Đạo đức nghề nghiệp là một chiến lược PR 1 Chương trình quản lý đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài: Đạo đức trong PR pdf (Trang 28 - 30)

6.1. Chương trình quản lý đạo đức nghề nghiệp

Thông qua việc áp dụng các quy tắc đạo đức, chính sách và các hoạt động hướng dẫn cách ứng xử, chương trình quản lý đạo đức nghề nghiệp sẽ đào tạo và phát triển một đội ngũ nhân viên đa năng, giỏi chuyên môn và đạo đức tốt. Giám đốc điều hành phải là người tiên phong cho chương trình.

Chương trình quản lý đạo đức nghề nghiệp gồm các công việc chủ yếu sau:

• Bầu ra Ban đạo đức nghề nghiệp nằm trong hoặc trực thuộc hội đồng quản trị, gồm thành viên là những nhà quản trị cấp cao.

• Quản lý chương trình đạo đức nghề nghiệp và giải quyết những mâu thuẫn đạo đức nghề nghiệp

• Đào tạo đạo đức nghề nghiệp cho các cấp quản trị và nhân viên. • Tổ chức hội thảo định kỳ.

• Đề ra các chính sách, quy định hành nghề và bộ quy tắc đạo đức. • Sử dụng hệ thống kiểm tra.

• Thành lập đường dây nóng các vấn đề vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

6.2. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp PR

• Người làm PR là người đảm bảo những mục tiêu của tổ chức hài hoà với trách nhiệm xã hội, là người thiết lập sự đối thoại, lắng nghe và phát ngôn chính thức cho tổ chức

• PR nếu được tác nghiệp đúng đắn có thể thúc đẩy trách nhiệm xã hội và cống hiến nhiều hõn cho xã hội. Điều này giúp người làm PR có cõ hội là người đứng đầu trong các tác nghiệp liên quan đến đạo đức nghề nghiệp

• Thách thức đối với PR là kiên định với phẩm chất trung thực. Nếu tất cả những người hành nghề PR đều sử dụng cách tiếp cận phẩm chất nghề nghiệp trung thực thì vấn đề đạo đức nghề nghiệp sẽ trở thành vấn đề trung tâm của PR, và PR sẽ trở thành một ngành nghề chuyên môn thực sự có ích cho cộng đồng và xã hội.

Người hành nghề PR cần:

• Xem xét, đánh giá kỹ một vấn đề, khách hàng hay tổ chức có xứng đáng cho các nỗ lực PR hay không.

• Tôn trọng quyền được biết thông tin của công chúng.

• Quan tâm đến niềm tin và các giá trị văn hoá của công chúng. • Tác nghiệp trung thực, không lừa dối.

• Hiểu rõ luật pháp và các chính sách công. • Hiểu rõ những quy tắc cõ bản và cách ứng xử.

Qua các ví dụ trên ta có thể thấy trong quá trình thực hiện một chiến lược PR nếu doanh nghiệp vi phạm một trong các phạm trù về đạo đức nghề PR thì mọi cố gắng trong kinh doanh cũng như trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh đều bị đổ vỡ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Vì vậy việc trau dồi đạo đức nghề nghiệp để có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giỏi chuyên môn có phẩm chất tốt là một vấn đề cần thiết trong một chiến lược PR.

Đạo đức nghề nghiệp trong PR là trách nhiệm đối với tất cả những người đưa ra quyết định, và là xu hướng chủ đạo trong công tác quản lý. Điều này chứng tỏ họ là người tham gia vào chiến lược kinh doanh của công ty, đảm bảo những mục tiêu thương mại hài hòa với trách nhiệm với các nhóm liên quan.

Một phần của tài liệu Đề tài: Đạo đức trong PR pdf (Trang 28 - 30)