II Cơ sở trực thuộc TW 100,00 100,00 9,67 90,32 0,00 48,
đội ngũ LĐKT phù hợp, khắc phục tình trạng mất cân đối các loại lao động, đảm bảo yêu
đội ngũ LĐKT phù hợp, khắc phục tình trạng mất cân đối các loại lao động, đảm bảo yêu cầu tìm được việc làm của người lao động, đào tạo gắn với hiệu quả sử dụng.
Thứ tư, Phát triển LĐKT phải tính đến đặc điểm phát triển các ngành nghề, bên cạnh LĐKT đáp ứng cho các ngành nghề mới công nghệ hiện đại, cần chú trọng qui mô và chất lượng các ngành nghề truyền thống, nghề thủ công là ngành có mức đầu tư thấp giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động phù hợp với một tỉnh nông nghiệp và miền núi, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động.
3.1.2. Định hướng phát triển lao động kỹ thuật
Quán triệt các quan điểm nêu trên, phát triển đội ngũ LĐKT tại tỉnh Thanh Hoá cần thực hiện theo phương hướng sau:
- Để người lao động đáp ứng được qui mô và trình độ phát triển kinh tế ở trình độ khoa học- công nghệ hiện tại cũng như tương lai, cần ổn định và phát triển hệ thống đào tạo LĐKT theo ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề như đã qui định tại Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề. Đây là định hướng cơ bản trong xây dựng và phát triển đội ngũ LĐKT ở tỉnh, là căn cứ quan trọng để áp dụng đổi mới đào tạo LĐKT nhằm đáp ứng nhân lực cho các ngành kinh tế của tỉnh. Các trình độ đào tạo nghề vừa có thể liên thông với nhau, vừa có thể liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo cho người học sử dụng kết quả đã tích luỹ trong quá trình học tập để chuyển sang trình độ khác trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
- Đào tạo LĐKT (dạy nghề) ở tỉnh cần chuyển đổi theo hướng cung sang hướng cầu của thị trường sức lao động và yêu cầu đa dạng của xã hội, gắn dạy nghề với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và gắn với tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá một cách toàn diện đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, đánh giá kết quả học tập, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề….Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm các nước tiên tiến, tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề, coi đây là nhân tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực để tăng tính hiệu quả