Chính sách của Chính phủ I.Gandhi đối với vấn đề Campuchia

Một phần của tài liệu Chính sách của chính phủ Ấn Độ đối với vấn đề Campuchia từ 1979 đến 1991 (Trang 55 - 102)

6. Đóng góp của đề tài

2.2. Chính sách của Chính phủ I.Gandhi đối với vấn đề Campuchia

từ 1980 đến1984

Ngay khi I. Gandhi trở lại cầm quyền tháng 1/1980, Ấn Độ đã có những đấu hiệu thay đổi quan điểm đối với vấn đề Campuchia.

Tổng thống Ấn Độ S.Reddy trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 23/1/1980 đã khẳng định:

“Tình hữu nghị với Việt Nam là yếu tố không đổi trong chính sách của chúng tôi. Chúng tôi giữ vững lập trường rằng Campuchia có thể tìm kiếm vận mệnh của riêng mình không cần áp lực của bên ngoài. Chúng tôi dự định tiếp tục cải thiện quan hệ với ASEAN, các thành viên mà chúng tôi có thiện chí và sự hiểu biết lẫn nhau. Điều cần thiết ở Đông Nam Á là tin tưởng lẫn nhau và giảm bớt căng thẳng” [72; tr. 40].

Mặc dù Ấn Độ đánh giá cao mối quan hệ Việt Nam với Ấn Độ, I. Gandhi trong những tháng đầu cầm quyền vẫn chưa tỏ rõ thái độ. Tháng 4/1980, Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm Ấn Độ đã đề cập đến việc đề nghị Ấn Độ công nhận chính quyền Heng Samrin, Ấn Độ vẫn lựa chọn quan điểm tránh đưa ra quyết định về Campuchia.

Trong bối cảnh đó, các nước ASEAN lần lượt tiến hành mời chính thức đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ tham dự Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN tại Kuala Lumpur vào tháng 6/1980. ASEAN đã chọn Ấn Độ là đối tác đối thoại đầu tiên giữa các nước thế giới thứ ba nhằm lôi kéo và tạo ra hiệu ứng tích cực về vấn đề Campuchia. Ban đầu, Ấn Độ thông báo rằng P.V. Narasimha Rao sẽ tham dự các cuộc họp của ASEAN. Mặc dù mục tiêu đề ra trong lời mời Ấn Độ là để thảo luận về quan hệ đối ngoại giữa các nước, vấn đề Campuchia sẽ chiếm lĩnh chương trình nghị sự. Tình thế này rõ ràng đặt Bộ trường Ngoại giao mới của Ấn Độ trước những khó khăn. Tuy nhiên, vào đúng thời điểm Hội nghị diễn ra, N. Rao đột ngột hủy bỏ chuyến đi tới Kuala Lumpur với lý do là mẹ bị bệnh. Thực tế, cái chết của Sanjay Gandhi, con trai của Thủ tướng Chính phủ Indira Gandhi làm đảo lộn chương trình của N.Rao. Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ gần như quyết tâm của mình để công nhận Chính phủ Nhân dân Campuchia trong tháng 6/1980, việc tham dự cuộc họp

các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (25 - 26/6/1980) sẽ có nhiều vấn đề tế nhị khó giải quyết trong diễn đàn này. Sự vắng mặt của Ấn Độ ở Hội nghị Kuala Lumpur với bất cứ lý do gì cũng được các nước ASEAN cảm thấy là một tỏ rõ thái độ ngoại giao đối với ASEAN trong vấn đề Campuchia.

Ngày 7/7/1980, mặc dù vẫn phản đối sự hiện diện của quân đội nước ngoài ở bất kỳ quốc gia nào, I. Gandhi tuyên bố công nhận và thiết lập quan hệ với chính quyền Heng Samrin. Giải thích cho quyết định này, Bộ trưởng N. Rao khẳng định:

Sau tất cả những thử thách khủng khiếp mà Campuchia đã phải đối mặt, nước này cần sự giúp đỡ tốt nhất có thể từ cộng đồng quốc tế nhằm phát triển nền kinh tế, khôi phục lại cơ sở hạ tầng và thiết lập lại độc lập chủ quyền và đường lối không liên kết” [72; tr.42].

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng cho rằng Việt Nam đã buộc phải can thiệp vào Campuchia do sự tàn bạo của Pol Pot và lo lắng về mối đe dọa của đồng minh của Trung Quốc đối với an ninh của nước này. I. Gandhi cũng nhiều lần phát biểu ủng hộ hành động của Việt Nam như:

Một sự đánh giá đúng đắn về sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Campuchia không tách rời khỏi những hành động man rợ của Chính quyền Pol Pot và sự ủng hộ của các thế lực bên ngoài đối với chính quyền diệt chủng đó”… “Những hành động của chính sách diệt chủng của chế độ Pol Pot cũng như những cuộc xâm nhập thường xuyên ở biên giới Việt Nam làm cho Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc giúp đỡ nhân dân Campuchia” [19; tr. 19].

