2.1.6.1 Trang Dự Án (Projects Page)
Đây là chỗ tạo dự án mới hay mở dự án đã lập trình để sửa đổi. Ta chọn New Project để tìm hiểu thêm môi trường lập trình dùng Microsoft Visual Studio.NET Biểu mẫu VB.NET Các thuộc tính DataSource, DataFile của điều khiển rằng buộc dữ liệu Các thuộc tính ConnectionString, RecordSource của điều khiểnADO Data Cơ sở dữ liệu Chứa Kết nối với
~ 24 ~
Hình 2: Trang dự án
Ta nhấp nút New Project để hiển thị bảng liệt kê các khuôn mẫu cho
ứng dụng (application).
Chọn Visual Basic Project trong window Project Types Chọn Windows Application trong bảng Template
Đặt tên cho dự án. Lưu ý ở đây, tên của dự án cũng là tên ngăn chứa (folder), chứa phụ dự trữ dự án.
Nhấp OK.
Và sau đó, Microsoft Visual Studio.NET IDE khởi động dự án mới trong phương thức thiết kế (Design Mode)
~ 25 ~
Hình 3: Cửa sổ thiết kế 2.1.6.2 Thực đơn và thanh công cụ (Menu và Tool Bar)
Trước khi đào sâu vào cách tạo ứng dụng (application) với Microsoft Visual Studio.NET IDE, thiết tưởng ta cũng cần tìm hiểu các thực đơn (menu) và công cụ phụ trợ lập trình như sau:
a. Thực đơn chính (Main Menu)
Thực đơn (menu) của Microsoft Visual Studio.NET IDE ... 'biến hóa' tùy
theo công việc đang làm nhưng tổng quát, thực đơn (menu) chính hiển thị bao gồm:
File
Tiêu chuẩn chung cho mọi ứng dụng (application) trong nền Windows. File dùng để mở (open) hay đóng (close) các tập tin (files) hay dự án (project).
~ 26 ~
Edit cung cấp các chọn lựa khi soạn nguồn mã và dùng các công cụ lập trình như: Undo, Redo, Cut, Copy, Paste và Delete
View
View cung cấp sư chọn lựa hiển thị các Windows tạo môi trường của IDE như: Solution Explorer, Properties, Output, Tool Box, Server Explorer.
Nếu ta để ý sẽ thấy các Windows này thường nằm 2 bên hoặc bên dưới window thiết kế Form hay soạn nguồn mã.Các windows này cũng có thể hiển lộ hay thu kín lại nhường chổ cho window thiết kế được rộng rãi.
Project
Dùng để quản lý dự án (project) bằng cách thêm vào hay xóa bỏ các tập tin liên hệ.
Build
Một lựa chọn quan trọng trong thực đơn là Build cho phép ta xây dựng và
chạy ứng dụng (application) 1 cách độc lập bên ngoài IDE.
Debug
Debug không những giúp phương tiện tìm các lỗi lập trình trong môi trường IDE mà còn giúp kiểm tra từng bước một các nguồn mã trong dự án (project).
Data
Giúp ta nối và sử dụng dữ kiện hay thông tin trong Cơ Sở Dữ Liệu(Database).
Tools
Chứa các công cụ bố trí Microsoft Visual Studio.NET IDE.
Windows
Tiêu chuẩn chung dùng quản lý mọi windows trong IDE.
~ 27 ~
Cung cấp nối yêu cầu giúp đỡ với Microsoft Visual Studio.NET documentation hay từ mạng Internet.
b. Thanh công cụ (Toolbars)
Cách dùng thanh công cụ sẽ được hướng dẫn tùy từng dự án (project). Tuy nhiên, 1 cách tổng quát, thanh công cụ mặc định (default) bao gồm như sau (theo thứ tự từ trái qua phải):
New Project
Add Item
Open File
Save (lưu trữ form hay module đang dùng)
Save All (lưu trữ mọi forms, modules, ... đang dùng hay đang mở)
Cut
Copy
Paste (sẽ hiển lộ sau khi ta nhấp nút Cut hay Copy)
Undo
Redo
Navigate Backward (lướt lui)
Navigate Forwards (lướt tới)
Nút Start để chạy thử ứng dụng trong IDE
Build Configuration (bố trí xây dựng ứng dụng) trong IDE. Ở đây, cho ta biết bố trí hiện dùng là Debug
~ 28 ~
Cuối cùng, nút Toolbar Options để hiển thị thêm các công cụ phụ thuộc khác.
c. Hộp công cụ (Toolbox)
Nhấp đơn hộp công cụ nằm phía bên tay trái window thiết kế như hình sau. Hộp công cụ bao gồm: Hộp Data Hộp Components Hộp Windows Forms Hộp Clipboard Ring Hộp Gerneral Hình 4: Hộp công cụ
~ 29 ~
2.2 HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ACCESS 2.2.1 Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access
Microsoft Access là hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu (Database Management System-DBMS) do hãng Microsoft viết ra được tích hợp trong phần mềm Microsoft Office nhằm hỗ trợ khách hàng có nhu cầu quản lý thông tin của mình thông qua hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu này.
