Quy mô, tỷ trọng và Doanh số cho vay khách hàng cá nhân qua các năm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG VIỆT Á – PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HOÀ (Trang 44)

f) Kết cấu chuyên đề

2.3.1.Quy mô, tỷ trọng và Doanh số cho vay khách hàng cá nhân qua các năm

năm 2009 - 2011.

Những tiêu chí này nhằm mục đích xác định những đóng góp của cho vay cá nhân vào tổng cho vay của PGD từ 2009 – 2011 và cũng nhằm xác định xu hướng phát triển của loại hình cho vay này.

Bảng 2.2: Quy mô và tỷ trọng và doanh số cho vay khách hàng cá nhân qua các năm 2009 – 2011:

Chỉ

tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Năm KH cá nhân Cho vay Tỷ trọng (%) KH cá nhân Cho vay Tỷ trọng (%) KH cá nhân Cho vay Tỷ trọng (%) 2009 150 160 93,75 80 96 83,3 46 54 84 2010 90 94 95,74 75 73 102,7 61 75 81,3 2011 18 20 90 39 51 76,4 40 44 90,9

Nguồn: Báo cáo định kì của VAB – PGD Cộng Hoà

Tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước ba năm gần đây đầy biến động mạnh, năm 2009 hậu suy thoái lớn của kinh tế toàn cầu,Việt Nam cũng không ngoài quy luật đó phải từng bước khôi phục lại nền kinh tế. Đứng trước những khó khăn thách thức, Ngân hàng Việt Á vừa chấp hành chủ trương chính sách của NHNN, vừa nỗ lực thích ứng với thị trường linh hoạt trong khâu tín dụng, nhất là với tín dụng cá nhân nên trong năm 2009 đã đạt được những kết quả khả quan, quy mô tín dụng cá nhân tăng mạnh trong năm 2009, do hoạt động cho vay đầu tư trên sàn

GVDH: Hà Lê Bích Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp

vàng. Thế nhưng đến năm 2010 với việc sàn vàng bị đóng cửa và thông tư 22 thì doanh số cho vay khách hàng cá nhân giảm xuống mặc dù tổng doanh số cho vay của cả năm vẫn tăng mạnh dẫn đến tỷ trọng cho vay KHCN giảm xuống. Đến năm 2011 thì với những lý do đã phân tích trước đó nên cho vay cá nhân giảm rõ rệt và khả năng thu hồi vốn cũng kém đi do nhiều cá nhân gặp nhiều khó khăn trong làm ăn kinh doanh do đó mặc dù hạn chế cho vay tuy nhiên dư nợ cá nhân năm 2011 vẫn không mấy cải thiện.

2.3.2. Phân tích chất lƣợng tín dụng cá nhân tại VAB - PGD Cộng Hoà.

Để phân tích hiệu quả của tín dụng cá nhân ta đi vào phân tích từng chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng đối với KHCN và nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Vòng quay vốn tín dụng: chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong năm.

Vòng quay vốn tín dụng = doanh số thu nợ/dư nợ bình quân

Bảng 2.3: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng và nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ của VAB – PGD Cộng Hoà qua các năm: 2009-2011.

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011

Doanh số cho vay KHCN Tỷ đồng 150 90 18 Doanh số thu nợ KHCN Tỷ đồng 80 75 39 Dư nợ KHCN Tỷ đồng 46 61 40 Dư nợ bình quân KHCN Tỷ đồng 52 59 37 Nợ quá hạn KHCN Tỷ đồng 35 40 29 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,5 1,27 1.05 NQH/ Dư nợ % 76% 65% 72,5%

Thu nợ/ cho vay % 53,3 83,3 216

GVDH: Hà Lê Bích Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp

Vòng quay vốn tín dụng KHCN qua 3 năm thể hiện như sau: năm 2009 là 1,5 vòng, năm 2010 là 1,27 vòng và đến năm 2011 chỉ còn lại 1,05 vòng cho thấy mặc dù VAB - PGD Cộng Hoàđã hạn chế đến mức thấp nhất những khoản vay có độ rủi ro và tăng cường công tác thu hồi vốn thế nhưng vẫn không tránh được tác động tất yếu của của nền kinh tế, khả năng thu hồi vốn trở nên kém hơn do đó nên dư nợ tín dụng vẫn tăng cao.

