10 NSCB 15 NSCB 5 NSCB NH PQL CVĐ THH ĐC
Hình 14: Tỉ lệ lá nhiễm bệnh vào thời điểm 5, 10, 15 ngày sau chủng bệnh của các nghiệm thức tại An Giang trong vụ Hè Thu năm 2014.
Ghi chú: Các cột ghi phía trên bởi một hoặc nhiều chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5% qua phép kiểm định Duncan. Ngày sau chủng bệnh (NSCB), ngâm hạt (NH), phun qua lá (PQL), chủng vào đất (CVĐ), thuốc hóa học (THH), đối chứng (ĐC).
Chuyên ngành Vi sinh vật học 26 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học Kết quả tỉ lệ lá nhiễm bệnh vào thời điểm 5, 10, 15 NSCB của các nghiệm thức trong Hình 14 thể hiện:
Thời điểm 5 NSCB, chỉ có nghiệm thức chủng vào đất có tỉ lệ lá nhiễm bệnh thấp (3,87%), khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức ĐC (4,43%).
Thời điểm 10 NSCB, nghiệm thức phun qua lá (6,19%), thuốc hóa học (4,1%) có tỉ lệ lá nhiễm bệnh thấp và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (6,62%). Tại thời điểm này nghiệm thức phun qua lá bắt đầu thể hiện được hiệu quả giảm bệnh cao hơn thời điểm 5 NSCB khi có tỉ lệ lá nhiễm bệnh ở mức thấp 6,19% và tạo được khác biệt so với nghiệm thức ĐC. Ở thời điểm này nghiệm thức chủng vào đất có tỉ lệ lá nhiễm bệnh là 6,57%, không còn duy trì được hiệu quả giảm tỉ lệ lá nhiễm bệnh như ở thời điểm 5 NSCB. Nghiệm thức ngâm hạt có tỉ lệ lá nhiễm bệnh 6,57%, không tạo được sự khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng.
Thời điểm 15 NSCB, nghiệm thức phun qua lá có tỉ lệ lá nhiễm bệnh 7,23%, nghiệm thức thuốc hóa học có tỉ lệ lá nhiễm bệnh 4,19% vẫn duy trì được tỉ lệ lá nhiễm bệnh thấp và khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (7,67%). Trong khi nghiệm thức chủng vào đất (7,64%) và ngâm hạt (7,65%) vẫn không thể hiện được hiệu quả giảm bệnh ở thời điểm này.
Kết quả biểu đồ tỉ lệ lá nhiễm bệnh của các nghiệm thức tại thời điểm 5, 10, 15 NSCB trong Hình 15 cho thấy:
Chuyên ngành Vi sinh vật học 27 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học Có sự lây truyền bệnh cháy bìa lá giữa các lá trong cùng ô thí nghiệm với nhau. Do đó trong giai đoạn 5 – 15 NSCB ở tất cả các nghiệm thức đều có tỉ lệ lá nhiễm bệnh tăng.
Giai đoạn 5 – 10 NSCB, so với hai nghiệm thức ngâm hạt có tỉ lệ lá nhiễm bệnh tăng 2,37% và chủng vào đất có tỉ lệ lá nhiễm bệnh tăng 2,7% thì nghiệm thức phun qua lá có tỉ lệ lá bệnh tăng ít nhất (2,02%). Từ đó cho thấy nghiệm thức PQL có hiệu quả cao nhất trong việc bảo vệ các lá khỏe trước sự lây lan của bệnh cháy bìa lá.
Giai đoạn 10 – 15 NSCB, nghiệm thức phun qua lá vẫn duy trì được hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa sự lây truyền của bệnh cháy bìa lá giữa các lá với nhau khi có tỉ lệ lá nhiễm bệnh tăng 1,03% ít hơn so với 2 nghiệm thức ngâm hạt (tăng 1,07%) và nghiệm thức chủng vào đất (tăng 1,08%). Tuy nhiên giữa cách nghiệm thức không còn sự chênh lệch nhiều như ở giai đoạn 5 – 10 NSCB.
