5. Bố cục của đề tài
2.1.4 Đặc điểm về lao động của công ty
2.1.4.1 Cơ cấu tình hình lao động theo giới
Bảng 2.1: Số liệu lao động theo giới tính của công ty trong 3 năm
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Nam 418 88.7 436 84.7 561 86.6
Nữ 53 11.3 79 15.3 87 13.4
Tổng số 471 100 515 100 648 100
Nguồn: phòng nhân sự công ty.
Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động của công ty qua 3 năm đều tăng lên: Tổng số lao động của năm 2010 tăng 9.3% so với năm 2009 là 44 người, năm 2011 tăng 25.8% so với năm 2010 là 133 người. Sự thay đổi lao động theo giới được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới của công ty
Trong đó số lượng lao động nam chiếm đa số, năm 2009 tỷ lệ lao động nam là 88.7%, năm 2010 tỷ lệ là 84.7%, năm 2011 tỷ lệ là 86.6%. Đặc điểm này là do công ty kinh doanh sản phẩm đặc thù đòi hỏi lực lượng lao động nam là chủ yếu, điều này tạo điều kiện cho công tác quản lý của công ty trở nên dễ dàng, ít ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty. Với tổng số lượng lao động được tăng lên hằng năm như vậy cho ta thấy công ty tuyển dụng lao động nhiều và ít nhất là bằng số tăng lên hằng năm, do công ty càng nhận được sự tin cậy của các đối tác làm ăn do đó đơn đặt hàng nhiều hơn. Vì thế càng cho ta thấy vai trò của công tác tuyển dụng được nâng lên.
2.1.4.2 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên mônBảng 2.2: Số liệu lao động theo trình độ chuyên môn Bảng 2.2: Số liệu lao động theo trình độ chuyên môn
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Đại Học 17 3.61 17 3.3 19 2.93
Cao Đẳng – Trung Cấp 15 3.18 20 3.9 22 3.40
Phổ Thông 439 93.21 478 92.8 607 93.67
Nguồn: Phòng nhân sự công ty.
Qua bảng trên có thể nhận thấy số lao động có trình độ đại học của công ty là rất ít, năm 2011 có tăng thêm 02 người so với năm 2009 và năm 2010, tuy nhiên, tỷ lệ vẫn ổn định qua các năm vào khoảng 3.3%. Trong xu thế phát triển, hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt việc tăng cường lao động có trình độ ngày càng trở nên cần thiết, tỷ lệ lao động của Công ty không có sự gia tăng là vấn đề đáng lo ngại
đòi hỏi có sự điều chình ngay lao động có trình độ chuyên môn là nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ quản lý nhân sự của Công ty. Số liệu trên được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biêu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Số lượng lao động trình độ cao đẳng, trung cấp tăng tương đối hơn so với trình độ đại học, năm 2010 số lượng lao động tăng lên 5 người so với năm 2009, năm 2011 tăng lên 2 người so với năm 2010, do đó tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng – trung học tăng trung bình qua các năm là 3.4%. Tỷ lệ này cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với xu thế thời đại và sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Số lao động phổ thông luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động của Công ty, điều này cũng dễ dàng giải thích là do đặc thù sản phẩm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu xét tỷ lệ lao động phổ thông qua các năm, tỷ lệ này cũng có sự tăng lên, nếu như kết quả kinh doanh tăng qua các năm thì việc tăng lao động là điều hiển nhiên của sự mở rộng sản xuất của Công ty.
2.1.4.3 Cơ cấu lao động theo tính chất lao độngBảng 2.3: Số liệu lao động theo tính chất lao động Bảng 2.3: Số liệu lao động theo tính chất lao động
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
TRỰC TIẾP 389 82.6 432 83.88 567 87.5
GIÁN TIẾP 82 17.4 83 16.12 81 12.5
Nguồn: Phòng nhân sự công ty.