 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ: tỷ lệ này của năm 2010 là 76% sang đến năm 2010 là 65%, số liệu này sang đến năm 2011 là 72,5%. Qua đó ta thấy nợ quá hạn đang là một vấn đề rất bức bách và nan giải đối với VAB - PGD Cộng Hoà khi mà tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, với những lý do như trên đã trình bày, công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn cũng như tổng dư nợ tích luỹ từ các năm trước đó. Vì vậy để cho vay KHCN, VAB - PGD Cộng Hoà cần phải nắm rõ hơn nữa tình hình của từng KH từ đó có biện pháp thu hồi nợ đúng lúc và cho vay một cách hợp lý nhất.

 Chỉ tiêu doanh số thu nợ/doanh số cho vay: chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng, cho ta thấy một đồng vốn cho vay thì ta thu hồi nợ được bao nhiêu đồng. Đặc biệt ở năm 2011 ta thấy chỉ số này lên tới 216%, điều này có được là do vào năm 2011 VAB – PGD Cộng Hoà chủ yếu chú trọng vào việc thu hồi nợ từ các năm tồn lại là chính và hạn chế cho vay đến mức thấp nhất.

 Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn.

Đối với chỉ tiêu này ta xét về hệ số sử dụng vốn chung của VAB – PGD Cộng Hoà:

Theo Báo cáo định kỳ của VAB – PGD Cộng Hoà thì hệ số sử dụng vốn qua các năm 2009 – 2011 thì ta thấy hệ số sử dụng vốn có xu hướng nhỏ dần theo các năm, cụ thể: hệ số sử dụng vốn của VAB - PGD Cộng Hoà năm 2009 là 86,10% đến năm 2010 tụt xuống còn 75% và đến năm 2011 chỉ còn lại là 55%. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho VAB – PGD Cộng Hoà do những yếu tố khách quan tác động nhiều tuy nhiên ban lãnh đạo VAB – PGD Cộng Hoà đang từng bước khắc phục để nâng cao dần hệ số quan trọng này.

GVDH: Hà Lê Bích Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN

Bảng 2.5: Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN của VAB qua các năm 2009 – 2011:

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Thu nhập trước thuế 3 2.66 3.6

Nguồn: Báo cáo định kì của VAB –PGD Cộng Hoà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2009 với sự hoạt động mạnh mẽ của sàn vàng đã đem lại nguồn thu nhập ấn tượng từ cho vay KHCN cho VAB – PGD Cộng Hoà với con số lên đến 3 tỷ đồng đạt 100% so với kế hoạch đặt ra, đến năm 2010 do sàn vàng bị đóng của và do tác động mạnh mẽ từ thông tư 13, 19, 22 của NHNN nên thu nhập của năm 2010 bị sụt giảm xuống chỉ còn 2,66 tỷ đồng, đạt 85% so với kế hoạch năm. Đến năm 2011 tuy ít cho vay và dư nợ tăng cao tuy nhiên thu nhập từ cho vay KHCN năm 2011 lại là 3,6 tỷ, đạt 110% so với chỉ tiêu đặt ra, dù là năm 2011 là một năm khó khăn, VAB- PGD Cộng Hoà hạn chế cho vay, huy động sụt giảm, thế nhưng nếu nhìn tổng quát lại toàn cảnh nền kinh tế và những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô một năm vừa qua của Chính Phủ thì điều này hoàn toàn là dễ hiểu:

