Một số nghiên cứu ung thư vòm mũi họng trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư vòm mũi họng giai đoạn IIIVB tại bệnh viện Ung bướu Cần Thơ (Trang 25 - 30)

1.5.1. Trên Thế giới

Chan và cộng sự (Hông Kông) (2002) đã so sánh kết quả điều trị hóa xạ trị kết hợp với xạ trị đồng thời 47 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn III, IV với liều Cisplatin 100mg/m2 ngày 1, 22, 44 của quá trình xạ trị, điều trị hóa chất bổ trợ Cisplatin, điều trị hóa chất bổ trợ Cisplatin 80mg/m2 ngày 1 và 5FU 1g/ngày x 4 ngày vào ngày 71, 99, 127. Kết quả nhóm điều trị này được so sánh với 47 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng xạ đơn thuần từ năm 1990- 1993. Kỹ thuật xạ trị là giống nhau giữa 2 nhóm. Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn ở nhóm hóa xạ trị đồng thời và nhóm xạ trị đơn thuần tương ứng là 96% và 79% (p=0,013). Với thời gian theo dõi trung bình là 26 tháng. Thời gian sống thêm 3 năm không bệnh, sống thêm toàn bộ, sống thêm không tái phát u, sống thêm không tái phát hạch, sống thêm không di căn giữa 2 nhóm tương ứng là 62% và 44% (p=0,048); 65% và 69% (p=0,93); 87% và 75% (p=0,059); 95% và 80% (p=0,026); 75% và 70% (p=0,84). Các tác giả nhận thấy rằng hóa xạ phối hợp trong điều trị UTVMH làm tăng kiểm soát tại chỗ, tại vùng. Tuy nhiên trong nghiên cứu này xạ trị phối hợp không làm tăng thời gian sống thêm cũng như tỷ lệ kiểm soát di căn xa . Lin và cộng sự (Đài Loan) (2003) nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng pha III trên 284 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn III, IV điều trị từ tháng 11 năm 1993 đến tháng 4 năm 1999, 143 bệnh nhân được xạ trị đơn thuần, 141 bệnh nhân được điều trị hóa xạ đồng thời với Cisplatin 20mg/m2/ngày và 5FU 400mg/m2/ngày truyền liên tục

96 giờ vào tuần thứ nhất và tuần thứ 5 của quá trình xạ trị. Sau thời gian theo dõi 65 tháng, có 26,2% (37 bệnh nhân) ở nhóm hóa xạ đồng thời có tái phát và ở nhóm xạ trị đơn thuần là 46,2% (66 bệnh nhân). Tỷ lệ sống thêm 5 năm toàn bộ là 72,3% ở nhóm bệnh nhân hóa xạ đồng thời và 54,2% ở nhón xạ trị đơn thuần. Tỷ lệ sống thêm không bệnh tương ứng là 71,6% và 53%. Các tác giả kết luận hóa xạ đồng thời mang lại kết quả điều trị tốt hơn so với hóa trị đơn thuần . Chan và cộng sự (Hồng Kông) (2005) nghiên cứu thử nghiệm pha III trên 350 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng được xạ trị đơn thuần hoặc hóa xạ đồng thời với liều Cisplatin 40mg/m2 da hằng tuần. Thời gian theo dõi là 5,5 năm. Kết quả cho thấy thời gian sống thêm 5 năm toàn bộ của nhóm xạ trị đơn thuần là 58,6% và nhóm hóa trị đồng thời là 70,3%. Khi so sánh 2 tỷ lệ này sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p=0,049) . Wee và cộng sự (nhóm Intergroup 00-99) (2005) đã báo cáo so sánh kết quả xạ trị đơn thuần và điều trị hóa trị hỗ trợ sau hóa xạ trị đồng thời ung thư vòm. Các tác giả đã nghiên cứu trên 221 bệnh nhân điều trị từ tháng 9 năm 1997 đến tháng 5 năm 2003: 110 bệnh nhân được xạ trị đơn thuần và 111 bệnh nhân được điều trị phối hợp. Bệnh nhân ở cả 2 nhóm được xạ trị với liều 70Gy trong 7 tuần. Bệnh nhân ở nhóm điều trị phối hợp được điều trị hóa chất đồng thời Cisplatin (liều 25mg/m2 ngày 1 đến ngày 4) tuần 1, 4, 7 trong quá trình điều trị tia xạ. Điều trị hóa chất bổ trợ Cisplatin (20mg/m2 từ ngày 1 đến ngày 4) và Fluorouracil 1000mg/m2 ngày 1 đến ngày 4, chu kỳ mỗi 4 tuần x 3 chu kỳ. Thời gian theo dõi trung bình 2,3 năm. Kết quả: 38 bệnh nhân ở nhóm xạ trị đơn thuần và 18 bệnh nhân ở nhóm điều trị phối hợp có di căn xa. Tỷ lệ sống thêm 2 năm và 3 năm toàn bộ ở nhóm điều trị phối hợp là 85% và 78% và của nhóm xạ trị đơn thuần 80% và 65%. Các tác giả đưa ra kết luận rằng kết quả nghiên cứu này

