Yêu cầu khi thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong học sinh trường THPT hàn thuyên, tỉnh bắc ninh (Trang 47)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.2.Yêu cầu khi thực hiện biện pháp

Thông qua các hoạt động sinh hoạt học tập trong trường học, sinh hoạt đoàn đội, vui chơi, giải trí để tuyên truyền, hướng dẫn cho các học sinh nắm vững, thực hiện các nội quy, quy tắc về giữ gìn trật tự công cộng.

Có thể thông qua lớp học, đoàn đội để xây dựng và thực hiện các hình thức, tổ chức vận động học sinh tham gia giữ gìn trật tự công cộng, vận động các học sinh xây dựng thực hiện các hình thức học sinh tự quản tham gia giữ gìn trật tự công cộng để duy trì trật tự, an toàn chung.

Nhà trường, đoàn đội cần phát động các phong trào như: phong trào học sinh tình nguyện; phong trào mùa xanh để học sinh có thể tham gia, các em sẽ rèn luyện cho mình những kĩ năng cơ bản trong công tác giữ gìn TT, ATXH

Ngoài ra nhà trường tổ chức các sân chơi, ứng xử để học sinh có thể rèn luyện được kĩ năng ứng xử, xử lí tình huống để khi ra ngoài gặp phải các tình huống phức tạp các em có thể chủ động hơn

Nhà trường, tập thể lớp cần có những chính sách khen thưởng, biểu dương những cá nhân tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong thi đua

2.3. Phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phƣơng trong công tác quản lí, phòng ngừa, không để học sinh vi phạm các quy định về TT, ATXH

2.3.1. Mục đích

Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục học sinh. Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định

42

“Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện m c tiêu, nguyên lý giáo d c”. Sự kết hợp giáo dục nhà trường - gia

đình và xã hội là mục đích, nội dung phương châm, phương pháp giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và địa phương trong việc quản lí học sinh nhằm mục đích nắm bắt được toàn bộ hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi của học sinh, để quản lí các em không chỉ trong giờ học, thời gian ở trường mà còn ở ngoài giờ học. Đồng thời việc kết hợp liên lạc giữa gia đình- nhà trường- địa phương cũng nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn những nguyên nhân, điều kiện dẫn tới các hành vi vi phạm của học sinh.

2.3.2. Nội dung phối hợp

Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Do đó muốn thực hiện được sự giáo dục toàn diện học sinh, chúng ta phải coi trọng cả giáo dục nhà trường lẫn giáo dục gia đình và xã hội. Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo... đã tiếp tục khẳng định

"Giáo d c nhà trường kết hợp với giáo d c gia đình và xã hội". Chỉ riêng nhà

trường, chỉ riêng ngành giáo dục thì không thể làm tốt công tác giáo dục được. Đúng như Bác Hồ đã nói: “Giáo d c trong nhà trường chỉ là một phần,

còn cần có sự giáo d c ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo d c trong nhà trường được tốt hơn. Giáo d c trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo d c trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”

2.3.2.1. Phối hợp với gia đình

- Thực hiện được việc phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua hình thức hội nghị cha mẹ học sinh, liên lạc với gia đình và thăm gia đình học sinh nhằm hỗ trợ và giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh.

- Phát huy tác dụng của sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, nắm bắt được những học sinh có những biểu hiện vi phạm pháp luật để báo cho gia đình để tìm cách giải quyết.

43

- Phát huy tối đa vai trò liên lạc giữa người giáo viên chủ nhiệm và gia đình, giáo viên chủ nhiệm cần phải có số điện thoại liên lạc thường xuyên của gia đình để có thể kịp thời thông báo những sự việc xảy ra với gia đình như: học sinh nghỉ học, vi phạm nề nếp, có dấu hiệu của phạm tội, hư hỏng…

- Nhà trường cần có những thông báo định kì về kết quả học tập của học sinh tới từng gia đình để cha mẹ có thể nắm bắt được tình hình học tập của các em từ đó có giúp các em điều chỉnh thời gian học tập cụ thể

