Giải pháp kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá chính sách quản lý nước dưới đất ở vùng ven biển bán đảo cà mau (Trang 50)

Cán bộ quản lý TNN thuộc Sở TN & MT tỉnh Sóc Trăng kiến nghị cần thiết đưa giải pháp kinh tế vào quản lý TNN, cụ thể:

- Trợ cấp cho các hoạt động xử lý nước thải từ các nguồn khác nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng NDĐ;

- Hỗ trợ kinh phí cho các nhgiên cứu về NDĐ (công nghệ tưới tiết kiệm từ NDĐ, thăm dò các hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp..).

Bên cạnh các giải pháp chính về chính sách - xã hội và kinh tế đã đề cập, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên NDĐ của vùng nghiên cứu:

- Ứng dụng phần mềm (GIS) vào công tác quản lý: xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên NDĐ;

- Lập bản đồ Địa chất Thuỷ văn, bản đồ chất lượng NDĐ theo Quy chuẩn ở các tỷ lệ khác nhau;

- Xây dựng kế hoạch ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm; bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

- Tăng cường giám sát công tác điều tra cơ bản về tài nguyên NDĐ (trữ lượng, lưu lượng, chất lượng, động thái).

--- --- Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810) 43 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng ven biển BĐCM có trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ lớn (10,75 triệu m3

/ngày) chiếm 47,46% trữ lượng khai thác tiềm năng toàn vùng ĐBSCL. Lưu lượng khai thác nằm trong ngưỡng an toàn nhưng ở mức độ cao (chiếm 33,9% tổng lưu lượng khai thác toàn vùng ĐBSCL) và khai thác chủ yếu ở tầng pleistocen giữa - trên. Chất lượng NDĐ ở tầng Pleistocen giữa – trên đang ngày càng suy giảm do bị nhiễm mặn và các chất khác như COD, Fe. Cao trình mực NDĐ sụt giảm qua các năm; tốc độ sụt trung bình năm của vùng là 0,3 – 0,33 m/năm.

Bên cạnh đó, nghiên cứu kết luận hệ thống chính sách quản lý tài nguyên NDĐ vùng ven biển Bán đảo Cà Mau là chưa thật sự có hiệu quả về công tác cấp phép khai thác sử dụng và xử phạt vi phạm hành chính. Hệ thống chính sách thể hiện nhiều yếu kém: tính toàn vẹn của chính sách đã thể hiện được đường lối chung nhưng tính thống nhất và hiệu quả thực thi còn hạn chế.

Nghiên cứu có ý nghĩa đưa ra cái nhìn tổng quát về hiện trạng khai thác sử dụng NDĐ ở vùng ven biển BĐCM. Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh giá hiệu quả chính sách quản lý TNN của vùng thông qua đánh giá những tác động của chính sách đến công tác quản lý (cấp phép khai thác và xử phạt vi phạm) ở vùng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn tài nguyên NDĐ.

---

---

Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810) 44

5.2 KIẾN NGHỊ

Cần thu thập các số liệu về đặc trưng (trữ lượng, lưu lượng khai thác theo tầng chứa nước, chất lượng, cao trình) NDĐ tỉnh Cà Mau để có kết luận chính xác hơn về hiện trạng khai thác sử dụng NDĐ vùng nghiên cứu.

Nghiên cứu chỉ đánh giá chất lượng NDĐ của tầng Pleistocen giữa – trên ở tỉnh Sóc Trăng. Cần đánh giá chất lượng của các tầng nước còn lại để có được kết luận chính xác về chất lượng NDĐ vùng nghiên cứu.

Nghiên cứu cần phỏng vấn thêm nhiều chuyên gia quản lý TNN để có nhiều thông tin và đảm bảo tính chính xác của những thông tin thu thập được.

Cần đánh giá thêm nhiều đối tượng tác động của chính sách để làm rõ hơn hiệu quả chính sách quản lý tài nguyên NDĐ vùng ven biển BĐCM.

Cần có những nghiên cứu tiếp theo về những bất cập, tồn tại trong quá tình thực thi chính sách quản lý tài nguyên NDĐ, góp phần xây dựng hệ thống chính sách hiệu quả, phù hợp hơn ở vùng nghiên cứu.

---

---

Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810) 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Báo cáo tổng thể các giải pháp khắc phục tình trạng suy giảm nước ngầm ĐBSCL, 2013.

Huỳnh Vương Thu Minh (2013), “Quản lý tài nguyên nước dưới đất tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng: hiện trạng và thách thức”. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, số 30 (2014): 94-104.

Huỳnh Văn Hiệp và Trần Văn Tỷ (2011), “Đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỉnh Trà Vinh sử dụng mô hình MODFLOW”. Đại học Cần Thơ.

Lê Anh Tuấn (2006), “Quản trị môi trường nước tại ĐBSCL, Việt Nam”.

Phạm Văn Hùng (2011), “Giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất thành phố Hồ Chí Minh”. Trung tâm sản xuất địa chất và xây dựng – Liên đoàn quy hoạch và điều tra TNN miền Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Thị Phương Loan (2010), “Khung pháp lý về Tài nguyên nước ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Thanh Duyên (2013), “Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng”. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, số 30 (2014): 48-58. Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2014), “Quản lí khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất ở

khu công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ”. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Xuân Triệu (2007), “Diễn biến một số thành phần hoá học của nước dưới đất theo tài liệu quan trắc động thái ở Cần Thơ”. Đoàn Quy hoạch & Điều tra TNN 804.

