Chính sách Chính phủ liên minh Jatana đối với vấn đề

Một phần của tài liệu Chính sách của chính phủ Ấn Độ đối với vấn đề Campuchia từ 1979 đến 1991 (Trang 47 - 55)

6. Đóng góp của đề tài

2.1.Chính sách Chính phủ liên minh Jatana đối với vấn đề

từ 1979 đến1980

Vấn đề Campuchia bùng nổ trong bối cảnh nền chính trị Ấn Độ có những biến động lớn. Tháng 3/1977, Jatana - liên minh thiên hữu lên nắm quyền do Morarji Desai làm Thủ tướng đã thực hiện đường lối đối ngoại “không liên kết thực sự”, nới lỏng quan hệ với Liên Xô, đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Trung Quốc và phương Tây, thực hiện ngoại giao cân bằng. Cùng với việc lên án quan hệ Ấn - Xô dưới thời I. Gandhi, Mỹ và Trung Quốc trông đợi những thay đổi bước ngoặt trong đường lối đối ngoại Ấn Độ. Tháng 6/1977, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ W. Christopher, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Mỹ J. Ney tới Ấn Độ nhằm thăm dò khả năng “mở ra một giai đoạn tốt đẹp” trong quan hệ giữa hai nước. Mỹ hứa viện trợ cho Ấn Độ, cung cấp uranium giàu cho Nhà máy điện hạt nhân Tarapur, chuẩn bị cho chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống J. Cater [73; tr.97]. Trong tháng 4 và 5/1977, Trung Quốc liên tục đưa tin về sự sụp đổ của Chính phủ I. Gandhi, lên án quan hệ Ấn - Xô và hy vọng vào sự thay đổi chính sách từ M. Desai. Ngày 30/5/1977, Tân Hoa xã bình luận: “Sự sự sụp đổ của Chính phủ Indira …là một cú đánh mạnh vào vị thế của Liên Xô ở Nam Á. Thời kỳ Nga Hoàng mới có thời gian dài bợ đỡ Chính phủ I. Gandhi, đặc biệt là từ Hiệp ước Ấn Độ - Liên Xô tháng 8/1971, thực chất là Hiệp ước liên minh quân sự. Những người theo chủ nghĩa xét lại Liên Xô đã viện trợ và tiếp tay cho Chính phủ I.Gandhi thực hiện chính sách bành trướng chống lại các nước láng giềng….” [73; tr.98]. Trung Quốc và phương Tây hy vọng M. Desai sẽ thủ tiêu Hiệp ước 1971, mở rộng cửa cho

các nước này khẳng định vị thế ở Ấn Độ. Chính quyền Jatana cũng mong muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Bên cạnh đó, quan hệ với Liên Xô vẫn được thắt chặt sau chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô A. Gromyko tháng 4 năm 1977.

Đây chính là nhân tố khiến M. Desai khó khăn trong việc tỏ thái độ đối với vấn đề Campuchia: ủng hộ Chính phủ Campuchia Dân chủ do Pol Pot đứng đầu, được sự hậu thuẫn của Trung Quốc, ASEAN, Mỹ và phương Tây; hay là ủng hộ Chính phủ Nhân dân Campuchia do Heng Samrin đứng đầu, được sự hậu thuẫn của Liên Xô, Việt Nam và các nước XHCN. Điều này cũng liên quan đến việc nhận thức thế nào về hành động của Việt Nam khi đưa quân đội sang Campuchia? Thái độ của Chính phủ đối với chế độ diệt chủng Pol Pot như thế nào?

Tình thế này thực tế đã tạo nên sự phân hóa trong quốc hội Ấn Độ khi một số nghị viên ủng hộ của thực tế mới Đông Nam Á, trong khi một số người khác lên án công khai “Việt Nam xâm lược Campuchia và chính quyền Heng Samrin là bất hợp pháp”. Ban đầu, Chính phủ M. Desai đã lựa chọn lập trường trung lập thực sự là không công nhận Chính phủ Heng Samrin cũng như Chính phủ Pol Pot.

Ngày 12/2/1979, trong khi Bộ trưởng Ngoại giao A. Vajpayee đang thăm Trung Quốc thì nước này phát động tấn công Việt Nam, ông đã ngay lập tức tuyên bố phản đối và rút ngắn chuyến đi, kêu gọi Trung Quốc rút quân. Tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Ấn Độ tuyên bố:

Chúng tôi hoàn toàn phản đối hành động quân sự trừng phạt, đây là hành động nguy hiểm cho ổn định và quan hệ quốc tế... Đây là hành động vi phạm Điều lệ của Liên Hiệp Quốc không cho phép một nước có hành động trừng phạt đối với nước khác và vi phạm quyền hạn, chức năng của Hội đồng Bảo an” [83; tr.1].