Ở nghiệm thức chủng vào đất lượng vi khuẩn đối kháng chủ yếu nằm ở rễ và đất ruộng do đó khi vi khuẩn Xoo tấn công lúa qua các vết thương ở rễ chúng sẽ tiếp xúc với lượng vi khuẩn đối kháng có sẵn trong đất và vùng rễ do đó chúng ít có khả năng di chuyển lên lá để gây bệnh. Nhưng khi có sự lây truyền bệnh giữa các lá với nhau thông qua vết thương do xây xát thì lượng vi khuẩn đối kháng này không còn hiệu quả bảo vệ do bị hạn chế về khả năng tiếp xúc với mầm bệnh.
Ở nghiệm thức PQL vi khuẩn đối kháng B.stratosphericus hiện diện trên bề mặt lá và trong lá. Lượng vi khuẩn đối kháng này chủ yếu nằm ngoài bề mặt lá nên khi vi khuẩn Xoo rơi vào lá trong quá trình chủng bệnh chúng sẽ gặp ngay vi khuẩn đối kháng và bị tiêu diệt. Khi vi khuẩn Xoo tấn công vào lá thông qua các vết thương trên lá chúng vẫn sẽ bị tiêu diệt bởi lượng vi khuẩn đối kháng có trong đây. Do đó ở nghiệm thức này cho hiệu quả cao trong việc bảo vệ lá trước sự tấn công của vi khuẩn
Xoo từ bên ngoài lẫn bên trong cây.
So với hai phương pháp ngâm hạt và chủng vào đất thì phương pháp phun qua lá là phương pháp có khả năng làm giảm tỉ lệ lá bệnh hiệu quả nhất và duy trì được hiệu quả đến 65 NSS. 4.1.3. Chỉ số bệnh và hiệu quả phòng trừ. NH PQL CVĐ THH
Chuyên ngành Vi sinh vật học 28 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học Biểu đồ kết quả chỉ số bệnh vào thời điểm 5, 10, 15 NSCB của các nghiệm thức ở Hình 16 cho thấy:
Thời điểm 5 NSCB, các nghiệm thức đều có chỉ số bệnh thấp trong khoảng 1,36 – 1,48% và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (2,2%). Ở các nghiệm thức có xử lý vi khuẩn và xử lý thuốc hóa học điều cho thấy hiệu quả giảm bệnh ở thời
Hình 17: Chỉ số bệnh của các nghiệm thức tại thời điểm 5, 10, 15 ngày sau chủng bệnh tại An Giang trong vụ Hè Thu năm 2014.
Ghi chú: Ngày sau chủng bệnh (NSCB), ngâm hạt (NH), phun qua lá (PQL), chủng vào đất (CVĐ), thuốc hóa học (THH), đối chứng (ĐC).
10 NSCB 15 NSCB 5 NSCB
Chuyên ngành Vi sinh vật học 29 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học điểm này, từ đó chứng minh rằng các tác nhân xử lý có ảnh hưởng đến sự lan rộng của các vết bệnh trên lá.
Thời điểm 10 NSCB, hai nghiệm thức thuốc hóa học và phun qua lá có chỉ số bệnh lần lượt là 1,40% và 1,97% vẫn duy trì được khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng(2,66%). Nghiệm thức ngâm hạt có chỉ số bệnh là 2,35% và chủng vào đất có chỉ số bệnh là 2,45% không tạo được khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.
Thời điểm 15 NSCB nghiệm thức phun qua lá có chỉ số bệnh là 2,96% và nghiệm thức thuốc hóa học có chỉ số bệnh là 1,41%, hai nghiệm thức này vẫn duy trì được hiệu quả giảm bệnh khi có chỉ số bệnh thấp hơn và khác biệt với nghiệm thức đối chứng (3,45%). Trong khi hai nghiệm thức ngâm hạt và chủng vào đất có chỉ số bệnh lần lượt là 3,33% và 3,4% vẫn không tạo được khác biệt có ý nghĩa so với 3,45% của nghiệm thức đối chứng.
