Tình hình vi phạm TT, ATXH trong thanh thiếu niên hiện nay

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong học sinh trường THPT hàn thuyên, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 33)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.2.Tình hình vi phạm TT, ATXH trong thanh thiếu niên hiện nay

Theo thống kê thời gian qua, số vụ phạm pháp hình sự do thanh, thiếu niên gây ra đang có chiều hướng gia tăng; trong đó, nhiều vụ án có tính chất, mức độ nghiêm trọng. Ngoài những hành vi như trộm cắp, gây rối trật tự thì cũng có nhiều trường hợp thanh, thiếu niên phạm các tội nguy hiểm như cướp tài sản, đánh bạc, buôn bán ma túy, hiếp dâm và thậm chí là giết người. Không chỉ ở những nơi trung tâm, đô thị mà ở nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa, các đối tượng cũng gây ra nhiều vụ án hình sự mang tính nghiêm trọng.

Do nhiều yếu tố tiêu cực tác động, một bộ phận (ngày càng gia tăng) trẻ em đang trở thành nỗi lo của gia đình và xã hội. Thống kê của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho thấy, năm 2012, cả nước phát hiện 8.820 vụ việc vi phạm pháp luật do 13.289 đối tượng là người chưa thành niên gây ra. So với năm 2011 tăng 231 vụ (2,6%), trong đó nam giới chiếm 12.781 người (96,1%), nữ giới chiếm 508 người (3,9%). Phân tích các đối tượng nói trên, có tới 5.514 đối tượng là trẻ em bỏ học (41,4%) và số vụ vi phạm pháp luật gây ra ở hầu hết các tội danh, tập trung ở các tội danh: trộm cắp tài sản (3.314 vụ, chiếm 37,5%), giết người (126 vụ, chiếm 1,4%), cướp tài sản (498 vụ,

25

chiếm 5,6%), gây rối trật tự công cộng (1.105 vụ, chiếm 12,5%). Cục Cảnh sát hình sự nhận định, thời gian tới, tình hình phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, tính chất phạm tội ngày càng nghiêm trọng, manh động, với đối tượng cầm đầu các băng nhóm có tuổi đời từ 16 đến 25 tuổi, sử dụng nhiều loại vũ khí để gây ra các loại án như: giết người, buôn bán ma túy, cướp giật, cố ý gây thương tích... gây ra, các hành vi phạm tội thường rất nguy hiểm cho xã hội.

Đặc biệt, một bộ phận thanh niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng vũ khí với tính chất côn đồ, phạm các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (ví dụ như: giết người, cướp tài sản, chống người thi hành công vụ, trộm cắp tài sản có giá trị lớn…). Trong 5 năm trở lại đây có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên gây ra; tỷ lệ không chấp hành an toàn giao thông ở bậc trung học phổ thông chiếm đến 70% số thanh thiếu niên các bậc học vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Trong số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy ra 6 tháng đầu năm 2008, có khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự (tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm 2007). Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Tổng cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Hiện tượng một số thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc, ma túy, xem và lưu giữ phim ảnh đồi trụy, hành xử theo kiểu giang hồ, xã hội đen, đạo đức và lối sống xuống cấp; bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em, bạo lực học đường... đã không còn là hiện tượng hy hữu và thực sự đang là nỗi lo của toàn xã hội.

Tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra, tập trung vào một số lĩnh vực về an toàn giao thông, trộm cắp, ma túy, hôn nhân - gia đình, xâm phạm sở hữu, sức khỏe, tính mạng… Đặc biệt, một bộ phận thanh niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử

26

dụng vũ khí với tính chất côn đồ, phạm các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (ví dụ như: giết người, cướp tài sản, chống người thi hành công vụ, trộm cắp tài sản có giá trị lớn…). Trong 5 năm trở lại đây có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên gây ra; tỷ lệ không chấp hành an toàn giao thông ở bậc trung học phổ thông chiếm đến 70% số thanh thiếu niên các bậc học vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Trong số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy ra 6 tháng đầu năm 2008, có khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự (tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm 2007). Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Tổng cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Hiện tượng một số thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc, ma túy, xem và lưu giữ phim ảnh đồi trụy, hành xử theo kiểu giang hồ, xã hội đen, đạo đức và lối sống xuống cấp; bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em, bạo lực học đường... đã không còn là hiện tượng hy hữu và thực sự đang là nỗi lo của toàn xã hội.

Ở Hà Nội có khoảng 02 triệu thanh niên, chiếm 30% dân số thành phố (trong đó có hơn 500 nghìn thanh niên, sinh viên đang học tập tại 64 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố, số còn lại là lao động trong các doanh nghiệp, lao động tự do). Theo thống kê của các cơ quan tư pháp, tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp chiếm khoảng 50% số các vụ việc vi phạm pháp luật. Ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 có 702 vụ vi phạm pháp luật do trẻ vị thành niên gây ra (chiếm 18, 82%) với 1.156 đối tượng (chiếm 23, 69%) trong số 3.730 vụ phạm phạm hình sự được Công an thành phố khám phá; năm 2010 có 1.235 đối tượng dưới 18 tuổi (chiếm 24, 77%), 2.735 đối tượng tuổi từ 18 đến 30 (chiếm 54, 86%) trong số 4.985 đối tượng bị công an bắt và xử lý.

Tai nạn giao thông, vấn đề đã được coi là quốc nạn ở Việt Nam. Đáng chú ý, trong phần lớn những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, thì thanh

27

thiếu niên là một trong những thành phần “sắm vai chính”. Đi xe không có gương chiếu hậu, đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách, sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe, đi xe trên hè phố, đi không đúng làn đường, dừng hoặc đỗ không đúng nơi quy định, chở người vượt quá quy định… là những lỗi vi phạm do vô tình hoặc cố ý khá phổ biến. Đối tượng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông hiện nay phần lớn là thanh thiếu niên.

Ngoài ra, các vụ án gây rối trật tự nơi công cộng do thanh thiếu niên tham gia ngày càng tăng, chỉ vì hiềm khích cá nhân, chỉ vì một cái cho rằng “nhìn đểu” mà các em sẵn sàng kéo bè kéo phái đánh nhau ngay tai cổng trường, thậm chí có những vụ án gây ra hậu quả nghiêm trọng về người…

Tóm lại, tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, vi phạm TT, ATXH ngày càng tăng và trở thành vấn đề nhức nhối cho cả xã hội, là mối quan tâm cho cả cộng đồng, gia đình, nhà trường. Cần làm gì để khắc phục tình trạng trên? Một câu hỏi không dễ trả lời cho cả một xã hội. Để làm được điều đó cần huy động sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân. Đó không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là của tất cả chúng ta.,

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong học sinh trường THPT hàn thuyên, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 33)