có thể áp dụng vào những vùng dịch tễ mắc UTVMH, và với phác đồ này cho thấy hóa chất làm giảm tỷ lệ di căn xa . Lee và cộng sự (2005) (nhóm nghiên cứu ung thư vòm mũi họng ở Hông Kông 9901) đã nghiên cứu so sánh kết quả điều trị hóa xạ kết hợp và xạ trị đơn thuần trên 348 bệnh nhân UTVMH T1-4N2-3M0. Cả 2 nhóm bệnh nhân được xạ trị với kỹ thuật và liều lượng như nhau. Những bệnh nhân của nhóm hóa xạ đồng thơi được điều trị Cisplatin 100mg/m2 ngày 1, 22, 43. Sau đó điều trị hóa chất hỗ trợ Cisplatin 80mg/m2 và 5FU 1000mg/m2 da/ngày truyền trong 96 giờ bắt đầu từ ngày 71, 99, 127. Thời gian theo dõi 2,3 năm. Cả 2 nhóm được cân bằng mọi yếu tố tiên lượng và các thông số xạ trị. Tỷ lệ sống thêm 3 năm không bệnh của nhóm hóa xạ phối hợp là 72% và xạ trị đơn thuần là 62% (p=0.027). Tỷ lệ kiểm soát tại chỗ, tại vùng là 92% và 82% (p=0.005).Tỷ lệ kiểm soát di căn là 76% và 73% (p=0.47). Tỷ lệ sống thêm 3 năm toàn bộ là 78% và 78% (p=0.97). Các tác giả nhận xét rằng hóa xạ đồng thời làm tăng tỷ lệ kiểm soát khối u . Chen và cộng sự (2008) đã báo cáo so sánh kết quả xạ trị đơn thuần và hóa trị bổ trợ sau điều trị hóa xạ trị đồng thời ung thư vòm. Các tác giả nghiên cứu 316 bệnh nhân điều trị từ tháng 7 năm 2002 đến tháng 12 năm 2005 chia làm 2 nhóm: xạ trị đơn thuần và hóa chất bổ trợ sau điều trị hóa xạ đồng thời. Các bệnh nhân xạ trị liều 70Gy trong 7 tuần. Bệnh nhân được điều trị hóa chất đồng thời Cisplatin 40mg/m2 da ngày 1, hàng tuần trong quá trình điều trị tia xạ. Điều trị 3 đợt hóa chất bổ trợ liều cisplatin 80mg/m2 da ngày 1 và 5FU 800mg/m2 ngày 1-5 mỗi 4 tuần (tuần 5, 9, 13) sau khi xạ trị kết thúc. Cả 2 nhóm được cân bằng mọi yếu tố tiên lượng và các thông số xạ trị. Số bệnh nhân hoàn thành phác đồ hóa xạ đồng thời và hóa chất bổ trợ là 107 (68%) và 97 (61%). Với thời gian theo dõi trung bình 29 tháng. Tỷ lệ

sống thêm 2 năm toàn bộ, sống thêm không bệnh, sống thêm không di căn ở 2 nhóm hóa xạ phối hợp và hóa xạ đơn thuần tương ứng là 89,8% và 79.7% (p=0.003) ,86,6% và 72.5% (p=0.001), 86.5% và 78.7% (p=0.007). Các tác giả kết luận phác đồ điều trị hóa xạ phối hợp làm tăng thời gian sống thêm cho bệnh nhân ung thư vòm mũi họng và giai đoạn lan tràn .

