KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu hiện tượng sụt và giải pháp tường chắn tại vn (Trang 77 - 82)

- Rãnh thấm: Có tiết diện hình thang kích thước trung bình (0,5 xl,5) m

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Đánh giá chung:

5.1. Đánh giá chung:

Hiện tượng đất sụt trên lãnh thổ Việt Nam khá phổ biến, tập trung ở các tuyến đường thuộc khu vực Tây Bắc, Miền Trung dọc theo dãy trường Sơn và Tây Nguyên v…v. Nghiên cứu tổng quan về hiện tượng đất sụt trong xây dựng và đi sâu nghiên cứu phân tích nguyên nhân gây ra các sự cố đối với giải pháp tường chắn v…v cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên lý tính toán, sử dụng các thông số đầu vào trong quá trình thiết kế tính toán tường chắn xử lý đất sụt.

Giải pháp xây dựng tường chắn trọng lực móng nông xếp rọ đá sau lưng tường là giải pháp đã và đang được sử dụng, phát huy hiệu quả phòng chống sụt trượt đất tại các công trình giao thông.

t i

Đề à “ Giải pháp tăng cường ổn định tường chắn trong xử lý đất sụt trên các

tuyến đường giao thông tại Việt Nam” đã đạt được các mục tiêu: tổng kết, đánh giá nguyên nhân các sự cố trong tường chắn móng nông. Để từ đó đề xuất phổ biến rộng rãi giải pháp kết cấu tường chắn tường chắn xếp rọ đá lưng tường, phối hợp với các biện pháp đồng bộ khác áp dụng trong xử lý sụt trượt tại các đường giao thông ở Việt nam.

5. 2. Nội dung đề tài đã nghiên cứu:

- Nghiên cứu Tổng quan về tình hình đất sụt tại các công trình giao thông. - Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý thuyết áp dụng trong tính toán thiết kế giải pháp tường chắn.

- Nghiên cứu các yếu tố tác động trực tiếp đến sự ổn định của tường chắn, đặc biệt là nước trong đất; Các giải pháp nâng cao sự ổn định của tường chắn. Đề xuất áp dụng phổ biến giải pháp tường chắn xếp đá hộc lưng tường cùng với hệ thống các giải pháp đồng bộ để tăng cường sự ổn định tường chắn.

- Ứng dụng thiết kế tường chắn đất, vai trò nguyên nhân chính của nước trong vấn đề sự cố tường chắn đã xảy ra. Thông qua bài toán thiết kế tường chắn tại 1 điểm sụt nằm trên QL6,

5.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Trên cơ sở phân tích cơ sở lý thuyết nguyên nhân các sự cố tường chắn, cùng với những quan sát thống kê một số sự cố điển hình đã xảy ra ở các đường giao thông Việt Nam. Để từ đó đề xuất giải pháp tường chắn xếp đá hộc sau lưng tường cùng với các giải pháp đồng bộ khác phát huy hiệu quả làm việc của tường chắn.

Đề tài góp phần phổ biến một giải pháp xây dựng tường chắn đã được thi công tại một số tuyến đường giao thông ở Việt Nam, nhằm nhân rộng giải pháp này ở xử lý ở các tuyến đường giao thông khác.

Đề tài cũng đặt ra nhiệm vụ cho công tác khảo sát, lựa chọn thông số đầu vào để tính toán thiết kế tường chắn sao cho phù hợp với điều kiện làm việc thực tế nhất. Để từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp bổ sung một cách đồng bộ giúp tường chắn phòng chống hiện tượng đất sụt một cách có hiệu quả; tránh tình trạng

lựa chọn thông số đầu vào không phù hợp với thực tế dẫn đến xử lý không hiệu quả và phải xử lý lại nhiều lần.

5.4. Đề xuất một số kiến nghị:

Sụt trượt là một trong những vấn đề thường gặp thác công trình giao thông ở Việt Nam gây thiệt hại rất lớn về người và vật chất. Vì vậy cần tăng cường nghiên cứu và thực hiện thêm một số nội dung như: Tăng cường áp dụng, thử nghiệm công nghệ mới về phòng chống đất sụt, lở thích hợp với điều kiện địa chất, địa hình tại Việt Nam như: công nghệ theo dõi, quan trắc dự báo trượt lở đất; công nghệ theo dõi động thái và kiểm soát nước ngầm; công nghệ trong khảo sát thiết kế xử lý sụt, trượt đất; hoàn thiện hơn nữa hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thí nghiệm trong thiết kế xử lý trượt đất; Xây dựng và hoàn thiện bản đồ điện tử về hiện tượng tai biến môi trường.

Nhà nước cần quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu các vấn đề về cơ chế

trượt đất, các thí nghiệm xác định mặt trượt và hoạt động nước ngầm, các nghiên

cứu quy luật thay đổi, chỉ tiêu cơ lý theo mùa, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới trong khoan trắc và các hoạt động của trượt đất phục vụ xử lý và cảnh báo giới, tiến tới lập bản đồ phân vùng trượt đất ở Việt Nam, áp dụng các công nghệ mới hiện đại trên thế giới vào xử lý trượt đất và các mạch nước ngầm.

Cần tiếp tục ứng dụng Công nghệ thông tin, các giải pháp phần mềm trong tính toán thiết kế xử lý sụt trượt nói chung và giải pháp tường chắn nói riêng, mô hình hóa sơ đồ một cách chính xác làm việc phù hợp với thực tế để có thể có những giải pháp xử lý phù hợp.

