3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.3. Đánh giá sự hiểu biết về cách ình thức chuyển quyền sử dụng đất theo
3.3.3.1. Tổng hợp đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân huyện Đồng Hỷtại hai khu vực nghiên cứu về chuyển QSDĐ
Kết quả tổng hợp đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân huyện Đồng Hỷtại hai khu vực nghiên cứu về chuyển QSDĐ được thể hiện qua hình 3.3:
Hình 3.3. Tổng hợp sự hiểu biết của cán bộ và người dân huyện Đồng Hỷ tại hai khu vực nghiên cứu về chuyển QSDĐ
0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 8 60,2 56,7 56,9 45,7 61,5 53,4 47,2 42,3 Các hình thức chuyển QSDĐ Tỷ lệ %
Trong đó:
1. Sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân tại khu vực nghiên cứu về các vấn đề cơ bản của chuyển QSDĐ;
2. Sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân tại khu vực nghiên cứu về hình thức chuyển đổi QSDĐ;
3. Sự hiểu biết cán bộ quản lý và người dân tại khu vực nghiên cứu về hình thức chuyển nhượng QSDĐ;
4. Sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân tại khu vực nghiên cứu về hình thức cho thuê và cho thuê lại QSDĐ;
5. Sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân tại khu vực nghiên cứu về hình thức thừa kế QSDĐ;
6. Sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân tại khu vực nghiên cứu về hình thức tặng, cho QSDĐ;
7. Sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân tại khu vực nghiên cứu về hình thức thế chấpbằng giá trị QSDĐ;
8. Sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân tại khu vực nghiên cứu về hình thứcbảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ.
Qua hình 3.3 ta thấy: Sự hiểu biết của CBQL và người dân về hình thức thừa kế QSDĐ là cao nhất (61,5%), sau đó làcác vấn đề cơ bản của chuyển QSDĐ cao gần bằng hình thức thừa kế QSDĐ (60,2%). Do nguồn gốc sử dụng đất tại hai khu vực nghiên cứu hầu hết được kế thừa từ thời ông, cha khai phá để lại nên các đối tượng điều tra có những tư duy và suy nghĩrất sát và đúng, nhiều người đã tìm hiểu và từng có một lần tham gia vào hình thức này.
Trong các hình thức chuyển QSDĐ thì hiểu biết về hình thức bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ của CBQL và người dân là thấp nhất (42,3%), do đây là hình thức không diễn ra nhiều trên địa bàn huyện Đồng Hỷ và không có trường hợp nào xảy ra tại hai khu vực nghiên cứu nên sự hiểu biết của CBLQ cũng như người dân về vấn đề này rấtthấp.
Mặc dù chuyển nhượng QSDĐ là một trong những hình thức diễn ra rất sôi động tại hai khuvực nghiên cứu, tuy nhiên sự hiểu biết của người dân về vấn đề này lại không cao vìđa phần các hình thức chuyển nhượng QSDĐ diễn ra trên địa bàn huyện Đồng Hỷ chỉ thuộc loại hình nhất định, trong khi đó hình thức chuyển nhượng lại có nhiều loại hình, đối tượng phức tạp nên đa số người dân chỉ hiểu chung về hình thức chuyển nhượng theo phạm vi nhỏ mà họtham gia.
3.3.3.2. Đánh giá sự hiểu biết của các nhóm đối tượng điều tra tại hai khu vực
nghiên cứu về chuyển QSDĐ
Kết quả đánh giá sự hiểu biết của các nhóm đối tượng điều tra tại hai khu vực nghiên cứu về chuyển QSDĐ được thể hiện qua hình 3.4:
Hình 3.4. Sự hiểu biết của các nhóm đối tượng điều tra tại hai khu vực nghiên cứu về chuyển QSDĐ
73.4 53.1 58.8 37.1 42.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 I II III IV V Tỷ lệ % Nhóm đối tượng
Trong đó:
I. Sự hiểu biếtvề chuyển QSDĐcủa cán bộ quản lý cấp huyện; II. Sự hiển biếtvề chuyển QSDĐ của cán bộ quản lý xã Hóa Thượng; III. Sự hiểu biếtvề chuyển QSDĐcủa cán bộ quản lý thị trấnChùa Hang; IV. Sự hiểu biếtvề chuyển QSDĐcủa người dân khu vực nông thôn; V. Sựhiểu biếtvề chuyển QSDĐcủa người dânkhu vực đô thị.