Kết quả biểu đồ Hình 17 về chỉ số bệnh của các nghiệm thức tại thời điểm 5, 10, 15 NSCB thể hiện:
Chỉ số bệnh ở tất cả các nghiệm thức điều tăng, nghiệm thức thuốc hóa học có chỉ số bệnh tăng thấp nhất từ 1,37% tại thời điểm 5 NSCB lên 1,41% tại thời điểm 15 NSCB, tăng 0,04%.
Trong giai đoạn 5 - 10 NSCB nghiệm thức phun qua lá có chỉ số bệnh tăng 0,6%, ít hơn so với hai nghiệm thức ngâm hạt có chỉ số bệnh tăng 0,87% và nghiệm thức chủng vào đất có chỉ số bệnh tăng 1,1%. Từ đó cho thấy nghiệm thức phun qua lá có hiệu quả nhất trong việc hạn chế sự phát triển của vết bệnh cháy bìa lá ở giai đoạn này.
Giai đoạn 10 – 15 NSCB ba nghiệm thức ngâm hạt, chủng vào đất, phun qua lá có chỉ số bệnh tăng trong khoảng 0,98% - 1%, từ đó cho thấy giai đoạn này ở hiệu quả trong việc giảm diện tích vết bệnh của các nghiệm thức không cho sự khác biệt với nhau.
Từ đó cho thấy về khả năng hạn chế sự phát triển của vết bệnh cháy bìa lá phương pháp phun qua lá có hiệu quả cao hơn hai phương pháp còn lại.
Nghiệm thức 5 NSCB 10 NSCB 15 NSCB
Bảng 1: Hiệu quả phòng trừ ở thời diểm 5, 10, 15 ngày sau chủng bệnh của các nghiệm thức tại An Giang trong vụ Hè Thu năm 2014
Chuyên ngành Vi sinh vật học 30 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học
Ngâm hạt 31,88 a 10,66 a 3,47 a
Phun qua lá 37,53 a 25,54 b 14,03 b Chủng vào đất 40,83 a 8,57 a 1,41 a Thuốc hóa học 37,47 a 46,07 c 55,33 c
Từ kết quả Bảng 1 về hiệu quả phòng trừ qua các ngày 5, 10, 15 NSCB của các nghiệm thức cho thấy:
Ở tất cả các nghiệm thức đều có hiệu quả phòng trừ giảm theo thời gian 10 – 15 NSCB do đó dẫn đến chỉ số bệnh ở tất cả các nghiệm thức đều tăng, trừ nghiệm thức thuốc hóa học có hiệu quả phòng trừ tăng nên có chỉ số bệnh tăng rất ít, gần như không đổi.
Ở thời điểm 5 NSCB, các nghiệm thức có hiệu quả phòng trừ trong khoảng 31,88 – 40,83% và không có sự khác biệt về mặt thống kê. Do đó ở chỉ tiêu chỉ số bệnh tại thời điểm này tất cả các nghiệm thức điều không cho thấy sự khác biệt.
Tại thời điểm 10 NSCB, hai nghiệm thức phun qua lá có hiệu quả phòng trừ cao 25,54%, khác biệt so với nghiệm thức ngâm hạt (10,66%) và chủng vào đất (8,57%) từ đó cho thấy nghiệm thức phun qua lá có chỉ số bệnh thấp hơn so với hai nghiệm thức ngâm hạt và chủng vào đất.
Tại thời điểm 15 NSCB, hiệu quả phòng trừ của nghiệm thức phun qua lá tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao để duy trì được chỉ số bệnh thấp và khác biệt so với hai nghiệm thức ngâm hạt và chủng vào đất.
