Định hướng chiến lược bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Chiến lược bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011- 2020 (Trang 50 - 52)

b. Định hướng phát triển dịch vụ công phục vụ nông nghiệp

3.4. Định hướng chiến lược bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Chiến lược bảo vệ môi trường

Chiến lược bảo vệ môi trường

Áp dụng đánh giá môi trường chiến lược cho mọi hoạt động quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển của ngành. Tiến hành giám sát, kiểm tra mức độ ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp đem lại cho tự nhiên và trong nông sản, giám sát đánh giá mức độ ô nhiễm do sản xuất công nghiệp, chất thải đô thị gây ra cho nông thôn để xác định giải pháp và lộ trình xử lý.

Đánh giá xác định hiệu quả và tác động của việc khai thác tài nguyên (đất, nước, đa dạng sinh học, khoáng sản) trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trong hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh tế đô thị đến cân bằng sinh thái nông thôn, trước hết ở những lĩnh vực và địa bàn nhậy cảm. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp và lộ trình xử lý khắc phục hậu quả.

Nghiên cứu dự báo và đánh giá tác động của thiên tai, dịch bệnh, rủi ro cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn làm cơ sở đề ra các giải pháp quản lý rủi ro, khắc phục hậu quả, chủ động phòng chống với sự tham gia của toàn xã hội. Từng bước xây dựng hệ thống an sinh xã hội, trước hết nhắm vào đối tượng dễ bị tổn thương và các vùng khó khăn.

Nghiên cứu xác định mâu thuẫn xã hội, các yếu tố mất công bằng, các tệ nạn xã hội, sự khác biệt lợi ích kinh tế và các nguy cơ khác nhau dẫn đến hình thành các điểm nóng chính trị xã hội, các xung đột cộng đồng, các khiếu kiện kéo dài,… để

chủ động đề ra biện pháp xử lý, chủ động phòng chống theo hướng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tính chủ động và tự đề kháng của cộng đồng.

Xây dựng chương trình nghiên cứu, thử nghiệm để xác định cơ sở khoa học, cho các vấn đề môi trường cần được quản lý như chi trả dịch vụ môi trường; xác định giá trị các nguồn tài nguyên khan hiếm như nước, đất; xác định trữ lượng tài nguyên sinh học, tài nguyên biển, phòng chống thiên tai; đối phó với biến đổi khí hậu,… từ các căn cứ trên xây dựng lộ trình hình thành hệ thống chính sách cho các vấn đề môi trường và quản lý tài nguyên nêu trên.

Đầu tư thích đáng để xây dựng lực lượng, trước hết là đào tạo đội ngũ cán bộ và tiếp thu khoa học công nghệ để trong vòng 5-10 năm hình thành lực lượng đủ sức làm tốt công tác tham mưu, quản lý nhà nước về môi trường, tài nguyên và quản lý thiên tai, giám sát dự báo thị trường, phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn trong tương lai. Trước hết cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực chính quy và xây dựng hệ thống phương pháp làm việc chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chiến lược phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu

Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai, chủ động phòng chống hoặc thích nghi để giảm thiểu tổn thất, chống xói mòn, suy thoái đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định, an toàn cho nhân dân. Hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng bị động xử lý tình huống và giải quyết hậu quả hiện nay, giảm thiểu thiệt hại về người và của và ổn định tổ chức sản xuất đối với các vùng chịu thiên tai có quy luật tương đối rõ ràng về không gian và thời gian như bão, lũ, triều cường, sạt lở đất, cháy rừng,... Triển khai thực hiện các biện pháp đồng bộ phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Chú trọng nâng cao nhận thức của nhan dân, nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng chống thiên tai.

Củng cố hệ thống đê điều, xây dựng các hồ chứa khai thác tổng hợp có nhiệm vụ cắt lũ hạ du ở các vùng miền núi và thượng lưu, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Đảm bảo an toàn công trình hồ chứa, đê, kè, cống. Hoàn chỉnh hệ thống đê chống lũ từng phần ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Trung Bộ. Nâng cao năng lực ngăn lũ, tiêu thoát lũ, hình thành các

vùng an toàn lũ. Xoá bỏ các khu chậm lũ ở đồng bằng sông Hồng. Giảm nhẹ tác hại do lũ và lũ quét ở miền núi phía Bắc. Hoàn chỉnh, nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo chống được mức nước triều tần suất 5% ứng với gió bão cấp 9, cấp 10 ở đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011- 2020 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)