Qua hình 3.4 ta thấy: Tỷ lệ hiểu biết của nhóm CBQL cấp huyện là cao nhất (73,4%), tiếp theo là nhóm cán bộ quản lý thị trấn Chùa Hang (58,8%), tiếp đến là nhóm cán bộ quản lý xã Hóa Thượng (51,3%).Ở khu vực đô thị có số trường hợp tham gia hoạt động chuyển QSDĐ ít hơnkhu vực nông thôn, nhưng do cán bộ quản lý cũng như người dân được tiếp cận với nhiều nguồn thôngtin và nhiều trường hợp đa dạng hơn, nên việc giải quyết và thực hiện thủ tục của các cán bộ quản lý ở đây nhanhhơn, nắm chắc hơn so với cán bộ quản lý ởkhu vực nông thôn. Nhóm cán bộ quản lý có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất luôn là nhóm CBQL cấp huyện. Cán bộ quản lý là những người đại diện cho quyền lợi và lợi ích của người dân, vì vậy, trách nhiệm phảilà những người đi trước tìm hiểu những thay đổi, những đổi mới về mọi mặt trong đó có Luật Đất đai, do đó tỷ lệ hiểu biết cao hơn, chắc hơn nhómngười dân. Nhóm người dân ở khu vực đô thị không thua kém số trường hợp về lĩnh vực đất đai so với nhóm người dân ở khu vực nông thôn,nhưng nhóm người dân ở khu vực đô thị có đời sống cao hơn, trình độ cao hơn nhóm người dân khu vực nông thôn nên tỷ lệ hiểu biết của họ cũng cao hơn sự hiểu biết của nhóm người dân khu vực nông thôn(42,5% so với 37,1%).
3.3.4. Tổng hợp ý kiến của các cán bộ quản lý và người dân huyện Đồng Hỷ
trong công tác chuyển QSDĐ
3.3.4.1. Tổng hợp ý kiến của các cán bộ quản lý trong công tác chuyển QSDĐ
Trong công tác chuyển QSDĐ, đối với huyện Đồng Hỷ, là một huyện thuộc khu vực miền núi phía ĐôngBắcthành phố Thái Nguyên, người dân ở đây,đặc biệt là đối với người dân thuộc các xã vùng sâu thì họ còn mang tư tưởnglạc hậu, những
suy nghĩ nhất quán, rất khó giải thích cho họ hiểu về pháp luật đất đai và yêu cầu họ làm theo đúng trình tự thủ tục. Trình độ dân trí còn chưa cao, nhiều người còn không biết chữ, nhất là người cao tuổinên khó khăn trong việc viết văn bảnvà làm các thủ tục liên quan.
Nhận thức của người dân ở huyện còn mang nhiều tính chất phong tục, tập quán khó tác động nên khó khăn trong việc vận dụng luật, một số trường hợp còn gây khó dễcho cán bộ chuyên môn thực hiện công việc.
Trong việc công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển QSDĐ, một sốcán bộ tư pháp không có chuyên môn về lĩnh vực đất đai nên không thể tránh khỏi sai sót, làm chậm tiến độ giảiquyết.
Từ luật đất đai năm 2003 ra đời, đối với tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vựctrung du miền núi phía bắc, còn khó khăn về mọi mặt so với các tỉnh đồng bằng, nên việc cập nhật và áp dụng các văn bản luật, các quy định mới còn chậm, và có nhiềusai sót tại thời điểmkhi luật mới ra đời, nên hiện tại còn có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện tiếp và giải quyết.
Trang thiết bị máy vi tính, hệ thống các phần mềm, công cụ tích hợp bản đồ còn chưa chuẩn nên đôi khi việc thực hiện thao tác trên bản đồ còn nhiều khó khăn.