Một nghiên cứu của Kloepper và Schroth năm 1978 đã chứng minh rằng chủng vi khuẩn Bacillus có khả năng kích thích các cơ chế tự vệ của cây trồng chống lại mầm bệnh khi bị chúng tấn công. Ngày nay cơ chế này được gọi là kích kháng. Kích thích tính kháng bệnh gọi tắt là kích kháng là hiện tượng làm cho cây trồng bị nhiễm bệnh có khả năng chống lại mầm bệnh ở một mức độ nào đó sau khi được xử lý bằng một tác nhân vi sinh vật không gây hại cho cây trồng hay một tác nhân hóa học không độc, nhưng không phải là nông dược trị bệnh cho cây (Phạm Văn Kim, 2002). Ở nghiệm thức chủng vào đất và ngâm hạt vi khuẩn đối kháng B.stratosphericus nội sinh trong rễ cây có thể đã kích thích cơ chế tự bảo vệ của cây, nên khi vi khuẩn Xoo tấn công trên lá các cơ chế tự bảo vệ này đã hạn chế được sự phát triển của vết bệnh do đó ở thời điểm 5 NSCB hai nghiệm thức này tạo được khác biệt so với nghiệm thức đối chứng.
Chuyên ngành Vi sinh vật học 31 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học Ở nghiệm thức PQL vi khuẩn đối kháng B.stratosphericus được phun trực tiếp lên lá nên cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn Xoo của vi khuẩn đối kháng là rất thuận lợi. Khi vi khuẩn Xoo đi vào mạch của cây lúa để gây bệnh sẽ bị các vi khuẩn đối kháng này tiêu diệt do đó các vết bệnh sẽ không phát triển rộng ra được. Thời điểm phun vi khuẩn đối kháng ở nghiệm thức này là gần hơn so với nghiệm thức ngâm hạt và chủng vào đất nên hiệu quả cũng được kéo dài đến 15 NSCB. So với phương pháp ngâm hạt và chủng vào đất thì phương pháp phun qua lá duy trì được hiệu quả phòng trừ lâu nhất kéo dài đến 15 NSCB.
4.1.4. Năng suất và tỉ lệ lem lép hạt.
Nghiệm thức (tấn/ha) NSTT Tỉ lệ lem lép (%) Tỷ lệ hạt lép (%) Tỷ lệ hạt lem (%) Ngâm hạt 5,23 c 42,12 c 27,12 c 15,01 b Phun qua lá 6,05 b 34,42 b 20,37 b 14,06 b Chủng vào đất 5,18 c 42,57 c 24,94 c 17,63 c Thuốc hóa học 7,06 a 28,58 a 16,86 a 11,72 a Đối chứng 5,12 c 44,93 d 26,42 c 18,51 c
Về năng suất: Nghiệm thức phun qua lá có năng suất 6,05 tấn/ha, thuốc hóa học có năng suất 7,06 tấn/ha là hai nghiệm thức có năng suất thực tế khác biệt so với nghiệm thức ĐC (5,12 tấn/ha). Hai nghiệm thức ngâm hạt và chủng vào đất có năng suất thực tế lần lượt là 5,23 tấn/ha và 5,18 tấn/ha không tạo được khác biệt so với nghiệm thức đối chứng.
Về tỉ lệ lem lép: Ở các nghiệm thức đều tạo được sự khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng Trong đó nghiệm thức thuốc hóa học có tỉ lệ lem lép 28,58% và phun qua lá có tỉ lệ lem lép 34,42% là hai nghiệm thức có tỉ lệ lem lép thấp nhất.
Nghiệm thức phun qua lá tuy là biện pháp sinh học nhưng lại có năng suất, tỉ lệ lem lép không chênh lệch nhiều so với nghiệm thức thuốc hóa học từ đó cho thấy đây là biện pháp có nhiều tiềm năng trong việc áp dụng ngoài thực tế.
4.1.5. Kết luận
Nghiệm thức ngâm hạt không tạo được khác biệt ở tất cả các chỉ tiêu so với nghiệm thức đối chứng trừ chỉ tiêu tỉ lệ lem lép tuy có sự khác biệt nhưng là rất ít 42,
Bảng 2: Năng suất và tỉ lệ lem lép hạt của các nghiệm thức tại An Giang trong vụ Hè Thu năm 2014
Chuyên ngành Vi sinh vật học 32 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học 13% so với 44,93% của nghiệm thức đối chứng, nên năng suất của nghiệm thức này cũng không cao 5,23 tấn/ha.
