Yêu cầu khi thực hiện biện pháp tuyên truyền giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong học sinh trường THPT hàn thuyên, tỉnh bắc ninh (Trang 43)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.4. Yêu cầu khi thực hiện biện pháp tuyên truyền giáo dục

Tuyên truyền giáo dục học sinh phải bám sát nhiệm vụ chính trị của nhà trường và của địa phương, phù hợp tâm tư nguyện vọng của học sinh. Thấu

38

hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em để kịp thời đưa ra những biện pháp thích hợp trong giáo dục

Kịp thời biểu dương người tốt việc tốt, những học sinh có ý thức vươn lên trong cuộc sống, tham gia vào công tác giữ gìn TT, ATXH của nhà trường và địa phương, khuyến khích các tấm gương điển hình tiên tiến, đồng thời gây dư luận xã hội nghiêm khắc lên án những hành động tiêu cực, vi phạm pháp luật.

Các nội dung tuyên truyền giáo dục nêu trên cần đưa vào nội dung kế hoạch của nhà trường, giao cho giáo viên chủ nhiệm các lớp để thực hiện. Phong trào đoàn thanh niên cần phát huy hết khả năng của mình trong việc xây dựng cho các em những hoạt động bổ ích.

Sau khi đưa nội dung tuyên truyền giáo dục vào chương trình hoạt động của nhà trường thì cần có sự kiểm tra và giám sát thường xuyên. Sau mội học kì, nhà trường sẽ tổ chức tổng kết xem nhà trường đã làm được những gì, còn tồn tại những gì để kịp thời đưa ra các phương hướng giải quyết. Nội dung này cần đưa vào việc xét điểm thi đua ở các lớp để các em có tham sự nhiệt tình khi tham gia.

Các nội dung công tác cụ thể phương pháp tuyên truyền giáo dục học sinh trên đây có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau và trong từng nội dung của phương pháp đó cũng có ưu điểm, nhược điểm khác nhau, vì vậy phải tuỳ tình hình cụ thể để vận dụng linh hoạt, có hiệu quả.

2.2. Tổ chức hƣớng dẫn cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự

2.2.1. Mục đích

Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự nhằm chỉ cho các em biết cách phòng ngừa, chủ động phát hiện và giúp đỡ cơ quan chức năng để đấu tranh có hiệu quả những hoạt động phá hoại của các loại tội phạm; phòng ngừa các tai nạn, bài trừ các tệ nạn xã hội.

39

Động viên, khích lệ học sinh tự giác, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự trong nhà trường và ở địa phương nơi cư trú.

2.2.2. Nội dung cần hướng dẫn đối với học sinh

Hướng dẫn học sinh thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia vào việc xây dựng và thực hiện tốt các quy định về công tác bảo vệ an ninh trật tự ở nhà trường.

Hướng dẫn học sinh phòng ngừa tội phạm, tham gia hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ lớp học, trường học;

Hướng dẫn học sinh các hoạt động tự bảo vệ mình, như không nghe theo những lời dụ dỗ dọa nạt của người lạ, không giúp người lạ cầm các đồ vật, túi sách… vì các đối tượng buôn bán ma túy đã lợi dụng lòng tốt bụng và ngây thơ của các em để đưa các em vào con đường buôn bán và vận chuyển ma túy

Hướng dẫn học sinh phát hiện tố giác với công an, chính quyền địa phương những người, sự việc, hiện tượng nghi vấn xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tích cực tham gia đấu tranh góp phần làm thất bại âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, bọn phản động và các loại tội phạm khác. Các em học sinh cần báo lại với các cơ quan công an gần nhất khi thấy các biểu hiện của tội phạm và cách các em giữ an toàn cho bản thân mình

Hướng dẫn học sinh lên án, đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, các lề thói hủ tục lạc hậu trong đời sống kinh tế xã hội, phòng ngừa và làm giảm các tai nạn, bài trừ các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường.

Hướng dẫn học sinh tham gia xây dựng các nhóm học sinh, các đội thiếu niên, thanh niên gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương chính sách của nhà trường, địa phương. Phấn đấu trở thành thanh niên tiêu biểu đi dầu trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, TT, ATXH

Hướng dẫn học sinh phát hiện, đấu tranh giải quyết các trường hợp vi phạm liên quan tới TT, ATXH

40

Trường hợp phát hiện các hiện tượng buôn bán ma túy, cần cung cấp thông tin ngay cho cơ quan công an gần nhất để kịp thời xử lí.

