Chất lượng nước dưới đất vùng ven biển Bán đảo Cà Mau

Một phần của tài liệu đánh giá chính sách quản lý nước dưới đất ở vùng ven biển bán đảo cà mau (Trang 32 - 34)

Nghiên cứu tập trung đánh giá chất lượng NDĐ ở tầng qp2-3 (tầng được khai thác nhiều nhất vùng nghiên cứu). Các chỉ tiêu chất lượng NDĐ được đánh giá là độ mặn, COD và sắt tổng.

- Hàm lượng COD trong NDĐ vùng nghiên cứu tăng dần, có nhiều nơi vượt giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008. Ở Sóc Trăng, hàm lượng COD trong nước tăng dần từ năm 2007 và vượt quy chuẩn 03 lần vào năm 2009. Năm 2012, hàm lượng COD vượt giới hạn cho phép 1,16 lần (Hình 4.5).

Hình 4.5 Hàm lượng COD trong NDĐ tầng qp2-3 ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2007 – 2012

- Hàm lượng sắt tổng trung bình trong NDĐ ở Sóc Trăng năm 2012 tăng cao hơn 1,2 lần so với năm 2011. Năm 2011 tăng cao hơn 1,5 lần so với năm 2010 nhưng vẫn thấp hơn năm 2007, 2008 và vẫn nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép (Hình 4. 6)

---

---

Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810) 25

Hình 4.6 Hàm lượng Sắt tổng trong NDĐ tầng qp2-3 ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2007 – 2012

- Độ mặn trong NDĐ ở tầng qp2-3 ở Sóc Trăng tăng liên tục trong giai đoạn 2008 – 2013 và điều vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 09:2008 (Hình 4.7). Độ mặn trung bình năm 2008 là 306 mg/l đến năm 2013 tăng lên 463 mg/l (tăng gấp 1.8 lần so với quy chuẩn).

Hình 4.7 Độ mặn trong NDĐ tầng qp2-3 tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2008 – 2013

Như vậy, chất lượng NDĐ tầng qp2-3 ở Sóc Trăng suy giảm trong giai đoạn 2007 – 2013. Thông số COD và độ mặn vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 09:2008, thông số sắt tổng không vượt ngưỡng nhưng có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2011 – 2012.

---

---

Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810) 26

Một phần của tài liệu đánh giá chính sách quản lý nước dưới đất ở vùng ven biển bán đảo cà mau (Trang 32 - 34)