THEO PHƯƠNG PHÁP DRIS
Phương pháp DRIS sử dụng chỉ số DRIS để thể hiện kết quả chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng cây trồng. Trong đó, ảnh hưởng của mỗi dưỡng chất đến cân bằng dinh dưỡng của cây trồng được thể hiện bằng một thang đo liên tục, dễ hiểu. Các chỉ số này biểu hiện giá trị âm được xem như là thiếu dưỡng chất, ngược lại các chỉ số này biểu hiện giá trị dương được xem như dư thừa. Các chỉ số cho tất cả các dưỡng chất càng gần với 0, càng đạt tới mức cân bằng dinh dưỡng (Beverly, 1991; Walworth and Sumner, 1987).
4.1.1 Canxi
Kết quả tính chỉ số DRIS của dưỡng chất Ca (ICa) được trình bày ở Bảng 4.1 cho thấy, ICa tăng dần qua các giai đoạn thu mẫu 120-150-180 NSKT (dao động từ (-30,9) – (-15,2)). Nhìn chung thì ICa <0 (biểu hiện thiếu Ca) ở tất cả các nghiệm thức qua các giai đoạn thu mẫu, điều này có thể là do pH đất tương đối thấp và không bón vôi cải thiện đất đầu vụ trồng mía. Đặc biệt ở nghiệm thức không bón N (PK) biểu hiện triệu chứng thiếu Ca nhiều nhất và khác biệt ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức khác ở giai đoạn 150 và 180 NSKT. Theo Gosnell and Long (1971) cho rằng thiếu hụt N gây giảm hút thu của Ca, Mg, Cu, Zn và có sự gia tăng hút thu đáng kể các dưỡng chất này khi bón N tăng từ 0-100 kg N/ha cho mía.
Qua cả 3 giai đoạn thu mẫu, ICa không có sự tương tác giữa điều kiện bón khuyết và bón đầy đủ dưỡng chất với vị trí lá. Tuy nhiên, có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa 2 vị trí lá và vị trí lá +1 luôn có ICa nhỏ hơn lá +3. Điều này có lẽ cũng do Ca là nguyên tố di động kém và hàm lượng Ca ở lá +3 lớn hơn lá +1 ở cả 3 giai đoạn thu mẫu (Phụ bảng 1.2), do đó triệu chứng thiếu Ca luôn biểu hiện ở lá +1 trước.
Bảng 4.1: Chỉ số DRIS của dưỡng chất canxi (ICa) qua các giai đoạn thu mẫu dưới ảnh hưởng của bón khuyết N, P, K và vị trí lá. Cù Lao Dung, 2013.
Nhân tố Nghiệm thức
Ngày sau khi trồng
Trung bình 120 150 180 Khuyết (A) NPK -28,9 -19,4a -14,3ab -20,9a NP -30,9 -20,0a -12,4a -21,1ab NK -30,8 -21,2a -15,8bc -22,6b PK -32,9 -24,4b -18,1c -25,1c Lá (B) +1 -37,0b -26,2b -20,6b -27,9b +3 -24,7a -16,3a -9,7a -16,9a Trung bình -30,9c -21,3b -15,2a ** F(A) ns ** ** ** F(B) ** ** ** ** F(AxB) ns ns ns ns CV(%) 26,7 20,4 23,2 23,8
Ghi chú: **: khác biệt mức ý nghĩa 1%; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
4.1.2 Magie
Kết quả tính chỉ số DRIS của dưỡng chất Mg (IMg) được trình bày ở Bảng 4.2 cho thấy, qua 3 giai đoạn thu mẫu 120-150-180 NSKT, IMg tăng dần (dao động từ (-3,72) – (-0,73)). Nhìn chung thì IMg <0 và giá trị âm thấp (biểu hiện thiếu Mg nhẹ) ở tất cả các nghiệm thức qua giai đoạn thu mẫu 120 NSKT, điều này cũng giống như Ca, có lẽ là do pH đất tương đối thấp và không bón bổ sung Mg đầu vụ trồng mía. Đặc biệt ở nghiệm thức có bón K (NPK, NK, PK) biểu hiện triệu chứng thiếu Mg nhiều hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức NP ở giai đoạn 180 NSKT. Điều này có thể là do bón K làm hạn chế hấp thu Mg của cây. Kết quả nghiên cứu của Wilkinson et al. (2000) cho rằng, tăng hút thu K trong cây đi kèm với phân K được bón vào thường dẫn đến sự suy giảm hút thu Ca, Mg trên cây mía.