Trường hợp phát hiện vụ việc đánh nhau gây mất trật tự công cộng, học sinh có trách nhiệm: Thông báo ngay cho lực lượng Công an nơi gần nhất và cơ quan có thẩm quyền đến giải quyết, hỗ trợ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Bằng các biện pháp cụ thể tham gia can thiệp để những người tham gia đánh nhau đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Tham gia hỗ trợ cấp cứu người bị nạn (nếu có). Tham gia phát hiện, truy bắt đối tượng trong trường hợp bỏ trốn. Đồng thời hỗ trợ các lực lượng ổn định trật tự, đảm bảo trật tự an toàn giao thông nơi xảy ra vụ việc.

Trường hợp xảy ra các vụ tai nạn giao thông thì học sinh có trách nhiệm tiến hành các biện pháp sau: Tổ chức cấp cứu người bị nạn và đánh dấu lại vị trí của người bị nạn tại hiện trường. Thông báo ngay vụ việc cho Cảnh sát giao thông hoặc đơn vị Công an có thẩm quyền đến tiếp nhận xử lý theo quy định cuả pháp luật. Tham gia bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản, phương tiện, vật chứng có liên quan đến tai nạn, ngăn chặn những thiệt hại có thể tiếp tục xảy ra. Phối hợp truy đuổi người gây tai nạn bỏ trốn. Hỗ trợ các lực lượng chuyên trách giải tán đám đông ổn định trật tự, không để ùn tắc giao thông, gây mất trật tự công cộng.

Trường hợp xảy ra cháy nổ, thì học sinh tham gia giữ gìn trật tự công cộng tiến hành các biện pháp sau: Khẩn trương điện báo cứu hoả 114, hoặc các lực lượng có liên quan về vụ việc xảy ra. Phối hợp và hỗ trợ các lực lượng cấp cứu người bị nạn. Phối hợp hỗ trợ các lực lượng cứu chữa cháy. Cung cấp các thông tin về vụ cháy nổ xảy ra hỗ trợ cho các cơ quan chức năng xác định rõ nguyên nhân, những người vi phạm phục vụ cho việc xử lý.

Trường hợp phát hiện vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè: Tuyên truyền, nhắc nhở người vi phạm thấy rõ được vi phạm của mình, yêu cầu họ chấp hành đúng quy định về việc sử dụng lòng đường, vỉa hè, bảo đảm trật tự

41

an toàn giao thông, trật tự đô thị. Sau khi đã nhắc nhở mà cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục vi phạm hoặc không chấp hành, báo cho các lực lượng và cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Tham mưu đề xuất giúp đỡ chính quyền địa phương có biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm

2.2.2. Yêu cầu khi thực hiện biện pháp

Thông qua các hoạt động sinh hoạt học tập trong trường học, sinh hoạt đoàn đội, vui chơi, giải trí để tuyên truyền, hướng dẫn cho các học sinh nắm vững, thực hiện các nội quy, quy tắc về giữ gìn trật tự công cộng.

Có thể thông qua lớp học, đoàn đội để xây dựng và thực hiện các hình thức, tổ chức vận động học sinh tham gia giữ gìn trật tự công cộng, vận động các học sinh xây dựng thực hiện các hình thức học sinh tự quản tham gia giữ gìn trật tự công cộng để duy trì trật tự, an toàn chung.

Nhà trường, đoàn đội cần phát động các phong trào như: phong trào học sinh tình nguyện; phong trào mùa xanh để học sinh có thể tham gia, các em sẽ rèn luyện cho mình những kĩ năng cơ bản trong công tác giữ gìn TT, ATXH

Ngoài ra nhà trường tổ chức các sân chơi, ứng xử để học sinh có thể rèn luyện được kĩ năng ứng xử, xử lí tình huống để khi ra ngoài gặp phải các tình huống phức tạp các em có thể chủ động hơn

Nhà trường, tập thể lớp cần có những chính sách khen thưởng, biểu dương những cá nhân tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong thi đua

2.3. Phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phƣơng trong công tác quản lí, phòng ngừa, không để học sinh vi phạm các quy định về TT, ATXH

2.3.1. Mục đích

Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục học sinh. Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định

42

“Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện m c tiêu, nguyên lý giáo d c”. Sự kết hợp giáo dục nhà trường - gia

đình và xã hội là mục đích, nội dung phương châm, phương pháp giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và địa phương trong việc quản lí học sinh nhằm mục đích nắm bắt được toàn bộ hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi của học sinh, để quản lí các em không chỉ trong giờ học, thời gian ở trường mà còn ở ngoài giờ học. Đồng thời việc kết hợp liên lạc giữa gia đình- nhà trường- địa phương cũng nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn những nguyên nhân, điều kiện dẫn tới các hành vi vi phạm của học sinh.