Sự biến động của tổng số lao động trong Công ty chủ yếu là do số lượng lao động trực tiếp qua 3 năm đều tăng lên, năm 2010 tăng thêm 43 người so với năm 2009 và năm 2011 tăng thêm 135 người so với năm 2010. Số lượng lao động gián tiếp qua 3 năm tương đối tương đối ổn định, năm 2010 tăng 1 người so với năm 2009 và năm 2011 giảm xuống 2 người so với năm 2010. Được thể hiện qua biểu đồ biểu diễn cơ cấu lao động theo tính chất lao động như sau:
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo tính chất lao động
Như vậy, bộ máy quản lý của Công ty đã được tinh giản gọn nhẹ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả về mặt quản lý. Số lượng lao động trực tiếp của Công ty qua các năm chiếm tới hơn 80% - đây là đặc điểm nổi bật do hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất. Và tỷ lệ lao động gián tiếp cao hơn 10% là tỷ lệ hợp lý. Giúp công ty có chính sách hợp lý hơn trong hoạt đông sản xuất kinh doanh của mình.
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TRƯỜNG TOẢN2.1.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các giai đoạn M
S
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 6 tháng đầu
năm 2011
01 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
7.596.916.535 9.826.441.996 8.694.337.665
02 Giá vốn hàng bán 6.077.294.794 8.125.637.009 7.496.087.995
03 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.519.621.741 1.700.804.987 1.198.249.670
04 Doanh thu hoạt động tài chính 14.826.433 18.516.908 13.516.943
05 Chi phí tài chính 92.872.300 53.740.760 60.709.470
06 Chi phí bán hang 429.201.005 645.782.149 303.752.749
07 Chi phí quản lý doanh nghiệp 579.713.568 529.337.416 430.357.416
08 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 432.661.301 490.461.570 375.293.127 09 Thu nhập khác
10 Lợi nhuận khác
11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 432.661.301 490.461.570 375.293.127
12 Thuế TNDN phải nộp 108.165.325 122.615.392 93.823.282
13 Lợi nhuận sau thuế 324.495.976 367.846.178 281.469.845
Bảng 2.4: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các giai đoạn Giai đoạn Tổng doanh
thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận Thuế TNDN (25%) Năm 2009 7.611.742.968 7.179.081.667 432.661.301 108.165.325 Năm 2010 9.844.958.904 9.354.497.334 490.461.570 122.615.392 Năm 2011 8.694.337.665 8.319.044.538 375.293.127 93.823.282 Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp.
Nhận xét: Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng doanh
thu, chi phí và lợi nhuận của công ty cho chúng ta thấy qua các giai đoạn luôn đạt hiệu quả.
Ta thấy rằng, qua các giai đoạn tổng các chi phí cho công ty hoạt động là khá cao như: Năm 2009 là 7.179.081.667 VNĐ, năm 2010 là 9.354.497.334 VNĐ và Năm 2011 là 8.319.044.538 VNĐ. Trong khi đó doanh thu thu về là chưa cao nên tổng lợi nhuận còn ở mức độ thấp. Để thấy được lợi nhuận của của công ty qua các năm được biểu hiện thông qua biểu đồ sau đây:
2.1.5.2 Cơ cấu thị trường
Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân càng được nâng cao, nhu cầu thể hiện ở mỗi cá nhân ngày càng được chú trọng, đặc biệt thể hiện rõ nhất ở nhu cầu về trang trí nơi ở, nơi làm việc, không chỉ bó gọn trong đó mà còn thể hiện ở nhiều nơi khác nhau như: Khu giải trí, khu nghỉ dưỡng, resort,… Một nơi ở sang trạng, một nơi làm việc lịch sự, một quán cà phê thanh lịch, một khu nghỉ dưỡng thoáng mát, được thể hiện ở cách bố trí cảnh quan, thiết kế, trang trí nội, ngoại thất.