Đặc điểm của hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu Access là dễ sử dụng đối với bất kì đối tượng nào kể cả người bắt đầu tìm hiểu cho đến những người đã có thời gian làm việc với nó. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này cho phép người dùng tạo mới một hệ thống CSDL của mình một cách độc lập và để giao tiếp với một ngôn ngữ lập trình nào đó (chẳng hạn như Visual Basic.Net ....) hoặc có thể hỗ trợ người dùng lập trình trực tiếp trên hệ thống này với sự hỗ trợ của ngôn ngữ Visual Basic
Ngoài ra, Microsoft Access còn cho phép làm việc trên hệ thống Internet hoặc Intranet hay phát triển một ứng dụng World Wide Web với một số đặc tính hỗ trợ Import or link HTML file( quan hệ hay liên kết tới một file HTML), Export objects to HTML format ( xuất một đối tượng đến một định dạng HTML), Publish to the Web Wixard( xuất bản đến một đồ thuật Web).
2.2.2. Một số khái niệm
*) Cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu là một kho chứa thông tin. Có nhiều loại cơ sở dữ liệu nhưng phổ biến nhất là kiểu cơ sở dữ liệu quan hệ.
Một số cơ sở dữ liệu quan hệ:
- Chứa dữ liệu trong các bảng, được cấu tạo bởi các dòng còn gọi là các mẩu tin, và các cột còn được gọi là các trường.
~ 30 ~
- Cho phép lấy về (hay truy vấn) các tập hợp dữ liệu con từ các bảng. - Cho phép nối các bảng với nhau cho mục đích truy cập các mẩu tin liên quan với nhau chứa trong các bảng khác nhau.
*) Bảng và trƣờng
Các cơ sở dữ liệu được cấu tạo từ các bảng dùng để thể hiện các phân nhóm dữ liệu. Bảng có cấu trúc định nghĩa sẵn và chứa dữ liệu phù hợp với cấu trúc này.
Bảng: Chứa các mẩu tin là các mẩu dữ liệu riêng rẽ bên trong phân nhóm dữ liệu.
Mẩu tin: chứa các trường, mỗi trường thể hiện một bộ phận dữ liệu trong một mẩu tin.
*) Thiết kế cơ sở dữ liệu
Để tạo một cơ sở dữ liệu, trước hết ta phải xác định thông tin gì cần theo dõi. Sau đó cơ sở dữ liệu, tạo bảng chứa các trường định nghĩa kiểu dữ liệu sẽ có. Sau khi tạo ra cấu trúc cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu có thể chứa dữ liệu dạng mẩu tin. Ta không thể đưa dữ liệu vào mà không có các bảng hay định nghĩa trường vì dữ liệu sẽ không có chỗ để chứa. Do đó thiết kế cơ sở dữ liệu cực kỳ quan trọng, nhất là rất khó thay đổi thiết kế một khi đã tạo xong nó
2.2.3. Các mối quan hệ
Mối quan hệ là một cách định nghĩa chính thức hai bản liên hệ với nhau như thế nào. Khi ta định nghĩa một mối quan hệ, ta đã thông báo với bộ máy, cơ sở dữ liệu rằng hai trường trong hai bảng liên quan với nhau.
Hai trường liên quan với nhau trong một mối quan hệ là khoá chính và khoá ngoại.
~ 31 ~
Là loại quan hệ dễ hiểu và dễ thực hiện nhất, bởi vì trong những mối quan hệ như vậy, một bảng sẽ lấy quan hệ của một trường trong một bảng khác, trường liên quan cũng dễ nhận dạng. Tuy nhiên quan hệ Một - Một không phải là mối quan hệ thông dụng nhất trong ứng dụng cơ sở dữ liệu. Vì hầu như ta không cần biểu diễn mối quan hệ Một - Một với 2 bảng. Ta có thể dùng nó để cải tiến khả năng hoạt động, dù vậy ta mất tính linh hoạt khi chứa các dữ liệu liên hệ trong bảng tách biệt.