Trung Quốc tấn công Việt Nam làm khuấy động cảm xúc chống Trung Quốc trong tâm trí của Ấn Độ đặc biệt vì hai lý do: thứ nhất, nó đã được tiến hành khi Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vajgayee thăm chính thức Trung Quốc, đây được xem là một sự xấu hổ lớn cho Chính phủ Ấn Độ. New Delhi cũng xem đây như là sự cố ý Trung Quốc để phá vỡ quan hệ của Ấn Độ với Việt Nam và làm bẽ mặt Ấn Độ. Cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam nhắc nhở các nhà hoạch định chính sách tại New Delhi đối với sự xâm nhập của Trung Quốc vào Ấn Độ trong tháng 10 năm 1962 để dạy cho Ấn Độ một bài học. Ấn Độ cho rằng việc Trung Quốc tấn công Việt Nam có phần tương tự như sự kiện tháng 10/1962 đối với Ấn Độ, là “sự thụt lùi, cũng sẽ tạo ra sự lo lắng trong tương lai về mục đích của Trung Quốc” [73; tr.113]. Ông cũng kêu gọi: Tất cả các nước và đặc biệt là các cường quốc phải gây áp lực buộc Trung Quốc rút khỏi lãnh thổ Việt Nam.... Một kẻ xâm lược không thể được hưởng thành quả xâm lược của mình [71; tr.174].

Những động thái của Liên Xô cùng với sức ép từ quốc hội và phong trào quần chúng buộc Chính phủ Desai phải có thái độ rõ ràng hơn. Ngày 22/2/1979, Bộ trưởng Ngoại giao A.B.Vajpayee đã phát biểu trước quốc hội rằng:

“Chính sách của chúng tôi là chỉ công nhận một chính phủ hợp pháp khi kiểm soát hiệu quả quốc gia. Tình hình ở Campuchia vẫn còn xuất hiện nhiều vấn đề chưa được giải quyết và chúng tôi đang tiếp tục xem xét nó”

[74; tr.46].

Tiêu chí xác định "kiểm soát hiệu quả" được A.B. Vajpayee nhấn mạnh rằng:

(1) Những hành động tàn bạo của Chế độ Pol Pot đã được chứng thực và đa số người dân ủng hộ việc lật đổ chính phủ này

(2) công nhận chính phủ mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực cho chính phủ này hòa nhập vào chính trị của châu Á [81; tr.63].

Trước phản ứng gay gắt của nhiều nghị viên về việc chậm trễ công nhận chính quyền Heng Samrin, ông giải thích thêm rằng:

Chính phủ không nghiêng về phương Đông hay phương Tây…Vấn đề công nhận đang được xem xét. Cho đến nay, trong số 150 thành viên Liên hợp quốc, chỉ có 15 quốc gia công nhận chính phủ mới. Tuy nhiên, quyết định của chúng tôi không phụ thuộc vào điều đó. Chúng tôi nhận được báo cáo từ Campuchia rằng tình hình chưa giải quyết ổn thỏa” [81; tr.65].

Eduardo Faleiro, một thành viên của Quốc hội bày tỏ sự nghi ngờ và hỏi liệu chính sách Ấn Độ đối với chế độ Campuchia mới bị ảnh hưởng bởi áp lực từ Bắc Kinh và Washington. Vajpayee nói:

Không có áp lực hoặc từ Bắc Kinh hoặc từ Washington hoặc từ các nước thân thiện với chính phủ mới của Campuchia. Chính phủ sẽ có quyết định riêng của mình. Quyết định này sẽ được thực hiện khi chúng tôi được đảm bảo rằng chính phủ mới kiểm soát hiệu quả tình hình và không có sự bất ổn ở Campuchia [71; tr.171].

Vajpayee cũng lấy làm tiếc “khi Việt Nam và các nước láng giềng Campuchia và Lào…đang phải đối mặt với xung đột vũ trang” [74; tr.369].

Quan điểm của Chính phủ M. Desai được thể hiện rõ trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 27/2/1979 là Ấn Độ vừa lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam, vừa phản đối Việt Nam đem quân sang Campuchia. Điều này đồng nghĩa với việc xem hành động của Trung Quốc và Việt Nam là như nhau.

Trước tình hình đó, bên cạnh lên án Trung Quốc và đe dọa sẽ sử dụng vũ lực, Liên Xô thông tin thêm:

"Sự sắp đặt cuộc xâm lược chống lại Việt Nam xảy ra đồng thời với chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, một lần nữa chứng tỏ các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã lừa dối thế giới và họ đã thiếu quan tâm tới uy tín của Ấn Độ" [78; 166].