Do năm 2011 là một năm quá khó khăn, vì mục tiêu kìm chế lạm phát nên thông qua nghiệp vụ thị trường mở NHNN đã thu về một lượng lớn tiền lưu thông dẫn đến sự thiếu hụt vốn trong thị trường, do đó nhu cầu về tiền mặt tăng cao, và luôn luôn thiếu nguồn cung nên lãi suất cho vay bị đẩy lên rất cao, có nơi lên đến 26%/ năm, tính trung bình cả năm là 24% tuy nhiên đó với nhu cầu cấp thiết thì nhiều cá nhân vẫn phải chấp nhận vay vốn từ ngân hàng. Bên cạnh đó với việc NHNN áp trần lãi suất huy động chỉ là 14%/ năm và giám sát thực hiện rất chặt chẽ việc thực hiện của các ngân hàng. Do đó ta có thể thấy là khoảng cách chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra (nguồn huy động và cho vay) của các ngân hàng Việt Nam nói chung và VAB – PGD Cộng Hoà nói riêng là rất lớn (9-13%) và chính điều này đã đem lại lợi nhuận cao cho ngành ngân hàng trong năm 2011 (những năm trước đó mặc dù cho vay với

GVDH: Hà Lê Bích Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp

lãi suất cao tuy nhiên do sự cạnh tranh gay gắt nên lãi suất đầu vào cũng cao dẫn đến chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra là không nhiều)

2.3.3.Đánh giá rủi ro cho vay KHCN

 Rủi ro chung đối với cho vay KHCN

Rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là rất lớn. Nguồn bảo đảm chính của Ngân hàng là thu nhập trong tương lai của khách hàng nhưng các nguồn thu nhập này lại chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện khách quan và chủ quan từ phía khách hàng như ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, ý chí trả nợ…Điều này làm cho rủi ro từ loại hình cho vay khách hàng cá nhân cao hơn các lại hình tín dụng khác của Ngân hàng rất nhiều. Đồng thời, mặt bằng thu nhập của dân cư nước ta còn thấp cũng làm hạn chế đi khả năng mua sắm tiêu dùng của dân cư.

Với trường hợp cho vay qua thẻ tín dụng, NH cấp sẵn cho người vay hạn mức tín dụng, chủ yếu là tín chấp. Nếu có rủi ro, NH không thể phát mãi tài sản thu nợ. Vì vậy khi cho vay thông qua thẻ, NH đã chấp nhận tính rủi ro cao.

Với tình hình kinh tế không mấy sáng sủa hiện nay, lạm phát cao, CPI cao, các doanh nghiệp, công ty làm ăn khó khăn đã những tác động tiêu cực đến thu nhập của người dân ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro trả nợ tăng cao.

Công tác quản lý khoản vay cũng rất khó khăn và nhiều rủi ro vì khách hàng vay với quy mô nhỏ lẻ, phân tán.

Nếu không có biện pháp quản lý chặt sẽ rất nguy hiểm vì tạo ra vòng luẩn quẩn. Khách hàng thế chấp nhà vay tiền mua chứng khoán (mua vàng) rồi lại thế chấp chứng khoán (vàng) vay tiền, như vậy sẽ rủi ro cho ngân hàng và cho cả nền kinh tế.

GVDH: Hà Lê Bích Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp

Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng  Đánh giá rủi ro thông qua chỉ tiêu dư nợ và nợ xấu

Bảng 2.6: Dƣ nợ và nợ xấu đối với KHCN của VAB – PGD Cộng Hoà qua các năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Doanh số cho vay 150 90 18

Dư nợ 46 61 40

Nợ quá hạn 35 40 29

Nợ xấu 2 3,1 4.7

Tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ 4,3% 5,08% 11,75% Nguồn: Tổ tín dụng VAB - PGD Cộng Hoà

Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, do đó dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng trong năm. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của ngân hàng. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ như thế nào đến thời điểm báo cáo đồng thời cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.

Khi đánh giá chất lượng cho vay thông thường chúng ta nhìn nhận trên khía cạnh nợ xấu, nơi nào có nợ xấu cao thì chất lượng cho vay thấp, nơi nào có nợ xấu thấp thì chất lượng cho vay cao.

Nợ xấu là một vấn đề mà hầu như ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm đến, nó là chỉ số để đánh giá hiệu quả tín dụng mà các Ngân hàng đầu tư. Nếu có nợ xấu lớn rất có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng là mất khả năng thanh toán và đi đến phá sản. Bởi vì nguồn vốn tự có của ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vì thế mà nợ xấu là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của ngân hàng.

GVDH: Hà Lê Bích Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp

Nợ xấu KHCN của VAB - PGD Cộng Hoà có xu hương tăng qua các năm mặc dù ngân hàng đã liên tục thực hiện các biên pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, tuy nhiên đây cũng là tình hình chung của ngành ngân hàng Việt Nam trong năm vừa qua.

