Không gian tâm tưởng – thời gian đồng hiện

Một phần của tài liệu Thời gian nghệ thuật trong phố những cửa hiệu u tối (Trang 26 - 29)

Trong tác phẩm của Patrick Modiano, không chỉ có sự tương tác giữa không gian hành trình và thơi gian hồi tưởng, mà còn có sự tương tác giữa không gian tâm tưởng và thời gian đồng hiện. Sự tương tác này đã góp phần miêu tả sự vận động tâm lí của Guy Roland

Không gian tâm tưởng trong tác phẩm là không gian bên trong, nằm sâu trong hồi ức, suy nghĩ và dòng suy tưởng của nhân vật Guy Roland, nó thể hiện sự vận động bên trong và chiều sâu tâm lí của nhân vật. Kết hợp với sự đồng hiện thời gian, thì không gian tâm tưởng càng có sức biểu niệm cao hơn. “Chúng tôi đi qua bãi trước Bảo tàng nghệ thuật Hiện đại và ngồi trên bậc thềm. Tôi trông thấy xe cộ đi qua bên dưới, dọc theo đại lộ New York, dấu hiệu duy nhất chứng tỏ còn sự sống. Mọi thứ đều vắng tanh và ngưng sững quanh chúng tôi. Ngay cả tháp Eiffel mà tôi trông thấy đằng xa, bên kia sông Seine, cái tháp Eiffel mọi khi làm ta yên dạ là thế, cũng giống như một đống sắt vụn cháy thành than” [1;72]. Sự u ám của tâm trí có khi cũng kéo theo sự u ám của cảnh vật. Guy Roland cũng như thế. Anh mỏi mệt và hoài nghi con đường mình đi, những kí ức vụn vặt và mập mờ càng làm anh lo âu, phân vân. Điều này dẫn đến sự phức tạp trong tâm lí của anh. Anh thấy mình lạc lõng và trơ trọi giữa cuộc sống nhộn nhịp của đô thành Paris phồn hoa. Đến nỗi, sự xuất hiện của đại lộ New York vắng tanh, chỉ có đôi ba chiếc xe đối với anh là chỉ là dấu hiệu non nớt của sự sống, bởi anh cần những người qua lại, anh cần chính nhân thân của mình. Không gian tâm tưởng của anh hiện tồn những hình ảnh rạn nứt như thế. Anh thấy tháp Eiffel ngày nào làm lòng người yên bình là thế, mà giờ đây, Eiffel xuất hiện trong tâm tưởng của anh chỉ là một khối sắt vụn cháy thành than. Điều gì đã làm cho những hình ảnh thường ngày xuất hiện trong tâm trí Guy

Roland trở nên xám xịt như vậy? Phải chăng đó là do kí ức và tâm tưởng của anh đang quá đầy bóng đêm của sự lo âu, bóng đen của con người nào mà anh chưa tìm ra, lấn át và đe dọa anh. Đó chỉ có thể là những mẫu kí ức rạn nứt và chập chờn của quá khứ. Và với sự đồng hiện của hai lớp thời gian hiện tại – quá khứ tương tác với không gian tâm tưởng càng làm cho những mẫu kí ức ấy trở nên ám ảnh hơn. “Nếu mình nhắm mắt lại, tôi nghĩ, nếu mình ấn hai tay lên trán mà tập trung tư tưởng, có thể mình sẽ nghe được, vẳng lại từ rất xa, tiếng dép nàng lẹp xẹp trên cầu thang cũng nên...”. Nàng ở đây là quá khứ hay hiện tại? Khó mà xác định được bởi tâm trí của anh luôn cố gắng kéo quá khứ về với hiện tại, lấy hiện tại để chữa vết thương cho quá khứ nên hai lớp thời gian này đồng hiện một cách huyền ảo. Cùng với không gian tâm tưởng đầy bóng đêm và ám ảnh của quá khứ trong Guy Roland, những gì anh nhìn và nghĩ về nàng phần nào khó khắn và mệt nhoài hơn. Đây quả là một sự vất vả của tâm hồn, dường như có một thứ gì đó đè nặng dòng suy nghĩ của anh. Đó là gì? Phải chăng là quá khứ, nhưng dù là gì đi nữa thì Guy Roland cũng đang cố gắng để chiến thăng bản thân một cách vinh quang nhất, niềm vinh quang ấy là anh có thể thấy rõ mình của quá khứ. Vinh quang khi anh không còn sợ chính bóng đêm của anh mà anh chưa từng khám phá ra. Sự chập choạng trong không gian tâm tưởng kết hợp với sự đồng hiện thời gian đã thể hiện rõ bi kịch ấy của Guy Roland.

