Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm bốn nghiệm thức phân bón (NPK, NP, NK và PK). Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở Hình 3.2. Thí nghiệm một nhân tố trong bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên bao gồm bốn nghiệm thức (NPK, NP, NK và PK) trên diện tích lô thí nghiệm là 36m2.
Hình 3.1 Vị trí lá thứ ba trên cây mía
Đ ư ờ ng lộ NPK NP NPK PK NP NK PK NK NK PK NP NPK PK NPK NK NP
Lặp lại 1 Lặp lại 2 Lặp lại 3 Lặp lại 4
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trồng mía tại Cù Lao Dung, 2013
Liều lượng NPK trong thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.3. Trong đó liều lượng NPK được bón là dựa trên kết quả điều tra từ các hộ nông dân cho năng suất mía cao (>150 tấn/ha) trong vùng.
Bảng 3.3: Liều lượng NPK sử dụng trong thí nghiệm (kg/ha). Nghiệm thức N P2O5 K2O NPK 300 120 200 NP 300 120 - NK 300 - 200 PK - 120 200
Kỹ thuật canh tác mía
* Làm đất: Đất ở khu thí nghiệm được cày xới, phơi đất sau đó tiến hành đánh hộc và phân lô. Xử lý đất bằng cách rãi Regent 0,3G (20kg/ha) trước khi trồng một ngày để ngừa sâu đục ngọn ở giai đoạn đầu.
* Mật độ và cách trồng:
- Cách trồng: trồng mía một hàng nối tiếp với khoảng cách hàng x hàng (1m x 1m), hom x hom (8 cm x 8 cm), 2-3 mắt mầm.
- Cách đặt hom: đặt 1 hàng nối tiếp.
* Bón phân: Lượng phân bón tùy thuộc vào từng nghiệm thức (Bảng 3.3). Chia làm các lần bón như trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Thời điểm bón NPK trong thí nghiệm.
Dưỡng chất Ngày sau khi trồng
Bón lót 10 60 120 150
N 1/5 2/5 1/5 1/5
P2O5 Toàn bộ
K2O 1/2 1/2
* Chăm sóc và thu hoạch: sau khi trồng tưới nước mỗi tuần 1 lần trong một tháng đầu, sau đó tưới đủ ẩm để cho cây mía phát triển tốt cho đến mưa. Đồng thời làm cỏ kết hợp với vun gốc, bóc lá định kỳ 45 ngày một lần khi có từ 4 - 5 lá khô. Thu hoạch vào lúc mía đủ thời gian sinh trưởng và chín, được xác định bằng cách đo độ Brix giữa gốc và ngọn chênh lệch nhau khoảng 1 độ.