chất
DRIS là phương pháp sử dụng quan hệ tỉ lệ giữa các chất dinh dưỡng ở ruộng cần chẩn đoán so sánh với các tỉ lệ đã được thiết lập tương ứng từ các ruộng có năng suất cao (gọi là tiêu chuẩn DRIS) cho một loại cây trồng cụ thể nào đó. Để ruộng cây trồng cần chẩn đoán có năng suất cao thì tỉ lệ giữa các chất dinh dưỡng ở ruộng cần chẩn đoán phải tương đương với tỉ lệ tương ứng của tiêu chuẩn DRIS (Reis and Monnerat, 2002). Vì vậy, tiêu chuẩn DRIS có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chẩn đoán, nên việc xác định tính phù hợp của nó là rất cần thiết.
Mặt khác, quan hệ giữa năng suất và nồng độ dưỡng chất là tiền đề để sử dụng kết quả phân tích cây làm tiêu chí để chẩn đoán dinh dưỡng cho cây trồng. Vì vậy, quan hệ giữa nồng độ dưỡng chất và chỉ số DRIS là một tiêu chí quan trọng để xác định tính chính xác của tiêu chuẩn DRIS. Nếu có mối quan hệ giữa nồng độ dưỡng chất và chỉ số DRIS của cây trồng, thì chỉ số DRIS này có thể được sử dụng để chẩn đoán dưỡng chất. Theo Reis and Monnerat (2003b) thì đây là một phương pháp mới để xác định tính chính xác của tiêu chuẩn DRIS. Vì vậy, ở đây sử dụng tiêu chuẩn DRIS của Elwali and Gashcho (1984) đã được thiết lập cho cây mía ở Florida/USA để chẩn đoán dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg, Cu, Zn, Mn, Fe cho cây mía ở Cù Lao Dung – Sóc Trăng là hợp lý nếu có mối quan hệ giữa nồng độ của các chất này với chỉ số DRIS của các dưỡng chất tương ứng đã được tính.
* Canxi
Mối quan hệ (tương quan) giữa nồng độ Ca (%Ca) với chỉ số DRIS của Ca (ICa) ở 3 thời điểm thu mẫu lá và 2 vị trí lá khác nhau được trình bày ở Hình 4.1 cho thấy, ở vị trí lá +1 có mối quan hệ tương quan giữa nồng độ Ca với ICa ở cả 3 giai đoạn thu mẫu (Hình 4.1a). Tương tự, ở vị trí lá +3 cũng có mối quan hệ giữa nồng độ Ca với ICa ở cả 3 giai đoạn thu mẫu (Hình 4.1b). So với kết quả nghiên cứu của Reis và Monnerat (2003) có hệ số tương quan giữa nồng độ Ca và chỉ số DRIS của dưỡng chất Ca (R2=0,88) cao hơn hệ số tương quan ở vị trí lá +1 (R2=0,846) và lá +3 (R2=0,698) vào thời điểm 120NSKT.
(a) (b)
Hình 4.1: Tương quan giữa hàm lượng và chỉ số DRIS của dưỡng chất canxi ở vị trí (a) lá +1, (b) lá +3 qua 3 giai đoạn thu mẫu. Cù Lao Dung, 2013.
* Magie
Mối quan hệ (tương quan) giữa nồng độ Mg (%Mg) với chỉ số DRIS của Mg (IMg) ở 3 thời điểm thu mẫu lá và 2 vị trí lá khác nhau được trình bày ở Hình 4.2 cho thấy, ở vị trí lá +1 có mối quan hệ tương quan giữa nồng độ Mg với IMg ở cả 3 giai đoạn thu mẫu (Hình 4.2a). Tương tự, ở vị trí lá +3 cũng có mối quan hệ giữa nồng độ Mg với IMg ở cả 3 giai đoạn thu mẫu (Hình 4.2b). So với kết quả nghiên cứu của Reis và Monnerat (2003) có hệ số tương quan giữa nồng độ Mg và chỉ số DRIS của dưỡng chất Mg (R2=0,74) ở vị trí lá +3. Trong khi đó, vào thời điểm 120NSKT ở vị trí lá +1 và +3 đều có hệ số tương quan lớn nhất (R2 ở lá +1 là 0,819; R2 ở lá +3 là 0,616).
(a) (b)
Hình 4.2: Tương quan giữa hàm lượng và chỉ số DRIS của dưỡng chất magie ở vị trí (a) lá +1, (b) lá +3 qua 3 giai đoạn thu mẫu. Cù Lao Dung, 2013.
