đích bán, không có xuất khẩu. Ngoài ra, trong quá trình điều tra,chúng tôi còn tập hợp được một số ý kiến, mong muốn của bà con nông dân. Người dân mong muốn các cấp chính quyền quan tâm đến nhân dân hơn, cán bộ khuyến nông thường xuyên tổ chức khảo sát thăm đồng ruộng hơn, kịp thời phát hiện sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ. Đồng thời các hộ nông dân cũng rất mong muốn thay đổi thường xuyên các giống mới, có năng suất chất lượng cao và phổ biến tới người dân, cũng như có quá trình thử nghiệm giống phù hợp với điều kiện của địa phương trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Hội khuyến nông xã thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác, hướng dẫn cách sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; mặt khác hướng dẫn nông dân các thao tác cụ thể trên đồng ruộng. Qua tìm hiểu, người dân phản ánh rằng họ thấy mức vốn được vay để đầu tư phát triển kinh tế còn ít, lãi suất còn cao, thời gian cho vay ngắn. Vì vậy người dân mong muốn giảm lãi suất cho vay và tăng thời hạn cho vay. Một vấn đề được rất nhiều hộ dân phản ánh là giá phân bón xã bán cho người dân cao hơn giá bán ngoài thị trường, đề nghị giảm giá thành phân bón…
Tóm lại, nông nghiệp tại địa phương vẫn mang tính chất cổ truyền, cây lúa gần như chiếm thế độc canh. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chủ yếu với mục đích gia đình sử dụng. Số ít sản phẩm chăn nuôi sản xuất ra với mục đích bán vì số lượng các mô hình chăn nuôi cũng như số lượng vật nuôi còn hạn chế. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chưa có sự đầu tư phát triển nên năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, chưa có thị trường tiêu thụ. Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống nhân dân.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAOHIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ MỸ YÊN- ĐẠI TỪ- HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ MỸ YÊN- ĐẠI TỪ-
THÁI NGUYÊN