Tường chắn bị nghiêng đổ tại đoạn Km336+12 7 Km336+350 đoạn Đăk Zôn Đăk Pét, tỉnh Kon Tum.

Một phần của tài liệu hiện tượng sụt và giải pháp tường chắn tại vn (Trang 72 - 74)

- Rãnh thấm: Có tiết diện hình thang kích thước trung bình (0,5 xl,5) m

3.5.1. Tường chắn bị nghiêng đổ tại đoạn Km336+12 7 Km336+350 đoạn Đăk Zôn Đăk Pét, tỉnh Kon Tum.

Zôn - Đăk Pét, tỉnh Kon Tum.

• Hiện trạng sụt trượt:

Đoạn Km336+127 - Km336+350 đã được thi công xây dựng với mái ta luy giảm tải (mái ta luy bạt với độ dốc 1/1,25) cắt cơ rộng 3m, xây dựng hệ thống rãnh cơ, rãnh đỉnh và rãnh bậc nước. Bề mặt mái được trồng cỏ Vetiver chống xói.

Chân ta luy xây dựng tường chắn chân bằng BT M150 cao 3m, đỉnh tường chắn được ốp đá hộc xây vữa xi măng mác M100.

Rãnh thấm được bố trí sau tường để thu nước ngầm.

Đợt mưa tháng 10 năm 2003 mái ta luy bị sạt lở, các khối đá có thể tích từ 5m3

đến 15m3 bị sụt mất chân lăn từ vách ta luy xuống, đập vào đỉnh tường chắn, làm gãy vỡ khoảng 33m tường chắn, móng tường vẫn ổn định.

Do địa chất mái ta luy đất đá phong hoá rời rạc, lẫn đá hòn và đá tảng. Mùa mưa nước ngấm vào mái ta luy làm giảm sức chống cắt và góc ma sát gây mất ổn định.

Cỏ Vetiver mới được trồng nên chưa phát huy tác dụng chống xói lở bề mặt. Mưa lớn đất đá bị xói lở, các khối đá bị mất chân (khối đá lớn) phá hoại nền dưới móng tường chắn làm tường nghiêng đổ tường.

Kiểm tra ổn định mái dốc: K=0,98, chứng tỏ không ổn định, đi mưa lớn các chỉ tiêu cơ lý giảm nên gây sụt lở.

Liên quan trực tiếp đến hiện tượng nghiêng, đổ tường ta xét cơ sở lý thuyết: Cự ly từ điểm tác dụng của hợp lực trên đáy móng đến trung tuyến của đáy móng gọi là độ lệch tâm e. Độ lệch tâm được tính như sau:

-

Tuỳ theo độ lệch tâm lớn hay nhỏ mà sự phân bô" ứng suất ở đáy móng sẽ khác nhau. Ứng suất lớn nhất σ1 ở đáy móng trong các trường hợp có thể phân biệt xác định theo các công thức sau:

-

-

-

- Giữa đáy móng và nền đất thường không thể chịu ứng suất kéo, nên thường bỏ qua không tính, khi đó ứng suất ở đáy móng được phân bố lại.

-

- Ứng suất lớn nhất σ1 ở đáy móng tính được trong các trường hợp đều không được lớn hơn lực chịu tải cho phép của đất nền [R], tức là:

- σ1≤[R]

Khi ứng suất đáy móng σ1=500 KN/m2 lớn hơn lực chịu tải cho phép của đất nền (300 KN/m2) sẽ gây ra hiện tượng phá hoại nền đất dưới đáy móng. Về nguyên tắc, nền đất sẽ bị phá hoại ở các mép móng trước tiên, sau đó lan dần ra giữa móng, đến một lúc nào đó sẽ phá hoại hoàn toàn nền móng dưới công trình gây ra nghiêng, đổ lật tường.

Giải pháp xử lý:

Mái ta luy được san sửa lại, gỡ bỏ các tảng đá có tiềm ẩn rơi xuống Ví trồng cỏ Vetiver chống xói lở bề mặt.

Xây dựng lại rãnh cơ và rãnh đỉnh, bổ sung rãnh bậc nước bằng đá hộc xây vữa xi măng cát M100 tại rãnh xói để thu nước vể rãnh đỉnh tường và ra rãnh

dọc.

Làm lại đoạn tường chắn BTXM bị gãy, chiéu cao 3 m (bằng tường chắn Cừ): Móng tường tận dụng lại móng cũ (móng cũ vẫn ổn định) và được xử lý đoạn ráp nối bằng cách đục tạo bậc và khoan cấy cốt thép d = 20mm. Phía sau tường được xếp đá và bọc vải địa kỹ thuật làm tầng lọc ngược .

Xây rãnh đỉnh tường bằng đá hộc xây vữa xi măng cát mác M100. Đào và kiểm tra hệ thống tầng lọc ngược để có biện pháp xử lý phù hợp. Tính toán thiết kế tường chắn, kiểm tra độ ổn định K=2,4 đảm bảo khả năng ổn định.

Một phần của tài liệu hiện tượng sụt và giải pháp tường chắn tại vn (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w