Nghiệm thức chủng vào đất cho hiệu quả giảm bệnh cháy bìa lá khác biệt với đối chứng ở chỉ tiêu tỉ lệ chồi nhiễm bệnh và tỉ lệ lá nhiễm bệnh. Tuy nhiên chỉ có sự khác biệt ở thời điểm 5 NSCB, còn ở các ngày còn lại điều không cho thấy sự khác biệt. Do đó ở nghiệm thức này có năng suất cũng không cao 5,18 tấn/ha.
So với 2 nghiệm thức ngâm hạt và chủng vào đất thì nghiệm thức phun qua lá có hiệu quả giảm bệnh rõ rệt ở tất cả các chỉ tiêu và duy trì đến 15 NSCB, cho năng suất cao 6,05 tấn/ha với tỉ lệ lem lép tương đối thấp không kém nhiều so với nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học. Đây là phương pháp hiệu quả nhất trong việc phòng trị bệnh cháy bìa lá bằng vi khuẩn B.stratosphericus tại tỉnh An Giang.
4.2. Kết quả khảo sát khả năng phòng trị bệnh cháy bìa lá của vi khuẩn
B. stratosphericus trong vụ Hè Thu tại tỉnh Tiền Giang.
4.2.1. Tỉ lệ chồi nhiễm bệnh 10 NSCB 10 NSCB 15 NSCB 5 NSCB NH PQL CVĐ THH ĐC
Hình 18: Tỉ lệ chồi nhiễm bệnh của các nghiệm thức vào thời điểm 5, 10, 15 ngày sau chủng bệnh tại Tiền Giang trong vụ Hè Thu năm 2014.
Ghi chú: Các cột ghi phía trên bởi một hoặc nhiều chữ cái giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5% qua phép kiểm định Duncan. Ngày sau chủng bệnh (NSCB), ngâm hạt (NH), phun qua lá (PQL), chủng vào đất (CVĐ), thuốc hóa học (THH), đối chứng (ĐC).
Chuyên ngành Vi sinh vật học 33 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học Qua biểu đồ Hình 18 về tỉ lệ chồi bệnh tại thời điểm 5, 10, 15 NSCB của các nghiệm thức cho thấy:
Thời điểm 5 NSCB, tất cả các nghiệm thức có tỉ lệ chồi bệnh trong khoảng 15,53 – 15,57 % điều không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (15,56%) về tỉ lệ chồi nhiễm bệnh, trừ nghiệm thức chủng vào đất (15,24%) có tỉ lệ chồi nhiễm bệnh thấp và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.
Thời điểm 10 NSCB, nghiệm thức phun qua lá (20,40%) và thuốc hóa học (15,61%) có tỉ lệ chồi nhiễm bệnh thấp và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (20,84%). Nghiệm thức chủng vào đất có tỉ lệ chồi nhiễm bệnh là 20,83%, không còn duy trì được mức khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.
Thời điểm 15 NSCB, hai nghiệm thức phun qua lá (24,91%) và thuốc hóa học (15,69%) vẫn duy trì được hiệu quả giảm số chồi bị nhiễm bệnh và cho sự khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (25,11%). Nghiệm thức ngâm hạt (25,1%) và chủng vào đất (25,08%) có tỉ lệ chồi nhiễm bệnh cao và không tạo được sự khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.
Biểu đồ về tỉ lệ chồi nhiễm bệnh của các nghiệm thức tại thời điểm 5, 10, 15 NSCB ở Hình 19 thể hiện:
Tỉ lệ chồi nhiễm bệnh tăng ở tất cả các nghiệm thức, trừ nghiệm thức thuốc hóa học. Từ đó cho thấy có sự lây truyền bệnh cháy bìa lá giữa các chồi với nhau trong ruộng thí nghiệm.