I Lao động qua đào
thôn là 77.214 người, chiếm 64,42% LĐKT ở nông thôn phần lớn làm các nghề truyền thống
thôn là 77.214 người, chiếm 64,42%. LĐKT ở nông thôn phần lớn làm các nghề truyền thống như nông nghiệp, nghề thủ công…. tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp đặc biệt là khu vực miền núi lao động qua đào tạo mới đạt 18,3% trong đó trình độ trung học, CĐ, ĐH chỉ chiếm 3%. So với số liệu cả nước và một số địa phương khác càng thấy mức thấp tại Thanh Hoá, kể cả so với địa phương lân cận như Nghệ An (bảng 2.10).
Bảng 2.10: Qui mô LĐKT Năm 2005
Đơn vị Số người Tỷ lệ so với LLLĐ(%)
Cả nước 6.700.474 15.09 Thanh Hoá 119.858 6.22 Nghệ An 200.590 13.11 Hà Nội 441.888 28.0 TP Hồ Chí Minh 959.873 33.62 Đà Nẵng 96.772 25.7
Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam năm 2005.
2.2.2. Thực trạng chất lượng lao động kỹ thuật
Chất lượng LĐKT bao gồm các yếu tố về trình độ nghề nghiệp, khả năng hành nghề theo từng cấp độ trong quá trình đào tạo và đời sống làm việc của người lao động, là sự hiểu biết và kiến thức nghề (Knowledge); kỹ năng nghề (Skill); thái độ, tác phong nghề nghiệp và thói quen làm việc (Attitude)
Theo đánh giá của tổ chức Liên hợp quốc, chất lượng đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam chỉ đạt 17.86/60 điểm, trong khi đó singapore là 42.16 điểm, Hàn Quốc là 46.02 điểm, Trung Quốc là 31.5 điểm. Hội nghị về chất lượng giáo dục và kỹ năng sống (do Viện chiến lược và chương trình giáo dục tổ chức ngày 2/10/2003) đánh giá theo thang điểm 10, chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực Việt Nam mới đạt 3.79 điểm, sự thành thạo tiếng Anh đạt 2.62 điểm, thành thạo về công nghệ đạt 2.5 điểm. Theo thông tin số 3- tháng 1 năm 2006 của Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam, chỉ số chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam không chỉ thấp so với thế giới mà còn thấp khi so với khu vực (bảng 2.11).