CỦA THỜI GIAN TRONG TƯƠNG QUAN VỚI CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ THẨM MỸ CỦA TÁC PHẨM
3.2.2 Thời gian và sự chân thực trong từng chi tiết
Thời gian và cuộc sông trong tác phẩm nhuốm màu mờ ảo, lung linh nhưng không có nghĩa giá trị tác phẩm không chận thực. Thời gian tuy đã làm mờ đi tất cả những cũng góp phần tạo nên sự chân thực trong các chi tiết, làm nên một hiệu quả thẩm mỹ thứ hai, song song mới màu sắc huyền ảo của tác phẩm.
Sự chân thực ấy, trước tiên là sự chân thực trong thời gian tuyến tính, thể hiện trong từng bước chân hành trình của Guy Roland, gạt đi những dòng suy nghĩ, hồi ức nhuốm màu mờ ảo của anh, ta thấy tính chất hiện thực hiện rõ trong thời gian, là tối, là sáng, là giờ, phút, giây... điều đó làm cho người đọc cảm nhận được công việc thực sự của Guy Roland. Không nghi ngờ, không bận tâm với những gì gây ra cho họ sự mờ ảo.
Đồng thời, những chi tiết chân thực còn thể hiện trong dòng hồi ức, tâm tưởng của nhân vật. Phải chăng, con người ta không chỉ có hiện sinh qua bản thể vật chất, mà đôi khi tâm lí chi phối một nửa đời sống của chúng ta. Điều đó là hiển nhiên, cho nên những dòng suy tư, lo lắng, run sợ và hồi ức của Guy Roland cũng đã trở nên chân thực trong mắt người đọc. Sự chân thực trong tâm lí nhân vật càng góp phần làm cho giá trị của tác phẩm được nâng lên cao hơn, nhân vật là con người thực trong mỗi con người, mang trong mình bi kịch của nguy cơ đánh mất nhân thân và bản cách một cách rõ rệt.
Thời gian đi qua cùng với những địa điểm, những quảng trường, đại lộ, quán cà phê, khách sạn cũng góp phần làm cho sự vật trở nên chân thực. “Cái Paris ấy đã không ngừng ám ảnh tôi và ánh sáng che phủ nó đôi khi tẩm đượm những cuốn sách của tôi” [2;109], Patrick Modiano đã từng nói như thế, Paris trong ông vừa như là một cảm thức quê hương, vừa như là một ám ảnh. Hình ảnh đô thành Paris trong Phố những cửa hiệu u tốivới đầy rẫy những đại lộ, những quảng trường, quán cà phê, gắn liền với hành trình của Guy Roland đã thể hiện rõ tính chân thực của thời gian và tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ cho người đọc. Tiếp cận tác phẩm, ta thấy một Paris chập chội nhưng cũng thoáng đãng, phồn hoa những cũng rất tăm tối qua cuộc đời của Guy Roland.
Nhìn chung, thời gian nghệtrong tác phẩm đã tương tác với các thủ pháp nghệ thuật để tạo nên những hiệu ứng và giá trị thẩm mỹ tuyệt đẹp cho tác phẩm. Cũng qua đó, thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng về một cuộc đi tìm lại bản ngã của con người, cùng với niềm khắc khoải của nguy cơ đánh mất nhân thân và bản cách. Thời gian trong Phố những cửa hiệu u tốinhư một nghệ thuật đặc trưng của Patrick Modiano mà ông đã sử dụng trong các tác phẩm khác, đó là sự ám ảnh, cảm thức của tác giả. Đến Guy Roland, nó cũng trở thành sự ám ảnh, một nỗi sợ không dứt bởi niềm khắc khoải với quá khứ, với bản thể hiện sinh của mình. Giá trị lớn của tác phẩm được thấy rõ hơn nữa qua cách tiếp nhận và đón đọc của độc giả, thời gian sẽ đi hết một đời người những có thể chưa đi hết một trang sách của Patrick Modiano, bởi nó còn ngưng đọng và làm day dứt bao thế hệ người đọc.
C – KẾT LUẬN
Phố những cửa hiệu u tối, từ khi đoạt giải Goncourt năm 1978 cho đến nhận giải thưởng Nobel danh giá 2014 đã khẳng định được giá trị vượt thời gian của mình, cũng từ đó khẳng định vị trí của Patrick Modiano trên văn đàn thế giới. Lần dở từng trang sách của tác phẩm, ta không khỏi trầm trồ trước sự hiện hữu của thời gian. Từng lớp, từng lớp một được bóc đí để lại nỗi ám ảnh cho Guy Roland. Phép màu mờ hóa và nghệ thuật kí ức của Patrick Modiano đã làm cho thời gian trong tiểu thuyết trở thành một hình tượng thực sự.
“Ta còn lại gì sau khi đã sống qua một đời? Vài bức ảnh ố vàng đựng trong mấy cái hộp bánh bích quy, đôi ba số điện thoại đã đổi chủ thuê bao, một nhúm chứng nhân đến lượt họ cũng tan như mây khói...rồi chẳng còn gì nữa, ta gần như không tồn tại. Nhưng liệu sống thì có ích gì khi ta không nhớ và nhớ có ích gì khi ta không sống? Những cuốn sách dù mỏng manh tới đâu, vẫn mang trong chúng một sức mạnh ngầm ẩn. Phố những cửa hiệu u tối là một trong số đó”. Le.Monde đã nhận định như thế về cuốn tiểu thuyết của Patrick Modiano. Qủa thực kí ức và sức nặng của nó đã đè nén Guy Roland, và sự khắc khoải triền miên về bản cách và nhân thân của Guy Roland đã đè nén tác phẩm. Từng dòng thời gian trôi chảy trong tác phẩm như thức dậy bao con người về sự hoài nghi quá khứ, hoài nghi chính mình để rồi ai cũng phải làm một cuộc hành hương về với quá khứ của mình, như Tzaki Tsukuru đã làm trong tiểu thuyết của Haruki Murakami.
Đọc Phố những cửa hiệu u tối, ta thấy rõ giá trị vĩnh hằng của thời gian, sức mạnh và quyền năng của nó, và càng thấy rõ hơn giá trị to lớn của thời gian nghệ thuât trong tác phẩm. Điều làm cho con người luôn trăn trở và chống chọi lại đó là thời gian, sự băng hoại của thời gian. Để mỗi con người đừng là tha nhân trước thời gian, hãy biết tự ý thức về bản thể của mình, về nhân thân và giá trị hiện tồn của mọi thứ. Patrick Modiano đã sớm nhận ra giá trị đó nên mới có một Phố những cửa hiệu u tối như thế. Thời gian trong tác phẩm sẽ ngưng đọng để mỗi người suy ngẫm, để rồi cuộn chảy từ những trang sách vào tận mọi ngõ ngách của cuộc sống mỗi bản ngã chúng ta.