Trong công tác chuyển QSDĐnói riêng và công tác quản lý đất đai nói chung, hệ thống văn bản pháp Luật đất đai nhiều và phức tạp, nhiều khi nghiên cứu các văn bản luật nhiều cán bộ còn có những ý hiểu khác nhau. Hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai còn nhiều điểm chưa thống nhất, chưa nhất quán với các bộ luật khác, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí nhiều văn bản vừa có hiệu lực đã lạc hậu so với thực tiễn... Chính sách đất đai bất cập dẫn đến nhiều khó khăn phức tạp trong giải quyết các trình tự thủ tục về đất đai. Vì vậy các cơ quan ban ngành cầntạo điều kiện hơn nữa trong công tác tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn cho các cán bộ quản lý, đặc biệt là đối với cán bộ thuộc Văn phòngđăng ký QSDĐ và cán bộ địa chính các xã.
Cần phải có hệ thống văn bản Pháp luật chặt chẽ hơn nữa về công tác quản lý đất đai, hiện nay nhiều văn bản luật cùng ngành và trái ngành còn khác nhau, rất khó trong việc thực hiệntrình tự thủ tục liênquan đa ngành.
Công tác quản lý hồ sơ lưu trữ còn thiếu và yếu nên gặp khó khăn trong quá trình rà soát, kiểm tra hồ sơ, gây mất thời gian trong quá trình thực hiện.
Cần được đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý đất đai, đặc biệt là đối với các phần mềm dùng để quản lý đất đai cần được thống nhất theo hệ thống từ trên xuống, và cần những phiên bản chất lượng tốt để thực hiện các công việc được tốt hơn.
3.3.4.2. Tổng hợp ý kiến của người dân huyện Đồng Hỷ trong công tác chuyểnQSDĐ QSDĐ
Trình tự thủ tục còn rườm rà, làm các thủ tục liên quan tới đất đai mất nhiều thời gian, đôi khi phải làm những thủ tục các văn bản giấy tờ liên quan nhiều và khó hiểu.
Hệ thống văn bản Pháp luật đất đai nhiều, khó hiểu, đọc cũng không hiểu, đượccán bộ hướng dẫn cũng chưa nắm đượchết. Các cấp các ngành phải làm sao để người dân hiểu được pháp luật thì người dân mới thực hiện đúng theo được.
Nhà nướccầncó những chính sách, những quy định phù hợp với điều kiện của người dân vùng sâu, có những chính sách ưu đãi đối với người dân, thúc đẩy và khuyến khích người dân thực hiện những quy định của Nhà nước và Pháp luật.
Một số cán bộ, còn có tình trạng quan liêu, hạch sách nhân dân,làm nhiều người chấp nhận không làm thủ tục nữa, nhất là đối với lĩnh vực chuyển QSDĐ.
3.4. Một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác chuyển quyền sử dụng đất
3.4.1. Giải pháp về chính sách
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính với các hình thức chuyển quyền sử dụng đất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch và nhanh gọn đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong thực hiện.
-Mở các khóa đào tạo, tập huấn vềchuyển QSDĐ, bao gồm những kiến thức trong lĩnh vực chuyển QSDĐ, các hệ thống chính sách liên quan đếnchuyển QSDĐ và các Luật liên quan đa ngành trong lĩnh vực chuyển QSDĐ nói riêng và lĩnh vực đất đai nói chung. Tạo điều kiện cho các cán bộ chuyên môn được học nâng cao chuyên môn, hoàn thiện các cấp học.
- Huyện Đồng Hỷ cần đẩy nhanh tiến độ đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người sử dụng đất có đủ cơ sở pháp lý về chủ sử dụng đất và đủ điều kiện tham gia các hình thức chuyển QSDĐ.
- Tỉnh Thái Nguyên cần có những quy định phù hợp với điều kiện của người trong huyện, có những chính sách ưu đãi về các khoản thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với người dân nhằm thúc đẩy và khuyến khích người dân thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất theonhững quy định của Nhà nước và Pháp luật.
- Tuyên truyền chính sách liên quan đến đất đai, chuyển QSDĐ thông qua hệ thống truyền thanh của địa phương, tổ chức các buổi tuyên truyền dưới nhiều hình thức bằng những biện pháp dễ hiểu, dễ truyền đạt tới người dân như tổ chức các cuộc thi, có những chính sách khen thưởng, ưu đãi đối với hộ gia đình, cá nhân am hiểu, sống tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, để đảm bảo mọi chính sách pháp luật được tuyên truyền kịp thời đến từng người dân. Giúp các tổchức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất hiểu rằng cần am hiểu và tuân thủpháp luật của Việt Nam; tuân thủ và thực hiện đúng những quy định của Nhà nước và pháp luật là bảo về chính quyền lợi của mình, tránh sự xâm hại của người khác tới quyền lợi của mình.