Ngày 9/3/1979, Chủ tịch HĐBT A. Kosygin sang thăm Ấn Độ nhằm thuyết phục Ấn Độ ủng hộ vấn đề Campuchia, mặt khác không quên nhắc nhở Ấn Độ về hành động quân sự của Trung Quốc năm 1962, về 36.000 km2 lãnh thổ bị chiếm đóng. Thậm chí, A. Kosygin đã thẳng thừng cảnh báo Ấn Độ:

"Trung Quốc sẽ dạy cho Ấn Độ một bài học trong tương lai giống như Trung Quốc dạy cho Việt Nam ở hiện tại" [80; tr.49].

Hai nước chỉ thống nhất quan điểm lên án hành động của Trung Quốc ở Việt Nam và yêu cầu "rút quân ngay lập tức ra khỏi lãnh thổ Việt Nam”. Trong chuyến thăm Liên Xô lần thứ hai của Thủ tướng M. Desai vào tháng 6/1979, Liên Xô tiếp tục đưa ra vấn đề công nhận Chính phủ Heng Samrin nhưng chỉ nhận được sự từ chối của M. Desai với lời giải thích rất dài dòng.

Chính sách của Ấn Độ cho thấy quan điểm "không liên kết thực sự" giữa hai siêu cường và chính sách lợi ích thực tế với các nước láng giềng. Thái độ của Ấn Độ đối với các vấn đề Campuchia một mặt chứng minh rằng họ tách mình khỏi chính sách của Liên Xô đối với Trung Quốc, lại cho thấy ý định của họ theo đuổi một chính sách thân thiện với Trung Quốc. Không đứng về phe nào về vấn đề Campuchia do đó là một tín hiệu cho Trung Quốc rằng Ấn Độ đã nhận thức được tính nhạy cảm về vấn đề này cũng như một minh chứng ấn tượng của New Delhi trong quan hệ độc lập với Moscow.

Quan điểm của Chính phủ Desai cũng được thể hiện rõ trong các cuộc họp của Phong trào Không liên kết. Tại cuộc họp bất thường của Ủy ban phối hợp vào cuối tháng 1/1979 ở Maputo (Mozambique), Campuchia không phải là một thành viên của Ủy ban nhưng vẫn có thể tham gia cùng với 24 thành viên khác với tư cách quan sát viên. Ấn Độ đưa ra giải pháp cho phép đại diện chế độ Pol Pot ngồi vào chiếc ghế quan sát viên của Campuchia nhưng không có quyền phát biểu. Ấn Độ cũng cho rằng vấn đề Campuchia không nên thảo luận trong cuộc họp bởi vì nó sẽ chuyển hướng hội nghị từ

mục tiêu thảo luận về tình hình ở Nam Phi và đoàn kết với các phong trào giải phóng ở đó [71; tr.177].

Để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng thường niên các nước không liên kết ở Colombo, Ấn Độ cử đặc phái viên D. Singh đi thăm các nước Đông Nam Á nhằm giải thích lý do tại sao Ấn Độ chưa công nhận chế độ Heng Samrin.

Tại Hội nghị cấp bộ trưởng Colombo (Sri Lanca) tháng 6/1979, vấn đề Campuchia gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ các nước không liên kết. Tranh cãi diễn ra quyết liệt giữa một bên là Cuba, Việt Nam và bên kia là Indonesia, Malaysia, Singapore về vị trí của Campuchia trong hội nghị. Việt Nam đề nghị công nhận chính thức chính quyền Heng Samrin, loại bỏ vị trí của Pol Pot tại cuộc họp, nhưng Ấn Độ lại đề nghị “để trống chiếc nghế của Campuchia đến khi nào nhân dân nước này tự giải quyết xong công việc nội bộ của họ” [68; tr.163]. Kết cục, Hội nghị quyết định đại diện Pol Pot có tư cách tham gia trực tiếp nhưng không có quyền phát biểu ý kiến, còn đại diện của Chính quyền Heng Samrin được đến Colombo nhưng không được vào hội nghị.

Đến giữa năm 1979, sự thay đổi của Chính phủ Ấn Độ do chính phủ Jatana không kiểm soát được tình hình. Chính phủ quá độ do Charan Singh làm Thủ tướng, S.N.Mishra làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sự thay đổi của chính phủ đã không được mang lại bất kỳ thay đổi trong các chính sách đối với vấn đề Campuchia. Tại Hội nghị thượng đỉnh Không liên kết lần thứ 6 ở La Habana (Cuba) vào tháng 9/1979, Ấn Độ đã lên án Pol Pot, không ủng hộ “phương án Colombo” nhưng cũng không thừa nhận vị trí của Heng Samrin. Nước chủ nhà và là Chủ tịch hội nghị đã quyết định để trống ghế của Campuchia Dân chủ. Ấn Độ và Việt Nam đã ủng hộ giải pháp của Cuba bỏ trống ghế của Campuchia, nghĩa là Pol Pot đã chính thức bị đuổi ra khỏi phong trào nhưng Cộng hòa Nhân dân Campuchia vẫn chưa được thay thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào vị trí đó. Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Mishra đã nhắc lại mục tiêu truyền thống của Ấn Độ về Đông Dương:

“Đông Nam Á là một lần gặp khó khăn và bị đe dọa bởi sự tham gia của nước ngoài. Người dân Đông Dương đã phải chịu đủ sự can thiệp và tàn phà cho cuộc đấu tranh vì tự do.... Thực tế vấn đề nổi bật của khu vực là kêu gọi trở lại tìm kiếm giải pháp hòa bình ổn định thông qua sự tin tưởng lẫn nhau và hợp tác khu vực. Sự ổn định như vậy sẽ không bao giờ có trừ khi có sự tôn trọng cá tính và độc lập của mọi quốc gia và sẵn sàng hợp tác giữa các nước” [71; tr.179]

Như vậy, từ cuộc họp bất thường của Ủy ban phối hợp vào cuối tháng 1/1979 đến Hội nghị thượng đỉnh La Habana tháng 9/1979, Ấn Độ đã có sự thay đổi lập trường theo hướng tích cực có lợi cho Chính quyền Heng Samrin và Việt Nam.

Trên diễn đàn Liên hợp quốc, chính quyền Desai cũng tỏ rõ quan điểm có lợi cho Việt Nam. Tháng 9/1979, Nghị quyết của Mỹ và Trung Quốc yêu cầu dành ghế Campuchia cho các đại biểu của Pol Pot ở Liên hợp quốc đã đã được thông qua với 71 phiếu thuận, 35 phiếu chống, 34 phiếu trắng [78; tr.175]. Ấn Độ, Cuba, Liên Xô, Đông Âu và một số quốc gia không liên kết khác bỏ phiếu phản đối. Đại diện Liên Xô tại Liên Hợp quốc tuyên bố:

Sự xâm nhập của quân đội Trung Quốc vào Việt Nam là một hành động xâm lược trắng trợn. Những hành động của lãnh đạo Bắc Kinh đi ngược lại nguyên tắc Liên Hợp Quốc và trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế. Cuộc xâm lược của Việt Nam là một bước thực hiện kế hoạch bành trướng của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Nó lại một lần nữa cho thấy thái độ vô trách nhiệm của lãnh đạo Trung Quốc về số phận của hòa bình và an ninh quốc tế

[83, tr.1].

“Đây là một hành động vi phạm Hiến chương của Liên hợp quốc về cho phép một quốc gia có hành động trừng phạt đối với một quốc gia khác và chiếm đoạt quyền hạn và chức năng của Hội đồng Bảo an.... Hệ thống an ninh tập thể vạch ra trong Điều lệ không cho phép hành động trừng phạt đơn phương…” [83; tr.1]

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ấn Độ hoạt động tích cực và có ảnh hưởng khá lớn đến quan điểm của nhiều quốc gia. Ngày 22/9/1979, khi bàn về vị trí của Campuchia ở Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ phát biểu:

Đã có một cuộc tranh luận lặp đi lặp lại rằng nếu chúng ta thừa nhận ghế của chế độ mới Campuchia trong Đại hội đồng này, chúng ta sẽ bị xem là can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia.... Ấn Độ không công nhận nhận đề nghị về chỗ ngồi của chế độ mới ở Campuchia trong Đại hội đồng này. Nhưng đồng thời, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta không nên dung túng sự tàn bạo của chế độ Pol Pot ở Campuchia” [71; tr.180].

Điều này cho thấy, Ấn Độ nhận thức rất rõ về bản chất chế độ diệt chủng ở Campuchia và kêu gọi các nước lên án chế độ diệt chủng.

Ngày 12/11/1979, Ấn Độ chuẩn bị một dự thảo nghị quyết trình Liên hợp quốc đề nghị tổ chức một hội nghị các quốc gia trong khu vực để thảo luận về tất cả các vấn đề đã gây căng thẳng ở Đông Nam Á có sự tham gia của các cường quốc và các quốc gia liên quan trực tiếp. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các bên tham gia hội nghị. Tuy nhiên, Ấn Độ quyết định không trình dự thảo nghị quyết vì cho rằng sự tham gia của các cường quốc bên ngoài sẽ làm phức tạp thêm tình hình ở khu vực này.

Ngày 14/11/1979, Mỹ cùng với 30 quốc gia khác, trong đó có 5 nước ASEAN trình lên Liên hợp quốc một nghị quyết lên án mạnh mẽ Việt Nam xâm lược, lên án chính quyền Cộng hòa nhân dân Campuchia. Nghị quyết này

Một phần của tài liệu Chính sách của chính phủ Ấn Độ đối với vấn đề Campuchia từ 1979 đến 1991 (Trang 47 - 55)