Tương tự như các nguyên tố trên, qua cả 3 giai đoạn thu mẫu, IMg không có sự tương tác giữa điều kiện bón khuyết và bón đầy đủ dưỡng chất với vị trí lá. Tuy nhiên, có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa 2 vị trí lá và vị trí lá +1 luôn có IMg nhỏ hơn lá +3. Điều này cũng có thể là do hàm lượng Mg ở lá +1 < lá +3 qua cả ba giai đoạn thu mẫu (Phụ bảng 1.3).
Bảng 4.2: Chỉ số DRIS của dưỡng chất magie (IMg) qua các giai đoạn thu mẫu dưới ảnh hưởng của bón khuyết N, P, K và vị trí lá. Cù Lao Dung, 2013.
Nhân tố Nghiệm thức
Ngày sau khi trồng
Trung bình 120 150 180 Khuyết (A) NPK -3,68 -2,34b -1,83b -2,62b NP -3,31 0,94a 3,18a 0,27a NK -3,51 -2,35b -2,75b -2,87b PK -4,39 0,29a -1,53b -1,87b Lá (B) +1 -8,13b -2,47b -3,17b -4,59b +3 0,69a 0,74a 1,71a 1,05a Trung bình -3,72b -0,87a -0,73a ** F(A) ns * ** ** F(B) ** ** ** ** F(AxB) ns ns ns ns CV(%) 25,5 38 28,9 30,8
Ghi chú: *: khác biệt mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
4.1.3 Đồng
Kết quả tính chỉ số DRIS của dưỡng chất Cu (ICu) được trình bày ở Bảng 4.3 cho thấy, ICu qua các giai đoạn thu mẫu từ 120-180 NSKT dao động từ 5,39 – (-1,80).
Bảng 4.3: Chỉ số DRIS của dưỡng chất đồng (ICu) qua các giai đoạn thu mẫu dưới ảnh hưởng của bón khuyết N, P, K và vị trí lá. Cù Lao Dung, 2013.
Nhân tố Nghiệm thức
Ngày sau khi trồng
Trung bình 120 150 180 Khuyết (A) NPK 3,10 6,08a -0,83a 2,78a NP 3,20 6,95a 0,38a 3,51a NK 3,81 6,26a 0,85a 3,64a PK 2,31 2,27b -7,61b -1,01b Lá (B) +1 5,79a 7,80a 0,70a 4,76a +3 0,42b 2,98b -4,31b -0,30b Trung bình 3,11b 5,39a -1,80c ** F(A) ns ** ** ** F(B) ** ** ** ** F(AxB) ns ns ns ns CV(%) 39,7 20,8 19,3 24,1
Ghi chú: **: khác biệt mức ý nghĩa 1%; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
Nhìn chung thì ICu >0 (đủ Cu) ở tất cả các nghiệm thức qua giai đoạn thu mẫu 120 và 150 NSKT, điều này có thể là do pH đất tương đối thấp và Cu trong đất cung cấp tốt cho nhu cầu của cây mía. Kết quả phân tích đất đầu vụ có Cu trao đổi trong đất dao động từ 11 – 12 mg/kg và được đánh giá là trên ngưỡng thiếu theo Dierolf et al. (2001, trích dẫn từ Ngô Ngọc Hưng (2009)). Đặc biệt ở nghiệm thức không bón N (PK) thì biểu hiện triệu chứng thiếu Cu nhiều hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức có bón N (NPK, NP, NK) ở giai đoạn 180 NSKT. Điều này có thể là do thiếu N làm giảm hút thu của Cu.
