Xuất những loại hình sử dụng đất và mô hình chăn nuôi có triển vọng tại địa phương

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã mỹ yên huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 35)

2. ĐỀ XUẤT NHỮNG LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

2.2. xuất những loại hình sử dụng đất và mô hình chăn nuôi có triển vọng tại địa phương

triển vọng tại địa phương

2.2.1 Những loại hình sử dụng đất có triển vọng

Việc lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý không những giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt mà còn hạn chế được các yếu tố bất lợi và phát huy các yếu tố thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt mang lại năng suất và sản lượng cao, giảm thiểu chi phí, nâng cao thu nhập của người dân, khai thác triệt để tiềm năng đất đai, cây trồng và các nguồn lực của địa phương. Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Mỹ Yên, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn, đồng thời căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế xã hội, phương án quy hoạch sử dụng đất, hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp đem lại và trình độ thâm canh của người dân địa phương, chúng tôi xin đề xuất một số loại hình sử dụng đất như sau:

+ Loại hình sử dụng đất đông xuân – lúa mùa với các giống lúa có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai trong vùng như: Khang dân 18, Hương thơm số 1, SH 2, và các giống lúa lai như: Syn 6, Q ưu số 1, Bio 404... , ở các diện tích đất chủ động tưới tiêu nhằm góp phần ổn định an ninh lương thực.

+ Loại hình sử dụng đất hè thu – ngô đông vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân vừa tăng tỷ lệ sử dụng đất.

+ Loại hình sử dụng đất ngô đông xuân – ngô hè thu với các giống ngô cho năng suất cao như: CP999, NK66, LVN44, MX4...

2.2.2 Những mô hình chăn nuôi có triển vọng

Việc từng bước mở rộng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp là xu hướng phát triển chung của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Trong đó việc quan tâm, xây dựng phát triển các mô hình chăn nuôi phù hợp

với điều kiện kinh tế xã hội của mỗi địa phương có ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đem lại thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân. Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại địa phương, chúng tôi xin đề xuất một số mô hình sản xuất chăn nuôi như sau:

+ Mô hình chăn nuôi gà xương đen và nuôi lợn rừng. Đây là mô hình chăn nuôi đang trong quá trình thử nghiệm tại địa phương. Việc thử nghiệm thành công mô hình này sẽ mở ra một hình thức chăn nuôi mới để nhân rộng trên địa bà xã đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

+ Mô hình chăn nuôi kết hợp: VAC. Trong quá trình điều tra thực tế tại địa phương, nhóm thực tế thấy mô hình chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi (lợn, gà) với nuôi cá, đồng thời trồng cây ăn quả rất có triển vọng tại địa phương. Ngoài ra có thể kết hợp nghề làm đậu, nấu rượu. Bã đậu, bã rượu có thể tận dụng làm thức ăn chăn nuôi. Chất thải chăn nuôi có tận dụng để xây dựng bể khí Bioga phục vụ cho đun nấu, sinh hoạt gia đình lại bảo vệ môi trường.

+ Mô hình nuôi cá. Một diện tích khá lớn đất ruộng trũng trên địa bàn xã không thể sản xuất vào mùa mưa do đất bị thụt, hiệu quả sản xuất thấp, ta có thể chuyển số diện tích đất này sang đào ao thả cá. Như vậy có thể tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng đất khi mà địa phương chưa tìm ra giải pháp tối ưu. Diện tích đất này vẫn bị bỏ trống không thể cấy lúa, đây là một khó khăn rất lớn tạo cho cơ cấu mùa vụ của cây lúa chỉ có hai vụ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã mỹ yên huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w