Phạm Văn Hùng (2011), “Giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất thành phố Hồ Chí Minh”. Trung tâm sản xuất địa chất và xây dựng – Liên đoàn quy hoạch và điều tra TNN miền Nam.

Phạm Văn Giắng (2011), “Một vài suy nghĩ về công tác quản lý nước ở các tỉnh phía Nam”. Tuyển tập báo cáo khoa học – Hội nghị Khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch Tài nguyên nước khu vực phía Nam.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng (2010), “Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020”.

Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ (2011), “Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Cần Thơ”.

Thái Thành Lượm (2011), “Điều tra thực trạng khai thác và chất lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.

---

---

Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810) 46

Tiếng Anh

Ebel Smidt and Bert Satijin (2013), Quản trị nước dưới đất: một yếu tố quyết định trong chiến lược ứng phó. Trung tâm quản trị nước dưới đất, Hà Lan.

Danh et al. (2008), Household Switching Behavior In The Use Of Groundwater in The Mekong Delta, Vietnam. Cantho University, School of Economics and Business Administration, Cantho city, Vietnam: Economy and Environment Program for Southeast Asia (EEPSEA).

Dang Dinh Phuc (2008), General on grownwater resources. Department of water resources management water sector review project ADB – TA – 4903 VIE, Ha Noi.

Ghassemi F, Brennan D (2000), Resource profile subproject: Summary Report. An evaluation of the sustainability of the farming systems in the brackish water region of the Mekong Delt. ACIAR Project, Canberra.

Hung et al. (1998), Groundwater resources of the Mekong delta and studying area. Can Tho city, March – 1998.

IUCN (International Union for Conservation of Natural) (2011), Groundwater in the Mekong delta. Discussion paper.

Quản trị nước tại Hoa Kỳ (USA) (2012), Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên nước và Trung tâm Udall. Đại học Arizona.

Website

Lê Anh Tuấn (2011), Nguy cơ suy thoái tài nguyên nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long.http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=4014&CategoryID= 36, ngày truy cập 01/08/2014.

Nguy cơ mới vùng sông nước ĐBSCL: Nước ngầm suy giảm (2010).

http://sggp.org.vn/thongtincanuoc/2010/3/221155/ ngày truy cập 01/08/2014.

Quy trình rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

http://www.moj.gov.vn/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.aspx

?ItemId=72 ngày truy cập 14/08/2014.

Wikipedia Nước dưới đất

http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc_d%C6%B0%E1%BB

--- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

---

Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810) 47

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Diễn biến động thái mực NDĐ tại tầng chứa nước Pliocen và Miocen thuộc 02 tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng giai đoạn từ năm 2007 – 2013

Hình 1 Diễn biến mực nước dưới đất thuộc tầng Pliocen (tầng n21) giai đoạn từ năm 2007 – 2013

Hình 2 Diễn biến mực nước dưới đất thuộc tầng Miocen (tầng n31) giai đoạn từ năm 2007 – 2013

---

---

Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810) 48

Phụ lục 2: Phiếu tham vấn ý kiến chuyên gia quản lý tài nguyên nước vùng nghiên cứu

PHIẾU THAM VẤN CHUYÊN GIA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Ngày…….. tháng……. năm 2014

1. Tên cơ quan: ………

2. Tên người được phỏng vấn: ………...Nam/Nữ

3. Chức vụ………

Số điện thoại liên lạc: ………... 4a. Cô/Chú vui lòng cho biết cơ quan có Phòng/Ban nào quản lý trực tiếp Tài nguyên nước dưới đất không?

……… 4b. Nếu có, số cán bộ của Phòng/Ban là bao nhiêu người? Nam……….. Nữ………… Trình độ học vấn: Đại học………Sau Đại học……….. Cao đẳng………. Trung cấp………. 4c. Trình độ chuyên môn: Kỹ Thuật Tài nguyên nước: ..., Chuyên ngành khác (liệt kê nếu có thể): ……… 5a. Theo Cô/Chú, nguồn nhân lực của Phòng hiện nay có đủ đảm nhận trách nhiệm quản lý Tài nguyên nước dưới đất không? Nếu không xin Cô/Chú vui lòng cho biết lý do?

……… 5b. Theo ý kiến riêng của Cô/Chú thì nhân lực của phòng cần bổ sung bao nhiêu người thì đủ đảm nhận trách nhiệm quản lý Tài nguyên nước dưới đất? Chuyên ngành của cán bộ bổ sung là gì?

……… 6a. Cô/Chú vui lòng cho biết cách phân cấp quản lý về Tài nguyên nước dưới đất đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh?

………... 6b. Hiện nay cơ cấu này còn phù hợp không? Hiệu quả quản lý Tài nguyên nước dưới

Một phần của tài liệu đánh giá chính sách quản lý nước dưới đất ở vùng ven biển bán đảo cà mau (Trang 50)