Qua cả 3 giai đoạn thu mẫu, ICu có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa 2 vị trí lá và vị trí lá +3 luôn có ICu nhỏ hơn lá +1. Điều này có thể là do hàm lượng Cu ở vị trí lá +3 < lá +1 (Phụ bảng 1.4) ở cả 3 giai đoạn thu mẫu.
4.1.4 Kẽm
Kết quả tính chỉ số DRIS của dưỡng chất Zn (IZn) được trình bày ở Bảng 4.4 cho thấy, IZn giảm dần qua 3 giai đoạn thu mẫu 120-150-180 NSKT (dao động từ (-10,4) – (-24,2)). Nhìn chung, thì IZn <0 và giá trị âm lớn (biểu hiện thiếu Zn) và không khác biệt giữa các nghiệm thức qua giai đoạn thu mẫu 120, 150 và 180 NSKT. Điều này có thể là do đất không đáp ứng đủ nhu cầu Zn cho cây mía. Thiếu Zn đầu tiên xuất hiện trên lá non. Một dải rộng màu vàng xuất hiện ở gần bìa lá. Các gân và bìa lá vẫn xanh, ngoại trừ khi sự thiếu hụt nghiêm trọng. Tính nghiêm trọng của tình trạng thiếu Zn có thể rất khác nhau. Các triệu chứng thiếu tăng khi bón vôi và khi tầng đất bên dưới có nồng độ Zn thấp được đưa lên trên bề mặt.
Kết quả phân tích đất cho thấy hàm lượng Zn trao đổi trong đất dao động từ 4 – 5 mg/kg và được đánh giá là dưới ngưỡng thiếu theo Dierolf et al. (2001, trích dẫn từ Ngô Ngọc Hưng (2009)).
Bảng 4.4: Chỉ số DRIS của dưỡng chất kẽm (IZn) qua các giai đoạn thu mẫu dưới ảnh hưởng của bón khuyết N, P, K và vị trí lá. Cù Lao Dung, 2013.
Nhân tố Nghiệm thức
Ngày sau khi trồng
Trung bình 120 150 180 Khuyết (A) NPK -10,5 -22,0 -24,8 -19,1 NP -9,8 -22,8 -26,1 -19,6 NK -10,1 -21,8 -24,3 -18,7 PK -11,3 -18,8 -21,6 -17,2 Lá (B) +1 -4,1a -12,7a -15,8a -10,9a +3 -16,7b -30,0b -32,6b -26,4b Trung bình -10,4a -21,4b -24,2c ** F(A) ns ns ns ns F(B) ** ** ** ** F(AxB) ns ns ns ns CV(%) 32,4 25,1 21 25,2
Qua cả 3 giai đoạn thu mẫu, IZn không có sự tương tác giữa vị trí lá và bón khuyết qua 3 giai đoạn thu mẫu. Tuy nhiên, có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa 2 vị trí lá và vị trí lá +3 luôn có IZn nhỏ hơn lá +1 (Bảng 4.4). Điều này có thể là do hàm lượng Zn ở lá + 3 < lá +1 (Phụ bảng 1.5).
4.1.5 Mangan
Kết quả tính chỉ số DRIS của dưỡng chất Mn (IMn) được trình bày ở Bảng 4.5 cho thấy, IMn tăng dần qua 3 giai đoạn thu mẫu 120-150-180 NSKT (dao động từ 55,6 -70,7). Nhìn chung thì IMn >0 và giá trị dương lớn (biểu hiện dư Mn) ở các nghiệm thức. Tuy nhiên, ở giai đoạn thu mẫu 150 và 180 NSKT thì nghiệm thức không bón N (PK) có chỉ số Mn nhỏ hơn các nghiệm thức có bón N (NPK, NP, NK). Điều này có thể là do đất cung cấp nhiều Mn và bón N giúp cây sinh trưởng tốt hấp thu nhiều Mn hơn. Kết quả phân tích đất đầu vụ có hàm lượng Mn trao đổi trong đất dao động từ 22 – 40 mg/kg và được đánh giá là trên ngưỡng thiếu theo Dierolf et al. (2001, trích dẫn từ Ngô Ngọc Hưng (2009)).
