Vào giai đoạn 20 NSS số chồi cây lúa dao động trong khoảng 218,00 chồi/m2 đến 222,67 chồi/m2, là khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.4). Trong giai đoạn này của quá trình sinh trưởng dinh dưỡng lượng dinh dưỡng dự trữ trong hạt đã cạn kiệt nên cây lúa bén rễ vào đất để hút chất dinh dưỡng để cung cấp cho quá trình tăng trưởng và đẻ nhánh của cây, vì giai đoạn này một số cây lúa đã có lá thứ 5-6, nên đã bắt đầu nhảy chồi. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6.
Giai đoạn 45 NSS đây là giai đoạn cây lúa đạt được số chồi tối đa, số chồi trong giai đoạn này dao động trong khoảng 330,00 chồi/m2 đến 364,00 chồi/m2, là khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Đây là thời điểm cuối của giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, cây lúa bắt đầu hoàn
thiện thân, lá để bắt đầu bước qua giai đoạn sinh sản. Nếu giai đoạn này có số chồi càng nhiều thì số bông sau này có thể càng nhiều, năng suất chắc chắn sẽ tăng lên. Theo Yoshida (1982) sự đâm chồi từ mắc lá thứ 2 trở đi, sự đẻ chồi của lúa không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của giống mà còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như dinh dưỡng, mật độ sạ, chế độ thủy lợi,….
Số chồi giai đoạn 65 NSS biến thiên trong khoảng 300,67 chồi/m2 đến 340 chồi/m2, là khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Số chồi giai đoạn này giảm đi so với giai đoạn 45 ngày sau khi sạ do cây lúa đã trải qua giai đoạn sinh dưỡng sang giai đoạn sinh sản, đây là thời điểm mà cây lúa trổ bông nên hầu như nguồn dinh dưỡng sẽ được tập trung vào nuôi bông nên một số chồi mới mọc sau không đủ dinh dưỡng để tiếp tục sinh trưởng. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cây lúa sinh trưởng trong điều kiện thuận lợi, đầy đủ dinh dưỡng, nước và ánh sáng thì cây sẽ nảy chồi mạnh nhưng trong điều kiện ngược lại như điều kiện bất lợi, gieo sạ quá dày, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng thì mầm chồi sẽ bị thoái hóa đi, lúa sẽ nở bụi kém.
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của biện pháp bón phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ đến số chồi của cây lúa
Nghiệm thức Ngày sau sạ
20 45 65 ĐC 218,00 330,00 300,67 TĐ 220,33 354,67 319,67 TL 218,67 338,67 304,00 TĐL 222,67 364,00 340,67 Mức ý nghĩa ns ns ns CV. (%) 3,1 4,5 5,0
Ghi chú: ĐC: Rơm + Nấm Trichoderma; TĐL: Rơm + Nấm Trichoderma + Phân đạm + Phân lân + Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum + Vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri; TĐ: Rơm + Nấm Trichoderma + Phân đạm + Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum; TL: Rơm + Nấm Trichoderma + Phân lân + Vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri
ns không khác biệt
Nhìn chung, số chồi lúa giữa các nghiêm thức ĐC và 3 nghiệm thức TĐ, TL, TĐL vẫn không có sự khác biệt giữa các giai đoạn do sử dụng cùng một giống lúa và công thức phân. Vi sinh vật phân hủy sử dụng phân hữu cơ để cấu tạo mô, cơ thể nên dẫn đến thất thoát một lượng lớn chất hữu cơ và chỉ khi nào vi sinh vật chết đi thì lượng hữu cơ đó mới được giải phóng cung cấp cho đất (Võ Thị Gương, 2006). Vì thế việc sử dụng phân rơm hữu cơ ủ với nấm và vi sinh vật không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa thời điểm hiện tại mà còn góp phần cải tạo các đặc tính sinh học, lý học, hóa học và nâng cao hàm lượng dinh dưỡng của đất ở các mùa tiếp theo.