5.5. Hạn chế của đề tài:

Cơ sở lý thuyết tính toán tường chắn đất vẫn dựa trên cơ sở lý thuyết của C.A. coulomb. Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về áp lực đất đối với đất rời, cho thấy trong trường hợp cân bằng giới hạn chủ động, mặt trượt theo giả thiết C.A Coulomb không khác nhau mấy so với mặt trượt thực tế, do đó trị số áp lực chủ động theo lý thuyết Coulomb chỉ nhỏ hơn trị số thực tế rất ít. Nói chung khi ε=σ

≤150, thì trị số áp lực đất chủ động theo lý thuyết Coulomb phù hợp với thực tế, đặc biệt khi α=0 sự sai khác không đáng kể.

Ngược lại theo lý thuyết Coulomb để tính áp lực bị động thì cho kết quả khá xa với thực tế. Với góc ma sát trong của đất đắp ϕ=160 thì sai khác 17%, ϕ=300 thì sai khác gấp đôi, với ϕ=400 sai khác khoảng 7 lần. Ngoài ra khi góc ma sát ngoài δ

càng lớn thì sai khác đó cũng lớn, nhất là khi δ≥ϕ/3 thì sai khác tăng lên rõ rệt. Vì vậy phạm vi áp dụng trong tính toán thiết kế với độ tin cậy cao vẫn ở trong một phạm vi nhất định.

Với việc phát triển nhanh của công nghệ thông tin đặc biệt là các phần mềm tính toán hiện nay cho phép kết hợp các phần mềm với nhau để cho lời giải phù hợp hơn trên nền tảng lý thuyết cân bằng giới hạn.

5.6. Hướng phát triển của đề tài:

Quan trắc, theo dõi những chỉ tiêu cơ lý, sự biến đổi hình thái mái dốc theo thời gian của các công trình thiết kế sử dụng giải pháp thiết kế tường chắn để đánh giá và có những điều chỉnh cụ thể.

Giá trị lựa chọn trong tính toán δ - góc ma sát ngoài vẫn lấy theo một dải rộng theo góc lưng tường α và ϕ vì vậy cần nghiên cứu sâu về vấn đề này hoặc tổng kết những kết quả thực tế để có phương pháp lựa chọn trong 1 khoảng giá trị hẹp hơn tránh sai số trong tính toán áp lực chủ động.

Áp dụng tiến bộ công nghệ hiện đại, lập bảng tính ở dạng tự động hóa thiết kế theo các chỉ dẫn kỹ thuật, quy trình quy phạm thiết kế hiện hành để với những thông số đầu vào về điều kiện địa chất, chỉ tiêu cơ lý của đất đá, có thể tính toán, thiết kế cho các công trình giao thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên nền tảng cơ sở lý thuyết kết hợp với sức mạnh của công nghệ thông tin mô hình hóa bài toán chính xác hơn để có lời giải phù hợp với trạng thái làm việc của kết cầu Tường chắn xếp rọ đá sau lưng tường.

Cập nhật những lý thuyết, phương pháp tính mới để có thể có những điều chỉnh phù hợp cho mô hình bài toán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sổ tay phòng hộ và gia cố nền đường, tác giả Hồ Chất, Doãn Minh Tâm, NXB GTVT, Hà Nội, 1985.

- Tính toán áp lực đất đá lên tường chắn, tác giả Đinh Xuân Bảng, Phan Trường Phiệt, NXB KHKT, Hà Nội, 1976.

- Giáo Trình Cơ học đất, tác giả GS.TSKH Bùi Anh Định, nhà xuất bản GTVT, năm 2002.

- Ổn định mái dốc - Nguyễn Sỹ Ngọc (2000).

- Giáo trình Cơ học đất, tác giả GS.TSKH Cao Văn Chí; PGS.TS Trịnh Văn Cương - Nhà xuất bản Xây dựng,

- Nghiên cứu phòng chống đất sụt trên đường giao thông - Đề tài năm 1976 - 1986

- Nghiên cứu đất sụt đường Hồ Chí Minh

- Tổng kết các dự án kiên cố hoá phòng chống đất sụt

- Các báo cáo về tình đất sụt và kiên cố hoá xử lý đất sụt của Viện KH&CN GTVT

- Các báo cáo về tình hình bão lụt của Ban phòng chống lụt bão ngành GTVT - Các nghiên cứu của Viện khí tượng thuỷ văn và Bộ Nông nghiệp về bão lũ - Các nghiên cứu của Viện Địa chất khoáng sản và Trường ĐH Mỏ-ĐC về địa

chất VN

- Các nghiên cứu về tính toán kết cấu chịu tải trọng lực đẩy ngang - Các nghiên cưú về hoạt động và quan trắc động thái nước ngầm - Các báo cáo giới thiệu về các công nghệ mới trong xử lý đất sụt - Các tài liệu nghiên cứu về đất sụt của nước ngoài.

- Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật của Lê Thanh Bình về nghiên cứu các giải pháp hợp lý để ổn định bền vững ta luy dương trên đường Hồ Chí Minh.

- Thông tin trên các đơn vị truyền thông và báo mạng. - Và các nguồn tài liệu khác.

Một phần của tài liệu hiện tượng sụt và giải pháp tường chắn tại vn (Trang 77 - 82)