Bảng 4.5: Chỉ số DRIS của dưỡng chất Mangan (IMn) qua các giai đoạn thu mẫu dưới ảnh hưởng của bón khuyết N, P, K và vị trí lá. Cù Lao Dung, 2013.
Nhân tố Nghiệm thức
Ngày sau khi trồng
Trung bình 120 150 180 Khuyết (A) NPK 54,8 63,6a 71,2b 63,2b NP 57,3 68,1a 77,2a 67,5a NK 56,8 67,4a 73,4ab 65,9ab PK 53,4 58,4b 60,9c 57,6c Lá (B) +1 49,7b 58,2b 62,6b 56,8b +3 61,5a 70,5a 78,8a 70,3a Trung bình 55,6c 64,4b 70,7a ** F(A) ns ** ** ** F(B) ** ** ** ** F(AxB) ns ns ns ns CV(%) 11,3 7,8 6,2 8,3
Qua cả 3 giai đoạn thu mẫu, IMn không có sự tương tác giữa vị trí lá và bón khuyết. Tuy nhiên, có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa 2 vị trí lá và vị trí lá +1 luôn có IMn nhỏ hơn lá +3 (Bảng 4.5). Điều này có thể do hàm lượng Mn ở lá +1 < lá + 3 (Phụ bảng 1.6).
4.1.6 Sắt
Kết quả tính toán chỉ số DRIS của dưỡng chất Fe (IFe) được trình bày ở Bảng 4.6 cho thấy, IFe ở các giai đoạn thu mẫu 120 - 180 NSKT dao động từ (-7,1) – (-14,5). Nhìn chung thì IFe <0 (biểu hiện thiếu Fe) ở các nghiệm thức. Thiếu Fe đầu tiên xuất hiện trên lá non, thường xảy ra trên đất đá vôi có pH cao. Tuy nhiên, ở giai đoạn thu mẫu 120 thì ở nghiệm thức không bón N (PK) có chỉ số Fe lớn hơn các nghiệm thức có bón N (NPK, NP, NK). Điều này có thể là do cung cấp nhiều N giúp cây sinh trưởng tốt nên nhu cầu cần nhiều Fe hơn.
Qua cả 3 giai đoạn thu mẫu, IFe có sự tương tác giữa vị trí lá và bón khuyết ở giai đoạn thu mẫu 120 NSKT. Trong đó, không bón N ở vị trí lá +3 là có IFe lớn nhất và thấp nhất là nghiệm thức NPK ở vị trí lá +1 (Phụ bảng 1.41).
Bảng 4.6: Chỉ số DRIS của dưỡng chất sắt (IFe) qua các giai đoạn thu mẫu dưới ảnh hưởng của bón khuyết N, P, K và vị trí lá. Cù Lao Dung, 2013.
Nhân tố Nghiệm thức
Ngày sau khi trồng
Trung bình 120 150 180 Khuyết (A) NPK -11,8b -14,5 -11,5ab -12,6b NP -10,1b -12,1 -8,7a -10,3ab NK -10,7b -14,0 -10,0a -11,6b PK 4,1a -17,4 -13,8b -9,0a Lá (B) +1 -10,2b -20,5b -13,4b -14,7b +3 -4,1a -8,4a -8,6a -7,0a Trung bình -7,1a -14,5c -11,0b ** F(A) ** ns * * F(B) ** ** ** ** F(AxB) ** ns ns ns CV(%) 23,2 22,2 32,7 25,2
Ghi chú: *: khác biệt mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
So sánh giữa hai vị trí lá cho thấy, có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa 2 vị trí lá và vị trí lá +3 luôn có IFe lớn hơn lá +1 qua cả 3 giai đoạn thu mẫu 120-150- 180 NSKT. Điều này có thể do hàm lượng Fe ở lá + 3> lá +1 (Phụ bảng 1.7).