Công ty TNHH Thiên Thiên Nhân chuyên thi công, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho trang trí nội, ngoại thất, cảnh quan, khuôn viên. Không chỉ hoạt động trong nước mà công ty còn xuất khẩu sản phẩm GFRC sang nước ngoài.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh cơ hội có được là những thách thức không thể tránh khỏi. Thị trường hiện nay mang tính toàn cầu, các rào cản bảo hộ mậu dịch đang dần bị tháo bỏ. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải giữ vững được thị trường trong nước và phát triển ra thị trường nước ngoài là một vấn đề đang được nhiều ngành quan tâm, và chính điều này cũng là một nội dung cốt lõi trong chiến lược phát triển kinh tế của doanh nghiệp.
Trong những năm 2007 -2008 tình hình kinh tế có nhiều biến động do sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ mỹ. Sự khủng hoảng này đã làm cho nền kinh tế không những ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới lâm vào tình trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải lâm vào tình trạng đóng cửa. Trong thời gian này Thiên Thiên Nhân chỉ mới được thành lập kinh nghiệm còn thiếu thốn, dù bị sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế nhưng Thiên Thiên Nhân đã vững chải bước qua mọi khó khăn để thể hiện khả năng và khẳng định mình trên nền kinh tế đâng dần dần được phục hồi. Điều đó thể hiện Thiên Thiên Nhân có ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên là những người đầy nhiệt huyết, năng động và sáng tạo trong mọi tình huống.
Thiên Thiên Nhân không chỉ hoạt động trong nước, thị trường xuất khẩu của công ty còn là những nước có nền kinh tế phát triển như: Nhật, Úc, Mỹ, Singapore, Đài Loan.
Trong xu thế phát triển kinh tế như hiện nay, những khu dân cư, những công trình xây dựng đang mọc lên ngày càng nhiều bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy để đứng vững trên thị trường, công ty cần có một tầm nhìn rộng, đồng thời ban lãnh đạo cần linh hoạt hơn nữa trong việc giải quyết nghiên cứu thị trường, phải có những chiến lược, sách lược cụ thể cho từng mốc thời gian, địa điểm.
2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH Trường Toản
Công ty Thiên Thiên Nhân là doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm trong ngành xây dựng nên công tác tuyển dụng được tiến hành tương đối đơn giản, tiêu chuẩn công việc không đòi hỏi quá cao.
Khi Công ty xuất hiện nhu cầu và kế hoạch nhân sự trong từng giai đoạn, Công ty có kế hoạch tuyển dụng và hoàn thiện công tác tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng lao động trong doanh nghiệp.
Công tác tuyển dụng được giao cho các bộ phận tự đề xuất nhu cầu và tiêu chuẩn công việc lên phòng nhân sự xem xét và đề nghị lên lãnh đạo Công ty. Công tác tuyển dụng của Công ty được phân thành hai cấp:
Ban giám đốc tuyển dụng những lao động do chính mình trực tiếp quản lý. Đó là các trưởng và phó phòng ban, xí nghiệp trên cơ sở đề nghị của Hội đồng cơ sở của công ty. Quyết định tuyển dụng sẽ do ban giám đốc ra quyết định.
Phòng nhân sự tuyển dụng các đối tượng còn lại. Phòng nhân sự công ty có thể uỷ quyền cho các bộ phận, Trưởng các phòng ban, quản đốc các phân xưởng tiến hành tuyển dụng lao động cho các bộ phận của mình. Những đối tượng này sau khi được tuyển dụng sẽ được Phòng nhân sự ký quyết định tuyển dụng và báo cáo ban giám đốc.
Hợp đồng lao động được sử dụng tại Công ty bao gồm:
- Hợp đồng thời vụ dưới 12 tháng
- Hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng - Hợp đồng không xác định thời hạn.
- Có trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đảm bảo hoàn thành định mức lao động và khối lượng công việc được giao.
- ý thức tổ chức kỷ luật tốt, không vi phạm các nội quy, qui chế, các qui định của Công ty.
- Có sức khoẻ tốt.
