5. Bố cục của đề tài
2.1.4.2 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Bảng 2.2: Số liệu lao động theo trình độ chuyên môn
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Đại Học 17 3.61 17 3.3 19 2.93
Cao Đẳng – Trung Cấp 15 3.18 20 3.9 22 3.40
Phổ Thông 439 93.21 478 92.8 607 93.67
Nguồn: Phòng nhân sự công ty.
Qua bảng trên có thể nhận thấy số lao động có trình độ đại học của công ty là rất ít, năm 2011 có tăng thêm 02 người so với năm 2009 và năm 2010, tuy nhiên, tỷ lệ vẫn ổn định qua các năm vào khoảng 3.3%. Trong xu thế phát triển, hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt việc tăng cường lao động có trình độ ngày càng trở nên cần thiết, tỷ lệ lao động của Công ty không có sự gia tăng là vấn đề đáng lo ngại
đòi hỏi có sự điều chình ngay lao động có trình độ chuyên môn là nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ quản lý nhân sự của Công ty. Số liệu trên được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biêu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Số lượng lao động trình độ cao đẳng, trung cấp tăng tương đối hơn so với trình độ đại học, năm 2010 số lượng lao động tăng lên 5 người so với năm 2009, năm 2011 tăng lên 2 người so với năm 2010, do đó tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng – trung học tăng trung bình qua các năm là 3.4%. Tỷ lệ này cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với xu thế thời đại và sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Số lao động phổ thông luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động của Công ty, điều này cũng dễ dàng giải thích là do đặc thù sản phẩm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu xét tỷ lệ lao động phổ thông qua các năm, tỷ lệ này cũng có sự tăng lên, nếu như kết quả kinh doanh tăng qua các năm thì việc tăng lao động là điều hiển nhiên của sự mở rộng sản xuất của Công ty.