* Đồng
Mối quan hệ (tương quan) giữa nồng độ Cu (ppm Cu) với chỉ số DRIS của Cu (ICu) ở 3 thời điểm thu mẫu lá và 2 vị trí lá khác nhau được trình bày ở Hình 4.3 cho thấy, ở vị trí lá +1 có mối quan hệ tương quan giữa nồng độ Cu với ICu ở cả 3 giai đoạn thu mẫu (Hình 4.3a). Tương tự, ở vị trí lá +3 cũng có mối quan hệ giữa nồng độ Cu với ICu ở cả 3 giai đoạn thu mẫu (Hình 4.3b).
(a) (b)
Hình 4.3: Tương quan giữa hàm lượng và chỉ số DRIS của dưỡng chất đồng ở vị trí (a) lá +1, (b) lá +3 qua 3 giai đoạn thu mẫu. Cù Lao Dung, 2013.
* Kẽm
Mối quan hệ (tương quan) giữa nồng độ Zn (ppm Zn) với chỉ số DRIS của Zn (IZn) ở 3 thời điểm thu mẫu lá và 2 vị trí lá khác nhau được trình bày ở Hình 4.4
cho thấy, ở vị trí lá +1 có mối quan hệ tương quan giữa nồng độ Zn với IZn ở giai đoạn thu mẫu 120 và 150 NSKT (Hình 4.4a). Tuy nhiên, ở vị trí lá +3 chỉ có mối quan hệ giữa nồng độ Zn với IZn ở giai đoạn 120 NSKT (Hình 4.4b). Hệ số tương quan giữa nồng độ Zn và chỉ số DRIS của dưỡng chất Zn chặt vào thời điểm 120 NSKT trong khi hệ số này rất thấp vào 150 và 180NSKT. Ở vị trí lá +1 có hệ số tương quan R2=0,924 và ở lá +3 là R2=0,859. Hệ số này trong điều kiện đất ở Brazil thì rất thấp (R2 = 0,39) (Reis và Monnerat, 2003).
(a) (b)
Hình 4.4: Tương quan giữa hàm lượng và chỉ số DRIS của dưỡng chất kẽm ở vị trí (a) lá +1, (b) lá +3 qua 3 giai đoạn thu mẫu. Cù Lao Dung, 2013.
* Mangan
Mối quan hệ (tương quan) giữa nồng độ Mn (ppm Mn) với chỉ số DRIS của Mn (IMn) ở 3 thời điểm thu mẫu lá và 2 vị trí lá khác nhau được trình bày ở Hình 4.5 cho thấy, ở vị trí lá +1 có mối quan hệ tương quan giữa nồng độ Mn với IMn ở cả 3 giai đoạn thu mẫu (Hình 4.5a). Tương tự, ở vị trí lá +3 cũng có mối quan hệ giữa nồng độ Mn với IMn ở cả 3 giai đoạn thu mẫu (Hình 4.5b). Tương tự Cu, Mn cũng có hệ số tương qua chặt ở cả ba thời điểm thu mẫu trên cả lá +1 và lá +3, với hệ số tương quan R2=0,962 và R2=0,951 vào thời điểm 120 NSKT. So với kết quả của Reis và Monnerat, (2003), ứng với hệ số tương quan R2=0,87.
(a) (b)
Hình 4.5: Tương quan giữa hàm lượng và chỉ số DRIS của dưỡng chất mangan ở vị trí
(a) lá +1, (b) lá +3 qua 3 giai đoạn thu mẫu. Cù Lao Dung, 2013.
* Sắt
Mối quan hệ (tương quan) giữa nồng độ Fe (ppm Fe) với chỉ số DRIS của Fe (IFe) ở 3 thời điểm thu mẫu lá và 2 vị trí lá khác nhau được trình bày ở Hình 4.6 cho thấy, ở vị trí lá +1 có mối quan hệ tương quan giữa nồng độ Fe với IFe ở cả 3 giai đoạn thu mẫu (Hình 4.6a). Tương tự, ở vị trí lá +3 cũng có mối quan hệ giữa nồng độ Fe với IFe ở cả 3 giai đoạn thu mẫu (Hình 4.6b).
(a) (b)
Hình 4.6: Tương quan giữa hàm lượng và chỉ số DRIS của dưỡng chất sắt ở vị trí (a) lá +1, (b) lá +3 qua 3 giai đoạn thu mẫu. Cù Lao Dung, 2013.
Tóm lại
Sau khi khảo sát tương quan giữa hàm lượng các nguyên tố khoáng Ca, Mg, Cu, Zn, Mn, Fe với chỉ số DRIS tương ứng của các dưỡng chất ở 2 vị trí lá (+1 và
+3) và ở 3 thời điểm thu mẫu (120, 150 và 180 NSKT), thì kết quả cho thấy, tính phù hợp của phương pháp DRIS cho chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng Ca, Mg, Cu, Fe, Zn và Mn là thuộc lá +3. Kết quả thành lập bộ tiêu chuẩn DRIS trên đất trồng mía ở Brazil cũng được ghi nhận ở lá +3 (Reis và Monnerat, 2003).