2. ĐỀ XUẤT NHỮNG LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1.2 Về tình hình sản xuất nông nghiệp
Về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bà xã Mỹ Yên có một số kết luận sau: Các mặt đạt được: Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông nghiệp đều được hoàn thành.
+Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình sản xuất nông nghiệp xã nhà có những tiến bộ rõ rệt. Nhiều giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao phẩm chất tốt đã được đưa vào gieo trồng, bên cạnh đó, kết hợp các phương thức canh tác hợp lý nên đã mang lạ hiệu quả khá cao. +Biết kết hợp những lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ngày càng hợp lý, tăng diện tích các cây trồng chính tại địa phương.
+Tiềm năng đất đai được khai thác từng bước có hiệu quả, hệ số sử dụng đất tăng lên qua các năm.
+Đưa vào sản xuất một số giống mới phù hợp với điều kiện của xã cho thu nhập cao. Đưa vào thử nghiệm một số mô hình chăn nuôi có triển vọng.
Các mặt còn hạn chế:
+ Cơ cấu cây trồng chưa phát triển đa dạng ra toàn xã mà chỉ phát triển theo vùng.
+ Một số vùng đất còn bỏ hoang hay sản xuất kém hiệu quả vẫn chưa có kế hoạch chuyển đổi.
+ Hệ thống giao thông thủy lợi và kênh mương nội đồng còn chưa đáp ứng hết nhu cầu tưới tiêu của diện tích gieo trồng nên tỷ lệ sử dụng còn thấp.
+ Đất đai sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ gây không ít khó khăn cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất.
+ Việc sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cung, tự cấp, tính hàng hóa rất thấp. Việc tiếp cận thị trường và phát triển nền sản xuất hàng hóa còn lúng túng, bị động.
+ Số lượng, quy mô các mô hình sản xuất, chăn nuôi, mô hình trang trại kinh tế còn khiêm tốn.
2. KIẾN NGHỊ
Đối với các cấp chính quyền:
+ Đẩy mạnh công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về việc sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện việc phân vùng sản xuất theo hướng tập trung.
+ Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nghiêm túc các chủ trương chính sách về dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
+ Trang thủ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp nông thôn, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật vào sản xuất.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các bộ địa phương, nhất là cán bộ lamg công tác khuyến nông tại các hợp tác xã.
+ Cần quan tâm đến việc đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng theo hướng bê tông hóa, đảm bảo đáp ứng đủ nước phục vụ sản xuất, xúc tiến việc tìm đầu ra cho thị trường nông sản.
Đối với người nông dân: Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì và bảo vệ môi trường sản xuất, người dân càn tích cực tham gia các chương trình khuyến nông, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Mạnh dạn áp dụng các loại giống mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả hiện nay. Cần thay đổi nhận thức trong việc sản xuất từ sản xuất mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân. Tích cực tham gia và ủng hộ các chủ trương, chính sách của địa phương về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đât, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các mô hình luân canh xen canh mới.