Dạy và học nghề phù hợp thúc đẩy sự nghiệp dạy nghề của thành phố về qui mô, cơ cấu,

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 30 - 33)

- Kinh nghiệm của Đà Nẵng

dạy và học nghề phù hợp thúc đẩy sự nghiệp dạy nghề của thành phố về qui mô, cơ cấu,

dạy và học nghề phù hợp thúc đẩy sự nghiệp dạy nghề của thành phố về qui mô, cơ cấu, chất lượng dạy nghề. Về chính sách sử dụng LĐKT, thành phố cũng đã có nhiều chính sách tác động như “chương trình có việc làm” trong chương trình “ thành phố 3 có”(có việc làm, có nhà ở, có nếp sống văn hoá, văn minh đô thị), chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi trong DN và giải quyết việc làm, tổ chức “ Chợ việc làm định kỳ” với sàn giao dịch việc làm khá thành công so với các địa phương khác. Từ các hoạt động trên đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng nhanh từ 10,74% năm 1998 lên 25,7% năm 2005 và 28,3% năm 2006.

1.3.3. Những bài học rút ra có thể vận dụng cho phát triển lao động kỹ thuật ở Thanh Hóa Thanh Hóa

Từ những kinh nghiệm của các nước và các địa phương đã nêu trên về phát triển LĐKT, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, cần coi trọng đúng mức vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trong đó có việc đào tạo LĐKT và phải coi đây là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển KT- XH của địa phương và đây là chìa khoá để phát triển.

Thứ hai, đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề để huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp phát triển đào tạo, đa dạng hoá các hình thức dạy nghề nhanh chóng nâng cao tỷ lệ lao động và LĐKT qua đào tạo, khắc phục tình trạnh thừa lao động giản đơn nhưng không đủ LĐKT cao phục vụ cho các ngành áp công nghệ mới, cho các khu công nghiệp, cho xuất khẩu lao động và chuyên gia.

Thứ ba, tăng cường đào tạo nghề đối với lao động nông thôn và miền núi do Thanh Hoá phần lớn dân số thuộc nông thôn và miền núi. Lao động nông nghiệp nông thôn, miền núi tại Thanh Hoá chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp chưa phát triển, cần khuyến khích xây dựng, thành lập các doanh nghiệp kiểu doanh nghiệp hương trấn của Trung Quốc để giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, miền núi, góp phần vào thay đổi cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá, mặt khác cũng cần đào tạo nhân lực lành nghề để cung cấp cho các khu công nghiệp, cho phát triển các ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới, cho nhu cầu xuất khẩu lao động.

Thứ tư, cần hình thành quỹ hỗ trợ đào tạo LĐKT cho lao động nông thôn, cho các

ngành thiếu hụt lao động kỹ năng đang cần đào tạo khẩn cấp, cho nhu cầu áp dụng công nghệ mới, mở rộng quy mô hoạt động. Trong đó có sự đóng góp của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (kinh nghiệm Hàn Quốc).

Thứ năm,xúc tiến thành lập “Hiệp hội dạy nghề" với nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức đào tạo nghề để tuyên truyền, cổ vũ, tôn vinh công tác dạy nghề, nghiên cứu khoa học về dạy nghề, tôn vinh các điển hình nghệ nhân, người có tay nghề cao, thẩm định và cấp danh hiệu nghệ nhân nghề…(hệ thống làm việc, hệ thống kiểm tra kĩ năng nghề, các cuộc thi tay nghề) và kết hợp giữa đào tạo LĐKT với các viện nghiên cứu. Hiệp hội này có cả cấp trung ương và địa phương(theo hệ thống dọc).(kinh nghiệm Nhật Bản)

Thứ sáu, gắn chặt đào tạo LĐKT với thị trường lao động, chuyển dần xu hướng đào tạo từ hướng cung sang hướng cầu, tăng cường mảng đào tạo tại chỗ, trong các công ty, các doanh nghiệp (Nhật Bản, Trung Quốc, TP Hồ Chí Minh) để vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực và giải quyết việc làm.

Chương 2

Thực trạng phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh thanh hoá

2.1. đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình lực lượng lao động tỉnh thanh hoá thanh hoá

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xó hội có ảnh hưởng đến lao động kỹ thuật Thanh Hoá Thanh Hoá

Thanh Hóa có tổng diện tích tự nhiên là 11.134,73 km2 đứng thứ 4 trong cả nước và với 27 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố, 2 thị xó và 13 huyện miền xuôi, 11 huyện miền núi.

Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngừ giao lưu giữa Bắc bộ và Trung bộ, Thanh Hóa có điều kiện thuận lợi về giao thông, tuyến đường sắt thống nhất và quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh chạy qua, đường 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào, với chiều dài 102 km bờ biển và cảng nước sâu Nghi Sơn có thể cho tàu 10.000 tấn trở lên ra vào, sân bay Sao Vàng có khả năng mở rộng kết hợp dịch vụ dân dụng. Đây là những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển LĐKT để đáp ứng nhu cầu tại chỗ cũng như cung cấp cho các địa phương khác.

Địa hỡnh Thanh Húa rất đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành 3 vựng rừ rệt: vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Khu vực phía Tây của tỉnh là khu vực đồi núi dốc và chia cắt mạnh nên có nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất và giao thông. Với các đặc điểm địa hỡnh như vậy cho phép Thanh Hóa phát triển kinh tế theo hướng đa dạng, khu vực ven biển có thế mạnh để phát triển ngành du lịch, nuôi trồng thủy sản và tăng trưởng kinh tế biển, khu vực đồng bằng tạo thế mạnh về phát triển nông nghiệp và cho phát triển công nghiệp, nhiều ngành nghề được mở ra, là nguồn cầu lớn của thị trường lao động.

Thanh Hóa có một nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng gồm: tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên du lịch và tài nguyên khoáng sản. Các nguồn tài nguyên của tỉnh có trữ lượng lớn, đây là yếu tố tiềm năng cho sự phát triển kinh tế - xó hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)