Ấn Độ cũng nhấn mạnh mong muốn Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia. Quan điểm của Ấn Độ là Việt Nam đã buộc phải can thiệp vào Campuchia do sự tàn bạo của Pol Pot và mối đe dọa của liên minh Trung Quốc - Pol Pot đối với an ninh quốc gia. Ấn Độ tin rằng bầu không khí hiện tại thuận

lợi cho việc rút quân đội Việt Nam ra khỏi Campuchia không phải bằng phương pháp đối đầu mà thông qua một cuộc đối thoại hòa bình và thân thiện.

Đây là sự thay đổi chính sách mang tính bước ngoặt của Ấn Độ về vấn đề Campuchia, có tác động lớn đến nhiều quốc gia không liên kết. Đây cũng là một hành động thể hiện rõ quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và tạo ra chấn động đối với phương Tây và các nước ASEAN. Các nước Đông Dương hoan nghênh và coi Ấn Độ là quốc gia có khả năng đóng vai trò chi phối trong việc thiết lập hòa bình trong khu vực. Ấn Độ là nước duy nhất ngoài quỹ đạo xã hội chủ nghĩa đã công nhận chính quyền Heng Samrin. Là quốc gia đứng đầu Phong trào Không liên kết, Ấn Độ sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ lập trường của Việt Nam, CHND Campuchia trên các diễn đàn quốc tế.

Ngay sau đó, ngày 9/7/1980, Thủ tướng Heng Samrin đã gửi một thông điệp của sự đánh giá cao và bày tỏ lòng biết ơn đối với Thủ tướng Ấn Độ. Thông điệp nhấn mạnh:

"Tôi rất phấn khởi khi biết rằng Chính phủ Ấn Độ đã công nhận về mặt ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Chính phủ Ấn Độ đã có quyết định đóng góp cho hòa bình và an ninh trong khu vực Đông Nam Á” [72; tr.42].

Bên cạnh sự đồng tình của đa số nghị viên và nhân dân Ấn Độ, quyết định của I.Gandhi cũng chịu sự chỉ trích khá gay gắt từ các đảng phái đối lập như Đảng Janata, Đảng Bharatiya Janata và một số nghị viên độc lập. Nguyên Thủ tướng M.Desai thậm chí còn khẳng định:

“Afghanistan và Campuchia chứng minh độ nghiêng của chính phủ hiện nay với Liên Xô. Tôi không công nhận Campuchia vì quân đội Việt Nam đang đóng quân ở đó”.

Tờ The Hindu nhận xét:

Quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với chế độ Heng Samrin Campuchia, New Delhi đã bỏ qua các ý kiến chủ yếu trong cộng đồng thế

giới và tìm kiếm sự đồng thuận không nhiều với 30 quốc gia khác, hầu như tất cả trong số họ là thành viên của khối Liên Xô” [81; tr.64].

Chính phủ Campuchia Dân chủ do Pol Pot đứng đầu phản ứng mạnh mẽ với việc công nhận chế độ đối thủ của Ấn Độ. Pol Pot khẳng định:

Các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới đã phản ứng mạnh mẽ đối với quyết định của Chính phủ Gandhi công nhận tay sai Việt Nam tại Phnom Penh... Mọi người đã chỉ trích và nhạo báng tình trạng không liên kết của Ấn Độ... Đằng sau quyết định của Ấn Độ là một số lượng lớn viện trợ quân sự của Liên Xô cho Ấn Độ mong muốn phát triển sức mạnh của nó vượt ra ngoài các nước láng giềng” [72; tr.17].

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng chịu nhiều chỉ trích của các nước lớn và ASEAN. Đối với các nước ASEAN, việc công nhận Ấn Độ lên một sự chấp nhận ngầm của tính hợp pháp về sự hiện diện của quân đội Việt Nam ở một quốc gia có chủ quyền. ASEAN xem việc công nhận Chính phủ Heng Samrin của Ấn Độ là một sự ủng hộ chính sách của Moscow và Hà Nội. Carlos P. Romulo, Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN cho rằng hành động của Ấn Độ không đúng lúc và nó làm suy yếu những sáng kiến của ASEAN về một giải pháp lâu dài cho vấn đề Campuchia. Ông đã gửi thư chính thức đến Bộ Ngoại giao Ấn Độ bày tỏ sự thất vọng và cho rằng đây động thái làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực [72; tr.42].