*) Quan hệ Một - Nhiều
Phổ biến hơn quan hệ Một - Một, trong đó mỗi mẩu tin trong một bảng này không có, hoặc có một, hoặc nhiều mẩu tin trong một bảng liên hệ. Để thể hiện mối quan hệ này trong thiết kế cơ sở dữ liệu, ta phải copy khoá chính của phía “một” đến bảng chứa phía “nhiều”trong mối quan hệ
*) Quan hệ Nhiều - Nhiều
Quan hệ Nhiều - Nhiều là bước phát triển của quan hệ Một - Nhiều
2.3 TỔNG QUAN VỀ TRẮC NGHIỆM
Trắc nghiệm là một hoạt động để đo lường năng lực của đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Thi trắc nghiệm là hình thức thi mà một đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho sinh viên chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu.
Trắc nghiệm là một phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên, trong đó ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đã được giảm thiểu đến mức tối ưu. Điểm nổi bật của phương pháp này là số lượng câu hỏi trong mỗi đề thi lớn. Số câu hỏi càng lớn, độ chính xác của việc đánh giá càng cao. Câu hỏi trắc nghiệm sẽ gồm một khái niệm, một nội dung đã có trong chương trình, kèm theo gợi ý để sinh viên trả lời. Từ cách gợi ý trả lời, ta sẽ có nhiều
~ 32 ~
câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Đồng thời trắc nghiệm khách quan cũng được áp dụng cho nhiều mục đích đánh giá :
- Trắc nghiệm về khả năng riêng biệt của sinh viên nhằm mục đích phân nhóm sinh viên theo sở trường riêng của họ.
- Trắc nghiệm xếp hạng : nhằm mục đích phân loại sinh viên theo mức thành tích học tập (khá, giỏi, trung bình....)
- Trắc nghiệm chuẩn đoán : nhằm mục đích chuẩn đoán những khâu yếu của quá trình đào tạo.
- Trắc nghiệm kiến thức : để đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Trong đề tài này ta chỉ quan tâm chủ yếu đến trắc nghiệm kiến thức.
~ 33 ~
CHƢƠNG 3
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG
Bài toán của em nhằm thiết kế hệ thống tổ chức quản lý thi trắc nghiệm áp dụng với khoa Công Nghệ Thông Tin – Trường ĐHSP Hà Nội 2 cho các kì thi khác nhau. Vì vậy, trước khi xây dựng mô hình hệ thống thi trắc nghiệm kiểu mới, ta hãy khảo sát hệ thống trắc nghiệm kiểu cũ.
3.1.1 Khảo sát hệ thống thi trắc nghiệm kiểu cũ
Khi bắt đầu vào mỗi kỳ thi, sau khi xác định được nội dung môn học thi trắc nghiệm, cũng như mức độ kiến thức đề thi cần đưa ra. Người giáo viên sẽ lập ra đề thi trắc nghiệm bằng cách xây dựng một số câu hỏi khác nhau, cùng số điểm cho từng câu và thời gian làm bài. Tùy vào cách thức ra đề của mỗi một người, các câu hỏi này có thể được lấy ra từ ngân hàng câu hỏi đã có hoặc được viết mới trực tiếp. Phụ thuộc vào quy mô của kỳ thi và số lượng sinh viên tham gia thi mà người giáo viên ra đề sẽ xác định số lượng đề thi cần thiết, với yêu cầu trong hai đề thi bất kỳ có thể có những câu hỏi giống nhau nhưng không được hoàn toàn trùng nhau, đồng thời phải đảm bảo mức độ kiến thức ở các đề là tương đương nhau.
Quá trình thi được tiến hành như sau: Sau khi xác định số lượng sinh viên đủ điều kiện thi, văn phòng khoa sẽ gửi danh sách sinh viên được thi lên phòng đào tạo. Sau đó, phòng đào tạo sẽ sắp xếp phòng thi và bố trí lịch thi cho môn học đó. Đến đúng ngày thi các sinh viên có đủ điều kiện thi sẽ đến đúng phòng thi để làm bài. Người giám thị sẽ kiểm tra thẻ của từng sinh viên để đảm bảo tính hợp lệ của sinh viên đó cũng như đề phòng tình trạng thi hộ. Đến giờ thi, giám thị sẽ phát đề thi cho từng sinh viên và bố trí chỗ ngồi sao cho những sinh viên gần kề nhau không có đề thi trùng nhau. Sinh viên làm
~ 34 ~
bài thi trên giấy bằng cách chọn các phương án hợp lệ để điền vào trong bài. Hết giờ thi sinh viên nộp bài làm của mình cho giám thị, sau khi đã điền đầy đủ các thông tin cần thiết của mình vào trong bài làm.