- Đối với những học sinh cá biệt cần có sự liên lạc thường xuyên hơn với gia đình nhằm mục đích nắm được cuộc sống riêng tư, tâm tư, nguyện vọng của các em, để các em có thể hòa nhập với tập thể, với các bạn…

- Nhà trường cần có sự phối hợp với hội phụ huynh để tổ chức thăm nom những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có những chính sách khen thưởng với học sinh nghèo vượt khó, học sinh đạt thành tích cao trong hoc tập, rèn luyện… Thường xuyên tổ chức cho các em những chuyến tham quan, sân chơi giải trí để các em tìm hiểu về pháp luật, về đất nước quê hương.

2.3.2.2. Phối hợp với địa phương (gồm chính quyền các đoàn thể, công an..)

- Nhà trường cần có sự trao đổi, liên lạc thường xuyên với địa phương các em sinh sống nhằm mục đích nắm bắt được hoàn cảnh gia đình cũng như tình hình an ninh trật tự của địa phương để có những biện pháp giáo dục thích hợp, cụ thể với học sinh.

- Với những phong trào, hoạt động ở địa phương sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nếu được lồng ghép vào trong hoạt động của học sinh ở trường học

- Liên lạc với cơ quan công an để nắm bắt được tình hình vi phạm trật tự an toàn xã hội của học sinh để có những biện pháp khen thưởng, xử phạt hợp lí, kịp thời không để sự việc xảy ra muộn màng.

- Phối hợp với địa phương phát động phong trào tình nguyện, tổng vệ sinh khu dân cư, đường làng ngõ xóm…

44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

- Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục học sinh, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục.

2.3.3. Yêu cầu khi thực hiện biện pháp

- Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dụchọc sinh đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, yêu cầu phải đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách

- Để sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội ngày càng thực chất, hiệu quả, hằng năm cần đánh giá rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, phát huy những mặt tích cực. Kết hợp giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội không chỉ có giá trị về khoa học giáo dục mà còn có ý nghĩa chính trị, ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong quá trình xây dựng con người mới, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Muốn tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường- địa phương thì nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và địa phương. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục

45

tiêu bồi dưỡng đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường luôn luôn có đội ngũ thầy cô giáo- những chuyên gia sư phạm có trình độ, năng lực đạo đức…đã được đào tạo có hệ thống, đã được tuyển chọn kỹ càng. Để có được sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của học sinh thì mỗi thầy cô giáo trong nhà trường cần phải phấn đấu trở thành tấm gương sáng để các em noi theo, bố mẹ cần có tư tưởng đạo đức tốt để các em học tập.

Kết luận chƣơng 2

Ở chương 2, tôi đã tìm hiểu và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm tham gia vào công tác trật tự, an toàn xã hội của học sinh trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh.Về cơ bản có ba biện pháp chính: tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tổ chức và hướng dẫn cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường không để học sinh vi phạm TT, ATXH.

Những biện pháp nêu trên sẽ góp phần giúp học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh nói riêng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình với công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phấn đấu trở thành người công dân tốt sống có ích cho gia đình và xã hội.

46

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Hiện nay, tình hình vi phạm quy định về trật tự an toàn xã hội ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó đối tượng vi phạm là học sinh chiếm một tỉ lệ không nhỏ, điều đó thực sự là đáng lo ngại cho toàn xã hội. Làm thế nào để lứa tuổi học sinh THPT ý thức được trách nhiệm, tích cực tham gia công tác giữ gìn TT, ATXH đã và đang là mối quan tâm của toàn ngành giáo dục nói chung và các trường THPT nói riêng.

Quá trình thực hiện đề tài “Biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tham

gia công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong học sinh trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh”, với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của thầy

hướng dẫn, em đã hoàn thành đã hoàn thành nhiệm vụ của khoá luận đề ra: Nghiên cứu lý luận, thực tiễn về công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội; nghiên cứu tình hình vi phạm trật tự an toàn xã hội trong thanh, thiếu niên hiện nay; đặc biệt đối với học sinh trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh.