Phản ứng của các nước ASEAN về việc công nhận Ấn Độ ở các mức độ không giống nhau tùy theo nhận thức của từng nước. Thái Lan là nước cảm thấy bị đe dọa với sự can thiệp của Việt Nam ở Campuchia nên việc công nhận chế độ Heng Samrin của Ấn Độ như một kế hoạch ngoại giao lớn của Liên Xô, không phải là một hành động có chủ quyền Ấn Độ. Ngày 8/7/1980, Phó Thủ tướng Thái Lan Thanat Khoman cho rằng quyết định của Ấn Độ có thể tác động từ Liên Xô, Thái Lan lấy làm tiếc rằng Ấn Độ đã quyết định đột ngột như vậy ngay sau khi quân đội Việt Nam xâm nhập vào Thái Lan.

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Suppaiah Dhanabalan chỉ trích Ấn Độ “mặc dù có quan hệ chặt chẽ với các nước ASEAN nhưng đã hành động một cách đối lập với ASEAN. Tôi không thấy lợi ích của Ấn Độ bởi sự công nhận của chế độ Heng Samrin” [72; tr.43].

Malaysia cũng thất vọng với quyết định của Ấn Độ nhưng phản ứng không quyết liệt và có chia sẻ với Ấn Độ về những toan tính của Trung Quốc nhằm cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình trên khu vực Đông Dương thông qua chế độ Pol Pot. Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Tenku A. Rithauddin, cho rằng việc Ấn Độ công nhận Chính phủ Heng Samrin tại thời điểm ASEAN đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Campuchia và nó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Kusumatmaja tuyên bố rằng quyết định của Ấn Độ là rất kịp thời và có tính độc lập trong bối cảnh các ASEAN đang nỗ lực để giải quyết vấn đề. Ngày 10/7/1980, Tổng thống Marcos của Philippines phản ứng về sự kiện này rất nhẹ nhàng:

Ấn Độ có chính sách đối ngoại riêng của mình... Tôi tôn trọng sự lãnh đạo của Thủ tướng Gandhi. Tôi nhận ra những yếu tố khác nhau dẫn tới quyết định ở tiểu lục địa Ấn Độ... Tôi tin rằng các bước Bà đã thực hiện, là một phần của nỗ lực chung để tiêu trừ những căng thẳng của thế giới” [72; tr.43].

Như vậy, ở các mức độ khác nhau, phản ứng của các nước ASEAN về cơ bản đã không đồng tình với việc Ấn Độ công nhận Chính phủ Heng Samrin.

ASEAN lo ngại chính sách của Ấn Độ sẽ kéo theo các quốc gia không liên kết đi theo, tạo nên thách thức đối với các kết quả ngoại giao ở cấp đa phương. Ấn Độ giải thích với các đại sứ ASEAN tại New Delhi rằng quyết định công nhận Chính phủ CHND Campuchia không nên xem như một động thái chống ASEAN. Yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định này là Chính phủ Heng Samrin đã thực tế hình thành và kiểm soát hiệu quả tình hình

Campuchia. Thái độ của New Delhi đối với cuộc khủng hoảng ở Campuchia được nhận thức là do nhân tố leo thang của Trung Quốc và các mối đe dọa an ninh đặt ra cho Việt Nam của chế độ Pol Pot được hỗ trợ bởi Trung Quốc. Trong những năm 1980 - 1983, ASEAN có một số thay đổi không đáng kể về nhận thức đối với chính sách của Ấn Độ.

Từ năm 1979, Mỹ, Trung Quốc và các nước ASEAN đã nhiều lần trình nghị quyết đề nghị công nhận chế độ Pol Pot là thành viên hợp pháp ở Liên hợp quốc. Ấn Độ, Liên Xô, Việt Nam luôn phản đối và đề nghị giới thiệu Cộng hòa Nhân dân Campuchia làm đại diện cho Campuchia trong tổ chức này. Những nỗ lực của Ấn Độ luôn thất bại bởi Pol Pot được sự hỗ trợ tích cực của số đông các nước, trong đó có các nước ASEAN, Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Nhằm tạo nên chỗ đứng vững chắc hơn tại Liên hợp quốc, dưới sự dàn xếp của Thái Lan, Mỹ và Trung Quốc, tháng 6/1982, Hoàng thân Sihanouk đã đứng ra thành lập Chính phủ Liên minh Dân chủ Campuchia (CGDK) bao gồm các phe phái đối lập Chính phủ Heng Samrin. Ngày 30/9/1982, các nhà lãnh đạo ASEAN trình dự thảo nghị quyết ở Liên Hiệp Quốc nhằm giành sự ủng hộ rộng lớn hơn đối với Chính phủ Liên minh Dân chủ Campuchia. Nghị quyết yêu cầu tất cả các lực lượng nước ngoài rút quân ra khỏi Campuchia và phục hồi độc lập chủ quyền của quốc gia này. Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng và chỉ trích sự tồn tại của chế độ Pol Pot diệt chủng man rợ trong Chính phủ liên minh là không thể chấp nhận, hy vọng Campuchia sẽ sớm thoát khỏi lo sợ về sự trở lại của Pol Pot. Dù vậy, vị trí của Chính phủ Liên minh Dân chủ Campuchia luôn được khẳng định tại Liên hợp quốc.