1.5.2. Tại Việt Nam

Theo kết quả điểu trị bệnh nhân ung thư vòm mũi họng của Nguyễn Hữu Thợi (1995) qua các giai đoạn: Từ năm 1955-1961 theo dõi 232 bệnh nhân, tỷ lệ sống thêm 3 năm 28.4% và 5 năm 15.5%. Năm 1961-1980 trên 3440 bệnh nhân, tỷ lệ sống thêm 5 năm 33% và 8-9 năm 20%. Năm 1983- 1986 tỷ lệ sống thêm 3 năm 42.6% [24]. Ngô Thanh Tùng (2001) đã nghiên cứu kết quả điều trị ung thư vòm mũi họng năm 1993-1995 trên 367 bệnh nhân: tỷ lệ sống thêm 3 năm 49.9%, và 5 năm 33%, thời gian sống thêm trung bình 40.5 tháng, thời gian sống thêm không bệnh 3 năm 39.23%, 5 năm 28.6% [26]. Trần Quang Thuận và cộng sự (1998) đã nghiên cứu kết quả điều trị 116 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn muộn được điều trị hóa chất (cisplatin và 5 fluorouracil với 2 hoặc 3 chu kỳ) trước khi điều trị tia xạ. Kết quả cho thấy: tỷ lệ đáp ứng chung với hóa trị cảm ứng 66% (15% đáp ứng hoàn toàn, 51% đáp ứng một phần), Sau hóa trị và xạ trị, tỷ lệ đáp ứng chung 92% (82% đáp ứng hoàn toàn, 10% đáp ứng một phần). Độc tính chủ yếu của hóa trị suy tủy 40%, nôn 20%, viêm niêm mạc miệng 28%, ỉa chảy 12%. Có 2 truờng hợp tái phát tại chỗ, 7 truờng hợp di căn xa. Đỗ Anh Tú (2003) nghiên cứu điều trị hóa chất bổ trợ với phác đồ Cisplatin 100mg/m² ngày 1,5FU 1000mg/m² ngày 2 đến ngày 5 chu kỳ 21 ngày x 3 chu kỳ, tia xạ đuợc tiến hành sau kết thúc điều trị hóa chất 3 tuần với liều tia 2Gy/ngày, 5

ngày/tuần x 6/7 tuần. Kết quả đáp ứng ban đầu với hóa chất tân bổ trợ: đáp úng trung bình 91.5%, đáp úng hoàn toàn là 14.6%, đáp ứng một phần 76.9%. Độc tính của hóa chất ở mức độ nhẹ và chấp nhận được tỷ lệ giảm bạch cầu hạt là 40.8%, các tác dụng phụ khác bao gồm nôn, buồn nôn, rụng tóc chủ yếu là ở mức độ nhẹ . Lê Chính Đại (2004) nghiên cứu phác đồ Cisplatin hàng tuần phối hợp tia xạ đồng thời được thực hiện tại bệnh viện K với Cisplatin liều thấp 30mg/m² da truyền tĩnh mạch ngày đầu tiên trong tuần, chu kỳ 1lần/ tuần x 6 chu kỳ. Tia xạ bằng máy Cobalt 60 được tiến hành đồng thời với hóa chất theo kỹ thuật kinh điển 2Gy/ngày x 5ngày/tuần x 7 tuần, tổng liều 70Gy. Kết quả ban đầu cho thấy tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là 96% trong đó đáp ứng hoàn toàn là 79.5%, đáp ứng một phần là 16.5%, các độc tính của phác đồ có thể chấp nhận được . Đặng Huy Quốc Thịnh (2012) báo cáo 121 trường hợp ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IVB tại Bệnh viện Ung bướu Thành Phố Hồ Chí Minh, chia 2 nhóm hóa xạ trị đồng thời và xạ trị đơn thuần, kết quả sống còn toàn bộ 5 năm của 2 nhóm lần lượt là 64% so với 47,1% (p=0,0032), sống còn không bệnh 5 năm 58,4% so với 43,9% (p=0,0043) .

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư vòm mũi họng giai đoạn IIIVB tại bệnh viện Ung bướu Cần Thơ (Trang 25 - 30)