Khoá luận đã thực hiện đúng mục đích nghiên cứu: Đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong học sinh trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh.

Tuy nhiên do điều kiện về thời gian, vốn kiến thức và kinh nghiệm có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong sự đóng góp của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để khoá luận đạt được kết quả tốt hơn nữa.

Kiến nghị:

- Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường cần phổ biến, quán triệt tới mọi cán bộ, giáo viên trong trường về tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức trách nhiệm cho học sinh đối với công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội

47

- Quá trình thực hiện cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh

- Thường xuyên sơ tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể lớp có thành tích xuất sắc.

48

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

Hiện nay, việc nâng cao nhận thức cho học sinh về công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội là công việc vô cùng quan trọng. Nhằm mục đích nắm bắt được thực trạng về nhận thức học sinh THPT về công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tôi tiến hành việc làm phiếu trưng cầu ý kiến về nhận thức của học sinh THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh về công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

Xin vui lòng điền dấu X vào □ ý kiến của em

Câu 1: Theo em, việc nâng cao nhận thức về công tác giữ gìn trật tự an (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

toàn xã hội cho học sinh THPT hiện nay là?

□ Rất quan trọng □ Bình thường

□ Quan trọng □ Không quan trọng

Câu 2: Theo em, công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội có vai trò như thế

nào với sự phát triển của đất nước?

Rất quan trọng □ Bình thường

□ Quan trọng □ Không quan trọng

Câu 3: Em có hay tìm hiểu các quy định của Nhà nước về công tác giữ

gìn trật tự an toàn xã hội không?

□ Thường xuyên □ Cần thì tìm hiểu □ Thỉnh thoảng □ Không bao giờ

Câu 4: Theo em tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay có ảnh hưởng gì

đến sức khỏe của em không?

□ Không ảnh hưởng □ Ảnh hưởng nhiều

49

Câu 5: Theo em môi trường có quan trọng không?

□ Quan trọng □ Ít quan trọng

□ Rất quan trọng □ Không quan tâm

Câu 6: Em có tham gia hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường ở địa

phương hoặc nhà trường không?

□ Thường xuyên □ Thỉnh thoảng

□ Không bao giờ □ Không quan tâm

Câu 7: Em có được thông tin về tình hình giữ gìn trật tự an toàn xã hội từ

các nguồn thông tin nào?

□ Trên sách vở □ Trên ti vi

□ Trên phương tiện thông tin đại chúng □ Qua bạn bè

Câu 8: Nếu nhà trường tổ chức các hoạt động tham gia công tác giữ gìn

trật tự an toàn xã hội thì em sẽ

□ Tham gia □ Không tham gia

□ Bắt buộc thì tham gia □ Phân vân

Câu 9: Theo em, các hoạt động về công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội có nên tham gia không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

□ Rất nên tham gia □ Nên tham gia

□ Không nên tham gia □ Thích thì tham gia

Câu 10: Bạn có đề xuất gì với việc nâng cao nhận thức của học sinh về

công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội để công tác này được tốt hơn: ……… ………

Vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân: Họ và tên: ……….….. Lớp: ………

50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo điện tử “Dân trí.vn” (Nguồn: Báo cáo của công an)

2. Chỉ thị số 12/CT – TƯ ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về: “Tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP - AN trong tình hình mới” 3. Cương lĩnh xây dựng Đảng trong thời kì mới

4. Giáo trình Giáo d c quốc phòng Đại học cao đẳng, tập 4, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005

5. Giáo trình Giáo d c quốc phòng - An ninh, tập1, Nxb giáo dục Việt Nam

6. Nghị quyết TƯ VIII (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo d c và

đào tạo

7. Trích thư Bác Hồ nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam

8. Từ điển từ và ngữ Hán- Việt của Gíao sư Nguyễn Lân- Nxb Văn học, Hà

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong học sinh trường THPT hàn thuyên, tỉnh bắc ninh (Trang 47)