2.3.2. Nội dung phối hợp

Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Do đó muốn thực hiện được sự giáo dục toàn diện học sinh, chúng ta phải coi trọng cả giáo dục nhà trường lẫn giáo dục gia đình và xã hội. Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo... đã tiếp tục khẳng định

"Giáo d c nhà trường kết hợp với giáo d c gia đình và xã hội". Chỉ riêng nhà

trường, chỉ riêng ngành giáo dục thì không thể làm tốt công tác giáo dục được. Đúng như Bác Hồ đã nói: “Giáo d c trong nhà trường chỉ là một phần,

còn cần có sự giáo d c ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo d c trong nhà trường được tốt hơn. Giáo d c trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo d c trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”

2.3.2.1. Phối hợp với gia đình

- Thực hiện được việc phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua hình thức hội nghị cha mẹ học sinh, liên lạc với gia đình và thăm gia đình học sinh nhằm hỗ trợ và giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh.

- Phát huy tác dụng của sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, nắm bắt được những học sinh có những biểu hiện vi phạm pháp luật để báo cho gia đình để tìm cách giải quyết.

43

- Phát huy tối đa vai trò liên lạc giữa người giáo viên chủ nhiệm và gia đình, giáo viên chủ nhiệm cần phải có số điện thoại liên lạc thường xuyên của gia đình để có thể kịp thời thông báo những sự việc xảy ra với gia đình như: học sinh nghỉ học, vi phạm nề nếp, có dấu hiệu của phạm tội, hư hỏng…

- Nhà trường cần có những thông báo định kì về kết quả học tập của học sinh tới từng gia đình để cha mẹ có thể nắm bắt được tình hình học tập của các em từ đó có giúp các em điều chỉnh thời gian học tập cụ thể

- Đối với những học sinh cá biệt cần có sự liên lạc thường xuyên hơn với gia đình nhằm mục đích nắm được cuộc sống riêng tư, tâm tư, nguyện vọng của các em, để các em có thể hòa nhập với tập thể, với các bạn…

- Nhà trường cần có sự phối hợp với hội phụ huynh để tổ chức thăm nom những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có những chính sách khen thưởng với học sinh nghèo vượt khó, học sinh đạt thành tích cao trong hoc tập, rèn luyện… Thường xuyên tổ chức cho các em những chuyến tham quan, sân chơi giải trí để các em tìm hiểu về pháp luật, về đất nước quê hương.

2.3.2.2. Phối hợp với địa phương (gồm chính quyền các đoàn thể, công an..)

- Nhà trường cần có sự trao đổi, liên lạc thường xuyên với địa phương các em sinh sống nhằm mục đích nắm bắt được hoàn cảnh gia đình cũng như tình hình an ninh trật tự của địa phương để có những biện pháp giáo dục thích hợp, cụ thể với học sinh.

- Với những phong trào, hoạt động ở địa phương sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nếu được lồng ghép vào trong hoạt động của học sinh ở trường học

- Liên lạc với cơ quan công an để nắm bắt được tình hình vi phạm trật tự an toàn xã hội của học sinh để có những biện pháp khen thưởng, xử phạt hợp lí, kịp thời không để sự việc xảy ra muộn màng.

- Phối hợp với địa phương phát động phong trào tình nguyện, tổng vệ sinh khu dân cư, đường làng ngõ xóm…

44

- Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

- Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục học sinh, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục.

2.3.3. Yêu cầu khi thực hiện biện pháp

- Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dụchọc sinh đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, yêu cầu phải đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách

- Để sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội ngày càng thực chất, hiệu quả, hằng năm cần đánh giá rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, phát huy những mặt tích cực. Kết hợp giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội không chỉ có giá trị về khoa học giáo dục mà còn có ý nghĩa chính trị, ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong quá trình xây dựng con người mới, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Muốn tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường- địa phương thì nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và địa phương. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục

45

tiêu bồi dưỡng đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường luôn luôn có đội ngũ thầy cô giáo- những chuyên gia sư phạm có trình độ, năng lực đạo đức…đã được đào tạo có hệ thống, đã được tuyển chọn kỹ càng. Để có được sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của học sinh thì mỗi thầy cô giáo trong nhà trường cần phải phấn đấu trở thành tấm gương sáng để các em noi theo, bố mẹ cần có tư tưởng đạo đức tốt để các em học tập.

Kết luận chƣơng 2

Ở chương 2, tôi đã tìm hiểu và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm tham gia vào công tác trật tự, an toàn xã hội của học sinh trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh.Về cơ bản có ba biện pháp chính: tuyên truyền

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong học sinh trường THPT hàn thuyên, tỉnh bắc ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)