Quy trình tiếp nhận và bổ sung lao động cho công ty
Đối với tổ sản xuất, Phân xưởng: Công ty định biên mỗi tổ sản xuất hiện nay khi đủ công nhân là từ 45 lao động trở lên có mặt thường xuyên (kể cả ban quản lý tổ như tổ trưởng, tổ phó.). Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tình hình trang thiết bị hiện có, thực trạng của tổ nếu thấy thiếu lao động thì các tổ, các phân xưởng, nhà máy xin bổ sung lao động theo trình tự sau:
Tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng lập phiếu xin bổ sung lao động, nói rõ lý do, yêu cầu về số lượng lao động, khả năng chuyên môn cần bổ sung.
Trường hợp có nguồn lao động các tổ sản xuất chưa đủ định biên lao động thì phòng nhân sự cân đối và bố trí lao động về phân xưởng, quản đốc phân xưởng sẽ bố trí về các tổ sản xuất.
Đối với phòng chuyên môn: Căn cứ vào yêu cầu công việc và tình hình lao động hiện có của đơn vị để lập phiếu xin bổ sung lao động, cần nói rõ lý do, yêu cầu bổ sung về số lượng lao động, chất lượng lao động cũng như thời gian cần bổ sung lao động.
Đối với lao động phòng Nhân sự:
+ Nhận phiếu yêu cầu bổ sung của các bộ phận + Tổng hợp nhu cầu lao động của các bộ phận
+ Kiểm tra và cân đối nguồn lực lao động trong công ty.
+ Đề xuất phương án bổ sung, điều động và báo cáo lãnh đạo Công ty quyết định.
+ Sau khi thống nhất, làm thủ tục điều động và ký hợp đồng lao động cho người lao động hoặc cho thực hành tại phân xưởng.
2.2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự của công ty2.2.2.1 Điều kiện tuyển dụng 2.2.2.1 Điều kiện tuyển dụng
Đối với lao động phổ thông vào làm các công việc phụ trợ, công nhân sản xuất thì công ty tuyển dụng ở độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi
Đối với lao động biết nghề và đã qua đào tạo về ngành nghề sản xuất, thi công của công ty thì tuyển dụng ở độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến 35 tuổi.
Đối với nhân viên bảo vệ thì tuyển dụng ở độ tuổi từ 25 tuổi đến 35 tuổi. Tiêu chuẩn về trình độ
Đối với lao động phổ thông, công nhân sản xuất: Trình độ 9/12 trở lên.
Đối với nhân viên bảo vệ: Trình độ văn hóa 12/12, có chứng chỉ vệ sỹ hoặc công an, quân nhân xuất ngũ.
Đối với nhân viên nghiệp vụ: Trình độ cao đẳng, đại học. Tiêu chuẩn sức khỏe
Ứng viên có đủ sức khỏe làm việc ( sức khỏe 1, 2 theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế ) Yêu cầu đối với hồ sơ tuyển dụng
- 1 đơn xin việc
- 1 bản phô tô công chứng chứng minh thư nhân dân - 1 giấy khám sức khỏe
- 1 sơ yếu lý lịch
- 1 bản sao giấy khai sinh
- 1 giấy xác nhận đối tượng chính sách (nếu có) - 1 bản phô tô công chứng sổ hộ khẩu
- Các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có)
2.2.2.2 Căn cứ của tuyển dụng
Việc tuyển dụng người vào các xí nghiệp, cơ quan tổ chức phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Nhu cầu sản xuất và công tác của cơ quan, đơn vị.
- Việc tuyển dụng cán bộ, công nhân viên trong công ty phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế của công ty.
- Công ty sử dụng lao động có trách nhiện xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý lao động phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng lao động.
- Hăng năm công ty sử dụng lao động xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động và tổ chức tuyển dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
2.2.2.3 Nguyên tắc tuyển dụng
Xuất phát từ lợi ích chung của Công ty.
Căn cứ vào khối lượng công việc và yêu cầu cụ thể của công việc qua từng