2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng tại VAB – PGD Cộng Hoà trong 03 năm: 2009, 2010, 2011 Cộng Hoà trong 03 năm: 2009, 2010, 2011

* Hạn chế, nguyên nhân:  Hạn chế:

Các chính sách về huy động còn kém hấp dẫn, không có các gói dịch vụ thực sự nổi bật để thu hút lượng tiền gửi khi mà lãi suất huy động đã bị cào bằng.

Quy trình tín dụng còn rườm rà, thời gian thẩm định kéo dài làm cho khách hàng có nhu cầu nhiều khi mất đi cơ hội tốt để đầu tư, mua sắm….

Bên cạnh đó việc thanh toán mua sắm qua thẻ và các điểm mua sắm có chấp nhận thẻ ghi nợ của nước ta còn rất ít, hệ thống hỗ trợ kỹ thuật của thanh toán qua thẻ kém phát triển nên loại hình cho vay tiêu dùng thông qua hình thức thẻ ghi nợ chưa phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tâm lý và thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam vẫn còn thiên về sử dụng tiền mặt nên việc cho vay qua thẻ ghi nợ cũng khó phát triển.

Lãi suất cho vay còn quá cao nên kém hấp dẫn và mất đi sự canh tranh của các sản phẩm cho vay đối với khách hàng.

Rủi ro của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân còn tương đối lớn, các biện pháp khắc phục rủi ro chưa đáng kể.

Ngân hàng chưa có các chính sách marketing điều tra nhu cầu và thăm dò ý kiến khách hàng đã, đang và chưa từng vay vốn Ngân hàng hoặc đang có quan hệ với Ngân hàng. Hoạt động quảng bá, tiếp thị thu hút khách hàng thông qua các phương tiện đại chúng chưa thực sự phát triển và hiệu quả chưa cao.

Tốc độ cho vay tăng nhanh nhưng tốc độ gia tăng nợ xấu cũng nhanh, đến 31/12/2011 đã là 4,7 tỷ, chiếm tỷ lệ 11,75% dư nợ cho vay (số liệu này tại 31/12/2010 là 3,1 tỷ và 5,08%), tỷ lệ nợ xấu cao hơn kế hoạch.

GVDH: Hà Lê Bích Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp

 Nguyên nhân:

- Về phía Chính phủ: Chính phủ ban hành pháp luật về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tín dụng nói chung và cho vay khách hàng cá nhân còn chậm trễ và không đồng bộ. Thực tế lâu nay những văn bản chi tiết và hướng dẫn thi hành đều rất chậm trễ, nhiều khi chúng còn chồng chéo lên nhau làm cho ngân hàng không biết phải thực hiện theo văn bản nào. Điều này gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.

Thiếu các biện pháp kịp thời để hổ trợ cũng như can thiệp một cách tích cực vào nền kinh tế vĩ mô.

- Về phía NHNN: Với thông tư 13,19 quy định thắt chặt hơn về quản lý cho vay như dư nợ tín dụng như quy định về nguồn vốn cho vay đã làm thu hẹp đi nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, nâng tỷ lệ rủi ro cho vay để đầu tư bất động sản và đầu tư vào chứng khoán cũng làm giảm đi một lượng đáng kể doanh số cho vay khách hàng cá nhân.

 Thông tư 22 quy định về cho vay vàng và sàn vàng bị đóng cửa cũng làm thu hẹp đáng kể doanh số cho vay của Ngân hàng.

 Với thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài NHNN đã yêu cầu tất cả ngân hàng phải tuân thủ trần lãi suất huy động chỉ ở 14%/ năm đã gây rất nhiều khó khăn cho VAB – PGD Cộng Hòa trong việc huy động vốn từ cá nhân do mất các lợi thế cạnh tranh về lãi suất, một phần lớn lượng tiền gửi cá nhân cũng bị chảy ra khỏi Việt Á để rót vào các kênh đầu tư

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG VIỆT Á – PHÒNG GIAO DỊCH CỘNG HOÀ (Trang 44)