“Bây giờ, một cái gì bật đánh “tạch” trong tôi. Cái cách nhìn thấy từ căn phòng này gây cho tôi một cảm giác lo âu, nơm nớp, mà tôi từng biết...”. Không gian căn phòng giờ đây cũng trở thành tâm tưởng của Guy Roland, nó không còn là không gian vật lý đơn thuần mà nó gây ra cho anh một cảm giác lo âu, nơm nớp bởi anh quá ấn tượng với căn phòng quá khứ của anh. Nó tạo nên một phản ứng dữ dội trong anh, nhưng phản ứng ấy là sự lo âu. Anh sợ quên nhanh quá khứ đang dừng lại với anh lúc này, anh sợ anh nhớ rõ quá mà không làm được gì, anh sợ mọi người nghi ngờ anh vì anh chẳng có giấy tờ tùy thân nào. Ở đây sự đồng hiện thời gian đan xen với lớp không gian tâm tưởng đã miêu tả rõ nét tâm lí phức tạp của Guy Roland.

“Như cái máy, tôi rút trong túi ra những tấm ảnh mà tôi định đưa cho Freddie xem, trong số đó, có ảnh của Gay Orlow hồi còn bé. Đến tận lúc này tôi mới nhận ra rằng cô bé trong bức ảnh đang khóc...Trong khoảnh khắc, ý nghĩ mang tôi đi thật xa khỏi con hồ nước mặn này, tới tận bên kia trái đất, ở một bãi biển miền Nam nước Nga, nơi tấm ảnh được chụp cách đây lâu lắm rồi. Một cô bé từ biển trở về nhà với mẹ, khi hoàng hôn xuống. Cố bé khóc vì chuyện không đâu, vì cố bé muốn chơi tiếp. Cô bé đi xa dần. Cô bé đã rẽ ở góc phố, và cuộc đời chúng ta phải chăng cũng tan nhanh trong chiều tối như nỗi buồn trẻ thơ đó?”. Guy Roland đã để ý nghĩ của mình đi từ hiện tại đến một quá khứ rất xa, để kiểm chứng lại bức ảnh mà anh có. Từ sự dịch chuyển có ý nghĩ đó, nổi dậy trong anh một tâm trạng hoàn toàn khác, anh suy ngẫm về cuộc đời, về nỗi buồn, về quá khứ của mỗi con người và của chính

anh. Đó cũng chính là triết lí mà Guy Roland rút ra từ bức ảnh. Liệu cuộc đời chúng ta có bao giờ hoài nghi và bị nỗi buồn giăng kín, phải chăng những điều đó cũng sẽ qua nhanh hay theo đuổi ta mãi mãi. Điều đó còn tùy thuộc vào sự tự ý thức của mỗi con người, biết đánh giá và định vị được bản thân.

Qua đó, có thể thấy được từng dòng thời gian đồng hiện trong từng không gian hành trình, phảng phất trong từng lớp không gian ấy ý niệm về quá khứ, về thân phận mình của Guy Roland. Từng dấu chân của anh để lại trên những đại lộ, con đường, quán cà phê ở đô thành Paris hoa lệ, hay đi xa ra ngoài vị thành phố cũng đều mang sức nặng của dòng suy nghĩ hồi ức đè én, sức nặng của một tâm hồn hiện sinh bãng lãng ngay chính nơi mình sinh ra và lớn lên.

Sự đồng hiện thời gian tương tác với không gian tâm tưởng đã góp phần thể hiện chiều sâu tâm trạng của Guy Roland trên từng hành trình quay về quá khứ của bản thân anh. Những mẩu hồi ức cứ đan xen, bện chặt trong tâm trí anh, đồng thời cũng rời rạc và chập chờn trong dòng tâm tưởng của Guy Roland được thể hiện qua lớp thời gian quá khứ và hiện tại, đồng hiện cùng nhau, ăn nhập vào nhau như một vòng xoáy đầy ma lực mà Guy Roland khó mà dứt ra được, nhưng trong vòng xoáy đó anh cũng không thể nhìn thấy được nhân hình và nhân thân trong quá khứ của mình, “Cho đến nay, mọi thứ đối với tôi có vẻ rất hỗn độn, rất lụn vụn...Những mảnh đời, những mẩu nhỏ của một cái gì chợt trở lại tâm trí tôi trong quá trình tìm kiếm...” [1;241].

Các lớp thời gian trong mối quan hệ với các thủ pháp nghệ thuật và các lớp không gian đã góp phần hiện sinh những mẩu con người của Guy Roland trong ước mơ quay về quá khứ để truy vấn nó, thể hiện được nỗ lực tìm lại nhân thân và bản cách của anh, đồng thời cũng góp phần làm rõ tấn bi kịch tinh thần và nỗi ám ảnh thời gian của Guy Roland.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thời gian nghệ thuật trong phố những cửa hiệu u tối (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w