Trái ngược với diễn đàn Liên hợp quốc, quan điểm của Ấn Độ có ảnh hưởng khá lớn đến nhiều nước trong Phong trào không liên kết và tạo ra một hình ảnh khác biệt về vị trí của Campuchia ở diễn đàn này. Tại Hội nghị Bộ

trưởng Ngoại giao 95 nước không liên kết ở New Delhi vào tháng 2/1981, Ấn Độ lựa chọn phương án để trống ghế của Campuchia, bất chấp nhiều động thái của các nước đòi quyền đại diện cho Pol Pot. Hội nghị không ra nghị quyết riêng về vấn đề Campuchia mà chỉ ra nghị quyết về tình hình Đông Nam Á nhấn mạnh "những căng thẳng trong và xung quanh vấn đề Campuchia", đòi rút tất cả lực lượng nước ngoài ra khỏi Đông Nam Á nói chung chứ không chỉ Campuchia (chỉ các căn cứ của Mỹ ở Philippin) [68; tr. 204]. “Công thức New Delhi” được duy trì trong Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 tại New Delhi (Ấn Độ, 1983) và thứ 8 tại Harare (Dimbabue, 1986) bất chấp những chuyển biến của vấn đề Campuchia. Tại các hội nghị này, số lượng các nước ủng hộ chính phủ Heng Samrin luôn ít hơn số nước ủng hộ chính phủ đối lập, điều đó cho thấy thái độ của Ấn Độ trong “Công thức New Delhi” là có lợi cho lập trường của Việt Nam.

Tháng 7/1982, Việt Nam tuyên bố rút quân lần thứ nhất, Ấn Độ lập tức tán thành và khẳng định đây là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề Campuchia. Có thể nói, Ấn Độ đã đảm nhận khá tốt vai trò một nước lớn, trung gian thúc đẩy quá trình xích lại gần nhau, tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề Campuchia.

2.3. Chính sách của Chính phủ Ấn Độ đối với vấn đề Campuchia từ 1984 đến 1991

Tháng 10/1984, Thủ tướng R.Gandhi sau khi lên nắm quyền đã có những bước đi tích cực trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Quan điểm và hành động trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã được đưa đến phát huy đầy đủ khi R. Gandhi tiến hành một loạt chuyến thăm đến các nước Đông Nam Á nhằm đưa hai bên ASEAN và Việt Nam vào bàn đàm phán.

Đến cuối năm 1984, nhận thức của ASEAN về Ấn Độ mới thoát ra khỏi tư tưởng Ấn Độ là đồng minh của Liên Xô và Việt Nam. ASEAN bắt

đầu chấp nhận một vai trò hợp pháp của Ấn Độ trong việc tìm kiếm một giải pháp cho cuộc xung đột Campuchia.

Tháng 5/1985, Thủ tướng Thái Lan thăm Ấn Độ khởi đầu cho sự tin tưởng của ASEAN, tạo điều kiện để Ấn Độ bắt đầu quá trình trung gian nối lại đối thoại giữa các phe phái ở Campuchia.

Chuyến thăm của Thủ tướng Rajiv Gandhi đến Việt Nam tháng 11/1985 đã tiếp tục tăng cường sự hiểu biết đúng đắn của Ấn Độ về vấn đề Campuchia. Rajiv Gandhi thông báo cho đối tác của mình, Nakasone, ấn tượng của ông rằng Việt Nam muốn rút quân khỏi Campuchia trước năm 1990 [72; tr.19]

Trong các chuyến thăm Úc, Indonesia, New Zealand và Thái Lan trong năm 1986, Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra bầu không khí thuận lợi cho một giải pháp chính trị ở Campuchia và tiếp tục khẳng định rằng Pol Pot cần phải được loại trừ ra khỏi tất cả các bên đàm phán.

Ông đã có các chuyến thăm tới Indonesia, Thái Lan vào các năm 1984 và 1986 để tìm kiếm những điểm tương đồng và khác biệt, tìm ra một giải pháp có thể chấp nhận được từ cả hai phía.

Tăng cường nỗ lực để giải quyết vấn đề Campuchia, Bộ trưởng Bộ Nhà nước về các vấn đề đối ngoại, K. Natwar Singh đến Việt Nam (1/1987), Indonesia, Thái Lan, Malaisia, Philippin, Singgapore (4/1987), Thái Lan

Một phần của tài liệu Chính sách của chính phủ Ấn Độ đối với vấn đề Campuchia từ 1979 đến 1991 (Trang 55 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w