- Khi giao dịch với bên cho vay, chủ hộ hoặc phát tiền vay đúng tên người đứng vay.
3.2.2. Thực trạng hộ nghèo tại TP Đà Nẵng
Theo chuẩn Nghèo được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua vào tháng 12/2008, hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng ở thành thị và 400.000 đồng/người/tháng ở nông thôn trở xuống. Với chuẩn nghèo này, đầu năm 2011, toàn thành phố Đà Nẵng có đến 14.884 hộ nghèo theo chuẩn riêng của Đà Nẵng, chiếm 6,55% tổng số hộ dân cư. Trong đó, số hộ nghèo tại Quận Hải Châu là 2.006 hộ; tại Quận Thanh Khê là 1,908 hộ; tại Q.Sơn Trà là 2,193 hộ; Q.Ngũ Hành Sơn là 1,801 hộ; Q.Liên Chiểu là 2,170 hộ; Q.Cẩm Lệ là 1,023 hộ; huyện Hòa Vang là 3,783 hộ. Tính đến thời điểm cuối 2011, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn 6,766 hộ nằm trong diện nghèo (chiếm 2.98% trong tổng số hộ toàn thành phố); giảm 8118 hộ tương ứng với 54.5% so với đầu năm. Theo thống kê của thành phố Đà Nẵng, thiếu vốn, thiếu việc làm, không có kinh nghiệm làm việc, đông người phụ thuộc là các nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nghèo đói trên toàn địa bàn thành phố. Do đó, giảm nghèo là một trong những mục tiêu quantrọng của chính quyền Thành phố trong giai đoạn đến. Hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp góp phần giảm nghèo. Sự ra đời của NHCSXH Đà Nẵng từ năm 2003 đến nay đã tác động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội địa phương nói chung và đời sống việc làm, lao động sản xuất của người dân, đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong thời gian qua, NHCSXH Đà Nẵng đã cho hàng vạn lượt hộ nghèo vay vốn. Vốn ngân hàng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm mới cho hàng nghìn lao động.
3.4. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH chi nhánh Đà Nẵng