Sau khi tiến hành thi xong, văn phòng khoa sẽ tiến hành tổ chức chấm thi. Điểm của bài thi được tính bằng cách đối chiếu với đáp án trong ngân hàng câu hỏi, điểm của bài làm chỉ được tính nếu phương án chọn của sinh viên trùng với đáp án của câu hỏi đó. Sau khi chấm xong khoa sẽ gửi kết quả lên phòng đào tạo để công bố lên trên trường. Toàn bộ các khâu trong các quá trình này đều được làm bằng tay do những người phụ trách công tác thi cử làm.
Những nhiệm vụ chính của hệ thống cũ: Tạo lập đề thi, tổ chức thi, chấm điểm và báo cáo kết quả.
*) Nhiệm vụ tạo lập đề thi:
- Ở mỗi kì thi thì cần có đề thi.
Kết quả: Một số lượng đề thi được tạo ra. Quy tắc:
- Quy tắc quản lý: Đề thi phải được tổ chức từ những câu hỏi, mức độ của câu hỏi phải phù hợp với trình độ chung của sinh viên, thời gian thi phải không vượt quá thời gian yêu cầu.
- Quy tắc tổ chức: Giáo viên được chỉ định ra đề thi mới được quyền ra đề.
*) Nhiệm vụ tổ chức thi:
Điều kiện khởi động:
- Khi có lịch thi của văn phòng khoa. - Khi sinh viên đã vào phòng thi đầy đủ.
~ 35 ~ Quy tắc:
- Quy tắc quản lý:
+Sinh viên không được nghỉ quá 20% học phần của môn thi mới được thi.
+ Sinh viên không vi phạm kỷ luật.
- Quy tắc tổ chức: Những sinh viên trước khi vào phòng thi phải được kiểm tra xem có trong danh sách thi hay không mới được vào thi.
*) Nhiệm vụ chấm điểm và lên kết quả:
Điều kiện:
- Khi các sinh viên đã làm xong bài thi.
- Khi có yêu cầu phúc tra hay thắc mắc về bài thi. Quy tắc:
Quy tắc quản lý: Sau khi chấm thi xong điểm thi đó sẽ được công bố. Hoặc sau khi kết thúc một học kỳ, khi đã giải quyết những thắc mắc, phúc tra điểm, điểm tổng kết tất cả các môn học của từng sinh viên sẽ được công bố.
=> Vì vậy, hệ thống thi kiểu cũ sẽ dẫn đến những nhược điểm và hạn chế sau:
- Quá trình xây dựng đề thi được làm thủ công gây lãng phí thời gian, mất công sức đối với giáo viên trong việc ra đề thi.
- Đề thi được xây dựng dựa trên chủ quan của người ra đề, do đó sẽ không mang tính khách quan, số lượng đề thi lớn nhưng phải đảm bảo nội dung giữa các đề phải khác nhau. Vì vậy, dễ gây sự nhầm lẫn cho người ra đề. Bài thi được làm trên giấy phát đến từng sinh viên sẽ không tránh khỏi những hiện tượng tiêu cực xảy ra như: quay copy, trao đổi bài, hay nội dung đề thi có thể bị lộ từ trước.
~ 36 ~
Giáo viên mất rất nhiều thời gian kiểm tra số lượng bài của sinh viên, khó phát hiện những trường hợp sinh viên không nộp bài.
Giáo viên mất thời gian đánh dấu những bài sinh viên nộp muộn.
Quá trình chấm điểm gây mất nhiều thời gian và công sức của người chấm, với số lượng đề lớn công việc chấm thi dễ xảy ra những sai sót. Sinh viên không biết điểm ngay sau khi kiểm tra để điều chỉnh phương
pháp học tập, khắc phục kịp thời các sai sót về kiến thức.
Giáo viên không nắm bắt được ngay lập tức kết quả học tập của sinh viên để điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp, khắc phục các sai sót của sinh viên.
Việc lưu kết quả kiểm tra vào sổ điểm cũng như lập các báo cáo, thống kê mất rất nhiều thời gian mà thường gây ra sự nhầm lẫn.
Rất tốn kém trong việc in ấn đề thi cho sinh viên thi và mất nhiều công sức của giáo viên
Đây là những nhược điểm và hạn chế của hệ thống thi trắc nghiệm thủ công kiểu cũ mắc phải. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống mới được tin học hoá là phải giải quyết những nhược điểm nêu trên và hoàn chỉnh tất cả