- Có những chính sách, cơ chế biên chế, tăng biên chế đối với lĩnh vực đất đai, để đảm bảo có đội ngũ cán bộ chuyên trách,ổn định làm việc hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ của mình.
-Đưa ranhững định hướng thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyênnói chung và trên địa bàn huyện Đồng Hỷ nói riêng, đây là một tiềm năng thúc đẩy hoạt động của công tác chuyển QSDĐ.
3.4.2. Giải pháp về quản lý
- Việc khôi phục vàổn định đối với lĩnh vực đất đai cần có giải pháp đồng bộ các thủ tục hành chính, áp dụng thực tế đối với tình hình của địa phương.
- Tỉnh Thái Nguyên cần bổsung, hoàn thiện các quy định, văn bản hướng dẫn về việc thi hành pháp luật về nhàđất, tránh tình trạng chồng chéo và bất hợp lýnhưhiện nay; điều chỉnh, bổsung hệthống các sắc thuế:thuế chuyển QSDĐ, thuế thu nhập cá nhân… một cách hợp lý. Chỉ đạo cácngành có liên quan đến việc thực hiện quản lý đất đai tập trung họp bàn đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quảcông tác chuyển QSDĐ.
- Cần phải có hệ thống các quy định chặt chẽ để khen thưởng và xử phạt phân minh đối với các đối tượng thực hiện tốt và vi phạm các quy định trong lĩnh vực đất đaiáp dụng dựa trên tình hình thưc tế của huyện.
- Tỉnh Thái Nguyên cần có hệ thốngthanh tra, kiểm tra khắt khe đối với các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đất đai, vì đây là lĩnh vực nóng, có nhiều vấn đề nhạycảm liên quan tới việc quan liêu, tham nhũng của các cán bộ quản lý đất đai.
- Có một hệ thống quản lý, lưu hồ sơ đăng ký thủ tục đất đai khoa học, đảm bảo tính thống nhấtcó hiệu quả, an toàn và bí mật.
- Sử dụng các phầm mềm khoa học được Nhà nước cho phép và áp dụng để quản lý nguồn cơ sở dữ liệu đất đai một cách hiệu quả caonhất trong công việc. Để đáp ứng nhu cầu tạo ra một môi trường làm việc mới, đầy đủ, đồng bộ và hiện đại của tất cả các mặt của công tác quản lý nhà nước về đất đai và phục vụ được nhu cầu khai thác thông tin đất đai của toàn xã hội.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Sau quá trình thu thập và phân tích số liệu, đề tài đã thuđược một số kết quả sau:
*Kết quả về chuyển QSDĐ tạihai khu vực nghiên cứucho thấy:
Từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời và được áp dụng, quy định có 8 hình thức chuyển QSDĐ. Kết quả chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện ĐồngHỷ giai đoạn 2011 - 2013, chỉ có một số hình thức diễn ra sôi động như chuyển nhượng QSDĐ, tặng cho QSDĐ, thừa kế QSDĐ, hai hình thức bảo lãnh và góp vốn bằng QSDĐ trong vòng 03 năm không có trường hợp nào đăng ký. Vẫn còn tình trạng người dân tự chuyển QSDĐ cho nhau mà không qua cơ quan có thẩm quyền đăng đăng ký.
Kết quả chuyển QSDĐ trong 03 năm tại khu vực đô thị ít hơn khu vực nông thôn, tại thị trấn Chùa Hang có 773 trường hợp đăng ký và xã Hóa thượng có 934 trường hợp đăng ký. Tuy nhiên, xã Hóa Thượng có 39 trường hợp đăng ký chuyển QSDĐ không đủ điều kiện thực hiện vào năm 2011, do đây là thời điểm luân chuyển cán bộ địa chính giữa các đơn vị hành chính trong huyện, còn nhiều hồ sơ đăng ký chuyển QSDĐ do kì trước chưa được giải quyết, việc tiếp cận công việc của cán bộ mới còn hạn chế, mặt khác do chủ sử dụng đất chưa hoàn thiện thủ tục